Hạ đường huyết là một tình trạng bệnh lý phổ biến, đặc biệt là ở bệnh nhân tiểu đường khi điều trị không đúng cách hoặc không kiểm soát tốt mức đường huyết. Hạ đường huyết có thể dẫn đến những vấn đề nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong bài viết này, hãy cùng Diag tìm hiểu những biến chứng hạ đường huyết và các biện pháp phòng tránh hiệu quả.

Biến chứng bệnh hạ đường huyết có nguy hiểm không?

Hạ đường huyết (Hypoglycemia) là tình trạng mức đường huyết trong cơ thể giảm xuống dưới mức bình thường. Khi điều này xảy ra, các cơ quan và hệ thống trong cơ thể không nhận đủ glucose để hoạt động, gây ra hàng loạt triệu chứng nguy hiểm. Dưới đây là những vấn đề nghiêm trọng mà tụt đường huyết gây ra.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất của hạ đường huyết là gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Khi đường huyết giảm mạnh, cơ thể sẽ giải phóng catecholamine (adrenaline), kích hoạt hệ thống giao cảm – thượng thận. Điều này có thể làm tăng nhịp tim, sức co bóp của cơ tim, và tăng nguy cơ bất thường điện tâm đồ, dẫn đến các vấn đề như kéo dài khoảng QTc (một đoạn trên điện tâm đồ đo thời gian mà hệ thống điện của tim thực hiện một chu kỳ đầy đủ), nhịp nhanh thất và thậm chí là đột tử, đặc biệt ở những bệnh nhân có bệnh tim mạch sẵn có.

Xem thêm: Hạ đường huyết gây tăng huyết áp

biến chứng hạ đường huyết
Tụt đường huyết có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch

Dễ bị ngã ở người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường

Người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao bị ngã do các triệu chứng của hạ đường huyết như run, chóng mặt, và suy giảm nhận thức. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hạ đường huyết có thể làm tăng khả năng ngã, gây chấn thương, khuyết tật, hôn mê, thậm chí tử vong. Việc kiểm soát đường huyết hợp lý là vô cùng quan trọng để giảm nguy cơ ngã cho người cao tuổi.

Xem thêm: Hạ đường huyết sơ sinh

Suy giảm chức năng nhận thức

Não bộ là cơ quan sử dụng glucose nhiều nhất trong cơ thể. Khi mức đường huyết giảm xuống dưới mức an toàn, khả năng thực hiện các nhiệm vụ nhận thức sẽ bị suy giảm rõ rệt. Hạ đường huyết cấp tính có thể ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng tập trung và xử lý thông tin, gây khó khăn trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Hạ đường huyết kéo dài còn có thể dẫn đến tổn thương thần kinh, đặc biệt ở vùng hải mã, một phần của não có vai trò quan trọng trong chức năng nhận thức.

Xem thêm: Hạ đường huyết ban đêm

biến chứng hạ đường huyết
Hậu quả của bệnh hạ đường huyết có thể dẫn đến suy giảm nhận thức, hôn mê

Nguy cơ tử vong cao

Một trong những hệ lụy nghiêm trọng nhất của đường huyết thấp là khả năng tử vong. Theo các nghiên cứu, tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân tiểu đường có hạ đường huyết nghiêm trọng cao hơn gấp 3,4 lần so với người không bị. Những phản ứng điều hòa ngược của cơ thể như tăng tiết glucagon và adrenaline có thể làm tăng khả năng tử vong, đặc biệt là khi hạ đường huyết gây ra các vấn đề như rối loạn nhịp tim và cơn co giật.

Hội chứng “chết trên giường”

Hạ đường huyết cũng có thể là nguyên nhân gây tử vong đột ngột trong hội chứng “chết trên giường” ở bệnh nhân tiểu đường type 1. Mặc dù cơ chế chính xác của hiện tượng này chưa được làm rõ nhưng một số giả thuyết cho rằng nó liên quan đến rối loạn nhịp đập của tim, đặc biệt là kéo dài khoảng QTc, dẫn đến đột tử. Đây là một biến chứng rất nghiêm trọng và cần được lưu ý, đặc biệt với những bệnh nhân tiểu đường trẻ tuổi.

Xem thêm: Hạ đường huyết đột ngột

Nguyên nhân dẫn đến hạ đường huyết

Hạ đường huyết xảy ra khi mức đường huyết giảm quá thấp, không đủ cho các chức năng của cơ thể tiếp tục hoạt động bình thường. Điều này có thể xảy ra vì nhiều lý do, cụ thể:

Quá trình điều hòa đường huyết

Khi ăn, cơ thể sẽ phân giải thức ăn thành glucose, nguồn năng lượng chính của cơ thể. Insulin là hormone do tuyến tụy sản xuất, giúp glucose đi vào các tế bào để chúng có thể sử dụng làm nhiên liệu. Mọi glucose thừa sẽ được lưu trữ trong gan và cơ bắp dưới dạng glycogen.
Nếu bạn không ăn trong một thời gian dài và mức đường huyết giảm xuống, cơ thể sẽ ngừng sản xuất insulin và giải phóng một hormone khác từ tuyến tụy gọi là glucagon. Hormone này sẽ báo hiệu cho gan phân giải glycogen và giải phóng glucose vào máu, giúp duy trì mức đường huyết ổn định cho đến khi bạn ăn lại.
Cơ thể cũng có khả năng tự sản xuất glucose thông qua quá trình gọi là tân tạo glucose, chủ yếu xảy ra ở gan và thận. Khi nhịn ăn lâu, cơ thể có thể sử dụng các kho mỡ như nguồn năng lượng thay thế.

