Bảng chuyển đổi đường huyết là gì?
Bảng chuyển đổi đường huyết là công cụ hữu ích giúp bạn chuyển đổi giữa hai đơn vị đo mức độ đường huyết phổ biến: milimol trên lít (mmol/L) và miligam trên decilit (mg/dL). Mặc dù cả hai đơn vị này đều đo nồng độ đường trong máu, nhưng chúng được sử dụng ở những khu vực khác nhau nên việc biết cách quy đổi chúng là rất quan trọng.
Bảng chuyển đổi chỉ số đường huyết giúp bạn dễ dàng đối chiếu và hiểu rõ kết quả đo của mình, nhất là khi sử dụng các thiết bị như máy đo đường huyết (Blood Glucose Meter – BGM) hoặc máy đo đường huyết liên tục (CGM). Thông qua bảng này, bạn sẽ có thể có những điều chỉnh phù hợp để kiểm soát đường huyết, khả năng chuyển hóa năng lượng với chế độ ăn uống và lối sống
Bảng chuyển đổi đơn vị đo đường huyết
Xét nghiệm A1C | Ước lượng glucose máu trung bình (eAG) | |
% | mg/dL | mmol/L |
6 | 126 | 7 |
6,5 | 140 | 7,8 |
7 | 154 | 8,6 |
7,5 | 169 | 9,4 |
8 | 183 | 10,1 |
8,5 | 197 | 10,9 |
9 | 212 | 11,8 |
9,5 | 226 | 12,6 |
10 | 240 | 13,4 |
Nguồn: Hiệp hội Tiểu đường Mỹ (ADA)
Xem thêm: Đường huyết bình thường
Hướng dẫn cách đổi chỉ số đường huyết
Để giúp bạn hiểu và sử dụng bảng chuyển đổi chỉ số đường huyết một cách chính xác, dưới đây là hướng dẫn cụ thể về cách quy đổi chỉ số đường huyết giữa các đơn vị đo.
Sự khác biệt giữa mmol/L và mg/dL
Việc hiểu sự khác biệt giữa hai đơn vị đo đường huyết mmol/L và mg/dL sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc sử dụng bảng chuyển đổi. Mỗi đơn vị đo này có một cách tính toán riêng biệt và được sử dụng ở những nơi khác nhau.
- mmol/L (millimoles per liter): Đo nồng độ đường trong máu theo số lượng phân tử glucose trong một lít máu. Đây là đơn vị được sử dụng phổ biến ở các quốc gia như Anh, Úc và các nước Châu Âu.
- mg/dL (milligrams per deciliter): Đo nồng độ glucose trong máu theo trọng lượng của glucose trong một decilit máu. Đây là đơn vị phổ biến ở các quốc gia như Mỹ và Canada.
Mặc dù hai đơn vị này có cách đo khác nhau, nhưng bạn có thể dễ dàng chuyển đổi giữa chúng để hiểu rõ hơn về mức độ đường huyết của mình.
Cách đổi đường huyết từ mg/dL sang mmol/L
Công thức quy đổi từ mg/dL sang mmol/L:
1 mg/dL = 1/18 mmol/L
Để chuyển đổi chỉ số đường huyết từ mg/dL sang mmol/L, bạn chỉ cần nhân giá trị mg/dL với 0.0555.
Ví dụ: Nếu bạn có mức đường huyết là 105 mg/dL, công thức sẽ là:
105 x 0.0555 = 5.77 mmol/L
=> Chỉ số này cho thấy bạn đang nằm trong phạm vi tiền tiểu đường.
Cách đổi đường huyết từ mmol/L sang mg/dL
Công thức quy đổi chỉ số đường huyết từ mmol/L sang mg/dL:
1 mmol/L = 18 mg/dL
Để chuyển từ mmol/L sang mg/dL, bạn chỉ cần nhân giá trị mmol/L với 18.
Ví dụ: Nếu bạn đo được mức đường huyết là 4 mmol/L, công thức sẽ là:
4 x 18 = 72 mg/dL
=> Chỉ số này nằm trong phạm vi bình thường cho người không mắc bệnh tiểu đường.
