Table of Contents
Xét nghiệm IgM là một trong những xét nghiệm máu phổ biến. Dựa vào chỉ số IgM các bác sĩ có thể biết được các bệnh lý người bệnh có thể mắc phải, từ đó đưa ra liệu trình điều trị phù hợp. Dưới đây là những thông tin liên quan đến xét nghiệm này.
1. Xét Nghiệm IgM Là Gì?
Protein IgM là một loại kháng thể được tạo thành bởi hệ miễn dịch khi gặp phải tác nhân gây bệnh ở một số bệnh lý. IgM thường tồn tại ở dạng pentamer với 5 globulin miễn dịch tạo thành.
Đối với những nhiễm trùng mới khi xét nghiệm sẽ thấy IgM xuất hiện trong huyết thanh, còn nếu xuất hiện chỉ số IgG chứng tỏ tình trạng nhiễm trùng cũ. Điều này đã được Y học xác nhận IgM chính là kháng nguyên xuất hiện đầu tiên với những kích thích mang tính kháng nguyên.
Thực hiện xét nghiệm IgM trong máu giúp chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý như:
- Bệnh Rubella
- Bệnh Lupus ban đỏ
- Bệnh sốt rét
- Bệnh viêm khớp dạng thấp
- Trypanosomiasis
- Đại globulin niệu Waldenstrom
- Các bệnh lý gây thiếu hụt kháng thể như: bệnh bạch hầu nguyên bào lympho mạn, bệnh rối loạn hon sinh lympho bào, bệnh không có gamma globulin máu.
2. Khi Nào Nên Xét Nghiệm IgM?
IgM không phải là xét nghiệm được thực hiện tùy thích. Xét nghiệm này chỉ được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Hầu hết các trường hợp bệnh nhân có triệu chứng liên quan đến hon IgM hoặc bệnh thiếu hụt IgM sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm này.
3. Ý Nghĩa Của Xét Nghiệm IgM
Ý nghĩa lâm sàng của IgM
Xét nghiệm IgM đóng vai trò quan trọng đối với các bệnh về hon IgM và bệnh thiếu hụt IgM. Các kháng thể IgM thường xuất hiện trong quá trình nhiễm bệnh, chúng sẽ xuất hiện trở lại sau một thời gian nhưng có mức độ thấp hơn khi tiếp xúc với kháng nguyên tương tự. Ngoài ra, IgM không có khả năng đi qua nhau thai người. Nhờ đó mang đến nhiều lợi ích trong việc chẩn đoán các bệnh truyền nhiễm. Khi thực hiện xét nghiệm IgM nếu thấy chúng xuất hiện trong huyết thanh thì chứng tỏ người bệnh mới nhiễm trùng. Đặc biệt, khi IgM xuất hiện trong huyết thanh của trẻ sơ sinh thì chứng tỏ sự nhiễm trùng xuất hiện trong tử cung.
Ý nghĩa xét nghiệm IgG và IgM trong sốt xuất huyết
IgM và IgG là hai chỉ số quan trọng để chẩn đoán sốt xuất huyết. Tuy nhiên, các bác sĩ thường xét nghiệm kết hợp kháng nguyên Dengue NS1 và các kháng thể IgM, IgG để có kết quả chẩn đoán chính xác, đồng thời hỗ trợ phát hiện loại huyết thanh do virus Dengue gây ra.
- Kháng thể IgM và kháng nguyên Dengue sẽ giúp bác sĩ phát hiện lần sốt này có phải là do virus Dengue gây ra hay không.
- Kháng thể IgG giúp xác định trong thời gian gần bệnh nhân có bị sốt như vậy hay không. Nếu IgG dương tính có nghĩa là bệnh nhân đang bị sốt virus Dengue lần thứ phát.
IgM và IgG được coi là những xét nghiệm sốt xuất huyết quan trọng. Hỗ trợ tốt trong việc chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết hiện nay.