Nguyên nhân hạ đường huyết ở người mắc tiểu đường

Ở người mắc bệnh tiểu đường, cơ thể có thể không sản xuất insulin (tiểu đường type 1) hoặc giảm khả năng phản ứng với insulin (tiểu đường type 2). Điều này dẫn đến tích tụ đường trong máu đạt mức nguy hiểm. Để điều chỉnh tình trạng này, nguoif bệnh có thể phải sử dụng insulin hoặc các loại thuốc khác để giảm đường huyết.
Việc sử dụng quá nhiều insulin hoặc thuốc điều trị tiểu đường có thể làm đường huyết giảm quá mức, gây ra hạ đường huyết. Hạ đường huyết cũng có thể xảy ra nếu bạn ăn ít hơn so với bình thường sau khi đã dùng thuốc hoặc tập thể dục nhiều hơn mức bình thường.

Nguyên nhân hạ đường huyết ở người không mắc tiểu đường

Mặc dù hạ đường huyết ít gặp ở người không mắc tiểu đường nhưng vẫn có thể xảy ra do một số yếu tố:

  • Tác dụng phụ của thuốc: Việc dùng thuốc trong điều trị tiểu đường của người khác hoặc sử dụng một số loại thuốc như quinine có thể gây hạ đường huyết.
  • Uống rượu quá mức: Uống rượu nhiều mà không ăn có thể ngăn gan giải phóng glucose từ glycogen vào máu, dẫn đến hạ đường huyết.
  • Các bệnh lý nghiêm trọng: Các bệnh gan nặng như xơ gan hoặc viêm gan nặng, nhiễm trùng, bệnh thận hoặc bệnh tim nặng có thể gây hạ đường huyết. Rối loạn thận cũng có thể khiến cơ thể không đào thải thuốc đúng cách, dẫn đến tích tụ thuốc làm giảm đường huyết.
  • Thiếu dinh dưỡng lâu dài: Hạ đường huyết có thể xảy ra khi cơ thể thiếu chất hoặc đói trong thời gian dài khi các kho glycogen cần thiết để sản xuất glucose đã bị sử dụng hết.
  • Sự sản xuất insulin quá mức: Các u insulin (insulinoma), u hiếm gặp ở tuyến tụy, có thể khiến cơ thể sản xuất quá nhiều insulin, dẫn đến hạ đường huyết. Các u khác hoặc các tế bào bất thường trong tuyến tụy cũng có thể gây ra sự sản xuất insulin quá mức.
  • Thiếu hormone: Sự thiếu hụt các hormone, đặc biệt là các hormone liên quan đến tuyến thượng thận và tuyến yên, có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất hoặc chuyển hóa glucose. Thiếu hormone tăng trưởng có thể dẫn đến hạ đường huyết ở trẻ em.

Kiểm tra đường huyết chỉ 159k

  • Kiểm tra 3 chỉ số đường huyết và tầm soát tiểu đường.
  • Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.

GỌI LẠI CHO TÔITìm chi nhánh

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Hạ đường huyết sau bữa ăn

Tụt đường huyết cũng có thể xảy ra ngay sau bữa ăn. Tình trạng này được gọi là hạ đường huyết phản ứng hoặc hạ đường huyết sau bữa ăn. Nguyên nhân chính xác của tình trạng này vẫn chưa rõ ràng, nhưng nó thường thấy ở những người đã trải qua các phẫu thuật ảnh hưởng đến chức năng bình thường của dạ dày. Các phẫu thuật khác về hệ tiêu hóa cũng có thể dẫn đến hạ đường huyết sau bữa ăn.

Xem thêm: Hạ đường huyết sau ăn

biến chứng hạ đường huyết
Nhiều trường hợp giảm đường huyết sau bữa ăn vẫn chưa được xác định rõ ràng

Biện pháp phòng tránh tụt đường huyết

Để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm của hạ đường huyết, việc kiểm soát mức đường huyết là rất quan trọng. Các biện pháp phòng tránh bao gồm:

  • Kiểm tra đường huyết thường xuyên: Kiểm tra mức đường huyết trước và sau các bữa ăn, trước khi đi ngủ, và trong trường hợp thay đổi thuốc hoặc chế độ ăn uống.
  • Ăn uống đầy đủ và đúng giờ: Đảm bảo bữa ăn cân bằng và đủ dinh dưỡng, tránh bỏ bữa hoặc ăn quá ít.
  • Tập luyện thể dục hợp lý: Vận động thường xuyên giúp duy trì mức đường huyết ổn định, nhưng cần tránh tập luyện quá sức.
  • Sử dụng thuốc điều trị bệnh hợp lý: Các thuốc dùng điều trị tiểu đường, đặc biệt là insulin và sulphonylurea, cần được điều chỉnh sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe của mỗi bệnh nhân.

Bên cạnh việc kiểm tra đường huyết tại nhà, bạn có thể đến các cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm và các thăm khám cần thiết. Trung tâm y khoa Diag là đơn vị đi đầu trong dịch vụ xét nghiệm đường huyết nhanh chóng, chuẩn xác. Bên cạnh việc rút ngắn thời gian di chuyển và chờ kết quả, khách hàng còn có thể nhận tư vấn miễn phì qua Zalo/số điện thoại của đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao của trung tâm. Nhanh tay đăng ký để được tư vấn tại:

Lời kết

Hạ đường huyết là một vấn đề nghiêm trọng đối với bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt khi không được kiểm soát tốt. Các biến chứng hạ đường huyết có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng. Vì vậy, việc nhận thức đầy đủ về các nguy cơ và thực hiện các biện pháp phòng ngừa là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bản thân. Nếu bạn hoặc người thân gặp phải tình trạng hạ đường huyết, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị và kiểm soát hiệu quả nhất.

 

Xem thêm: Hạ đường huyết và hạ canxi