Xem thêm: Bảng chỉ số đường huyết chuẩn
Các mức đường huyết đáng lưu ý
Việc theo dõi và kiểm soát đường huyết rất quan trọng trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh tiểu đường, cũng như giảm nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng của bệnh như bệnh tim mạch, đột quỵ, suy thận và tổn thương thần kinh. Khi mức đường huyết của bạn vượt quá các mức bình thường, bạn cần thảo luận với bác sĩ để điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể dục thể thao hoặc thuốc điều trị phù hợp. Dưới đây là các giá trị mức đường huyết đáng lưu ý mà bạn cần chú ý để kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe của mình:
- Chỉ số đường huyết bình thường:
- Đường huyết lúc đói: 3,9 đến 5,4 mmol/L (70 – 99 mg/dL).
- Đường huyết sau bữa ăn (2 giờ): Dưới 7,8 mmol/L (140 mg/dL).
- Mức đường huyết tiền đái tháo đường:
- Đường huyết lúc đói: 5,5 đến 6,9 mmol/L (100 – 125 mg/dL).
- Đường huyết sau khi uống dung dịch glucose (OGTT): 7,8 – 11,0 mmol/L (140 – 199 mg/dL).
- Mức đường huyết của người bệnh tiểu đường:
- Đường huyết lúc đói: 7,0 mmol/L (126 mg/dL) hoặc cao hơn.
- Đường huyết sau khi uống dung dịch glucose (OGTT): 11,1 mmol/L (200 mg/dL) hoặc cao hơn.
- Đường huyết ngẫu nhiên (khi có triệu chứng của tiểu đường): 11,1 mmol/L (200 mg/dL) hoặc cao hơn.
- Hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết nghiêm trọng:
- Hạ đường huyết: Dưới 3,9 mmol/L (70 mg/dL) có thể gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, run tay, hoa mắt…
- Tăng đường huyết: Trên 13,9 mmol/L (250 mg/dL) có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm toan ceton do tiểu đường hoặc hôn mê.
Lưu ý:
- Chỉ số tham chiếu có thể thay đổi tùy theo phòng xét nghiệm và chỉ có giá trị tham khảo.
- Phạm vi tham chiếu trên kết quả xét nghiệm tại Diag thay đổi dựa trên dữ liệu khoa học mới nhất và có thể không khớp hoàn toàn với bài viết này trong một số ít trường hợp website chưa kịp cập nhật.
Xem thêm: Chỉ số tải đường huyết là gì?
Lưu ý khi sử dụng bảng chuyển đổi đường huyết trong máu
Khi sử dụng bảng chuyển đổi đường huyết, có một số điều quan trọng cần lưu ý để đảm bảo kết quả đo là chính xác và bạn có thể quản lý mức đường huyết hiệu quả:
- Đo đường huyết đúng cách: Đảm bảo rằng bạn luôn đo lượng đường đúng thời gian và theo đúng hướng dẫn sử dụng thiết bị.
- Chú ý đến các yếu tố tác động: Độ chính xác của chỉ số đường huyết có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như cách thức đo, thời điểm đo (lúc đói hay sau ăn), stress, tuổi tác hoạt động thể chất, chế độ ăn uống, chăm sóc sức khỏe, thói quen uống rượu, thuốc sử dụng điều trị bệnh. Các thiết bị đo đường huyết cũng có thể bị sai lệch nếu không được bảo quản đúng cách, hoặc nếu lấy mẫu máu không đúng kỹ thuật. Ngoài ra, yếu tố môi trường như nhiệt độ và độ ẩm cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào về mức đường huyết của mình, hãy trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để nhận lời khuyên phù hợp.
Nếu bạn đang lo lắng về tình trạng đường trong máu của mình, hãy đến ngay trung tâm y khoa Diag để đường tư vấn và thực hiện các thăm khám phù hợp. Trung tâm có hơn 35 chi nhánh phân bố rộng khắp Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành khác, bạn có thể đến chi nhánh gần nhất để thực hiện xét nghiệm. Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, cơ sở vật chất hiện đại sẽ mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất dành cho khách hàng.
Kiểm tra đường huyết chỉ 159k
- Kiểm tra 3 chỉ số đường huyết và tầm soát tiểu đường.
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Lời kết
Bảng chuyển đổi đường huyết là công cụ hữu ích giúp bạn theo dõi và quản lý mức đường huyết của mình một cách hiệu quả. Việc hiểu cách chuyển đổi giữa các đơn vị đo và biết được mức đường huyết của mình đang ở đâu sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng sức khỏe của mình tốt hơn. Hãy sử dụng bảng chuyển đổi một cách hợp lý và tham khảo ý kiến chuyên gia để có những điều chỉnh thích hợp cho sức khỏe của bạn.
Xem thêm: Ổn định đường huyết