Xét nghiệm Rubella IgM và IgG dương tính nghĩa là gì?
Xét nghiệm Rubella có kết quả IgM và IgG dương tính là trường hợp hiếm gặp. Trong trường hợp này phản ánh IgM không đặc hiệu hoặc do tình trạng dương tính giả. Thai phụ cần thực hiện lại xét nghiệm thêm 1-2 lần nữa. Nếu kết quả không thay đổi thì thai phụ có thể hoàn toàn yên tâm. Trường hợp IgM âm tính còn IgG dương tính thì mới có thể kết luận thai phụ bị nhiễm Rubella trong thai kỳ.
4. Kết Quả Xét Nghiệm IgM Nói Lên Điều Gì?
4.1 Chỉ số IgM tăng trong huyết thanh
Chỉ số IgM tăng trong huyết thanh chứng tỏ là nhiễm trùng mới, người bệnh bị nhiễm trùng trong thời gian gân đây. Ngoài ra, khi IgM tăng cao cũng có thể do một số bệnh lý khác gây nên:
+ Bệnh lý đơn dòng
Các bệnh lý đơn dòng có thể gặp như: U lympho, bệnh tăng macroglobulin máu của Waldenstrom, đau tủy xương, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, bệnh tăng macroglobulin máu của Waldenstrom, Bệnh lowowxxemi mạn tế bào lympho, hội chứng Schnitzler,….
+ Bệnh lý đa dòng
Bệnh lý đa dòng có thể gặp phải như bệnh gan, hội chứng thận hư thứ phát hoặc hội chứng tăng IgM.
+ Do nhiễm trùng mạn tính
Sốt rét, các nhiễm trùng do nấm, tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng, bệnh do Bartonella, nhiễm actinomyces,…
Khi IgM xuất hiện trong huyết thanh của trẻ sơ sinh chứng tỏ nhiễm trùng có trong tử cung, cần kiểm tra sức khỏe của các cơ quan khác trong cơ thể có bị ảnh hưởng hay không.
4.2 Chỉ số IgM giảm trong huyết thanh
Khi chỉ số IgM trong huyết thanh giảm, cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như:
+ Bệnh đa u tủy xương không phải IgM
+ U tùy IgG và IgA
+ Hội chứng mất protein
+ Không có gamma globulin máu
+ Trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ
+ Bệnh bạch cầu nguyên bào lympho mạn
Chỉ số IgM tăng hoặc giảm trong huyết thanh mang đến nhiều giá trị trong việc chẩn đoán và theo dõi điều trị. Thông thường nồng độ IgM sẽ tăng dần trong cơ thể và đạt đỉnh điểm sau khoảng 7-10 ngày nhiễm trùng. Sau đó chúng sẽ giảm dần trong vài tuần.
5. Xét Nghiệm IgM Ở Đâu?
IgM là xét nghiệm được bác sĩ chỉ định trong trường hợp bệnh nhân có triệu chứng liên quan đến hon IgM hoặc thiếu hụt IgM. Xét nghiệm IgM có thể được thực hiện riêng lẻ hoặc thực hiện xét nghiệm huyết thanh học (IgM/IgG) tùy thuộc vào tình trạng bệnh.
Vì là một dạng xét nghiệm máu nên bạn hãy chọn những cơ sở y khoa uy tín với trang thiết bị hiện đại và y bác sĩ tay nghề cao. Để đảm bảo an toàn khi lấy máu cũng như đem đến kết quả chính xác nhất.
Diag là một trong những địa chỉ xét nghiệm và chẩn đoán y khoa hàng đầu được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Trong đó, xét nghiệm IgM được thực hiện nhanh chóng, an toàn và đảm bảo kết quả chính xác giúp bạn hoàn toàn yên tâm. Để đặt lịch khám và xét nghiệm nhanh nhất vui lòng liên hệ hotline 19001717 nhé.
Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền, không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, vui lòng gặp nhân viên y tế phù hợp để được tư vấn.