Viêm khớp thái dương hàm là mặc dù không phải là bệnh lý quá nghiêm trọng, nhưng nếu người bệnh chủ quan không điều trị sớm sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra những biến chứng như thủng đĩa khớp, giãn cơ, khó khăn trong việc cử động hàm… Vì vậy, tìm hiểu thông tin liên quan đến bệnh lý này, đặc biệt là dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe tối ưu nhất.
Viêm Khớp Thái Dương Hàm Là Gì?
Bên trong hộp sọ, mặt có chứa một khớp động có tên là khớp thái dương hàm. Đây là khớp nằm gần tai, kết hợp cùng hệ thống dâu chằng liên quan, đảm nhiệm chức năng đóng mở hàm, giúp cho những hoạt động nhai, nuốt, ăn uống thức ăn hàng ngày được thuận lợi.
Trên thực tế, khớp thái dương hàm bao gồm diện khớp xương hàm ở dưới và ở thái dương, được bao bọc nhờ vào một lớp sụn, đồng thời được ngăn cách với nhau bởi đĩa đệm đảm bảo cho sự chuyển động của các khớp diễn ra một cách trơn tru và linh hoạt nhất.
Bệnh viêm khớp thái dương hàm còn được gọi là bệnh đau quai hàm, là một bệnh lý khá phổ biến, đây là tình trạng mất mất cân bằng và co thắt xảy ra ở khớp nối giữa xương hàm dưới và xương sọ.
Bệnh xảy ra đồng nghĩa với việc cơ xương hàm bị suy giảm chức năng, gây ra những cơn đau cơ thắt theo chu kỳ, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh, đặc biệt là trong vấn đề ăn uống. Có những trường hợp, khi nhai thức ăn sẽ phát ra tiếng kêu lục cục và việc há miệng cũng bị hạn chế.
Theo các nghiên cứu và thống kê, bệnh viêm khớp thái dương hàm có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Nhưng những trường hợp dễ mắc bệnh chủ yếu là phụ nữ đang ở độ tuổi dậy thì và tiền mãn kinh do những thay đổi của nội tiết tố sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Mặc dù viêm khớp thái dương hàm là một bệnh lý không đe dọa đến tính mạng người bệnh, nhưng việc phát hiện và điều trị bệnh sớm là yếu tố quan trọng, giúp bác sĩ kịp thời ngăn chặn tiến triển nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ nếu xảy ra biến chứng như đau khớp thái dương hàm, mỏi, sưng mặt, chóng mặt, ù tai, đau đầu…
Nguyên Nhân Gây Viêm Khớp Thái Dương Hàm
Ảnh hưởng từ bệnh xương khớp: Bệnh viêm khớp thái dương hàm xảy ra, có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng đa phần các trường hợp mắc bệnh đều có liên quan đến các bệnh lý cơ xương khớp điển hình như viêm khớp dạng thấp, thoái hoá khớp, khớp bị nhiễm khuẩn…
Trong đó, tỷ lệ mắc bệnh do viêm khớp dạng thấp chiếm đến 50% trường hợp bệnh nhân bị viêm khớp thái dương hàm.
Chấn thương do tai nạn: Khi gặp chấn thương trong các môn vận động thể thao, bị tai nạn giao thông, tai nạn lao động… cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đau quai hàm.
Thói quen sinh hoạt không tốt: Có một số bệnh nhân ngày thường có thói quen sinh hoạt tác động xấu đến răng hàm mặt như tật nghiến răng khi ngủ, siết hàm, cắn vật cứng, cắn móng tay, nhai kẹo cao su, há miệng đột ngột… sẽ tạo ra áp lực lớn tác động đến thái dương hàm, đồng thời khiến cho cơ hàm phải hoạt động quá sức, trong một thời gian kéo dài như vậy sẽ làm tăng nguy cơ chệch khớp và mắc bệnh.
Tác dụng phụ khi tiểu phẫu nha khoa: Khi can thiệp phẫu thuật nha khoa như nhổ răng, chỉnh răng, niềng răng cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Những nguyên nhân viêm khớp thái dương hàm khác: Tình trạng răng mọc chen chúc, bị lệch, yếu tố di truyền, bị stress, sang chấn tâm lý cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh.
Dấu Hiệu Nhận Biết Viêm Khớp Thái Dương Hàm
Khi bị viêm khớp thái dương hàm, có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên mặt. Ở giai đoạn đầu, người bệnh chỉ có cảm giác đau nhẹ, nhưng khi bệnh tiến triển nghiêm trọng thì cơn đau sẽ tăng dần. Người bệnh cần chú ý biểu hiện của cơ thể để sớm nhận biết dấu hiệu bệnh viêm khớp thái dương hàm như sau:
Bị đau nhức dữ dội ở hàm: Người bệnh sẽ có cảm giác bị khó chịu, đau nhức xảy ra ở một hoặc hai bên khớp thái dương hàm. Cơn đau này thường sẽ bắt đầu gia tăng với mức độ nghiêm trọng khi người bệnh nói chuyện, nhai, nuốt thức ăn. Nhất là khi vùng hạch ở cổ xuất hiện và sưng to thì cơn đau sẽ càng thêm dữ dội ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.
Khó khăn khi cử động khớp hàm: Nếu bệnh bắt đầu tiến triển nặng hơn thì những cơn đau sẽ xuất hiện với tần suất dày đặc, khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong việc cử động khớp xương hàm, thậm chí là không thể cử động được. Có những trường hợp, khi đóng mở hàm sẽ nghe thấy âm thanh lạo xạo, lục cục phát ra.
Cơ nhai bị phì đại, mặt bị biến dạng: Nếu như hạch ở cổ bị nổi lên và phát triển to sẽ khiến cho người bệnh gặp tình trạng cơ nhai bị phì đại, vùng hàm sưng to khiến cho khuôn mặt trở nên biến dạng, mất đi tính cân đối. Bên cạnh đó, những hoạt động của cơ mặt như nói chuyện, nhai cũng gặp nhiều khó khăn và bất tiện.
Một số triệu chứng khác: Người bệnh không chỉ gặp những triệu chứng điển hình trên mà có những trường hợp còn bị ù tai, hoa mắt, đau đầu, chóng mặt, nóng sốt cả ngày, tình trạng này sẽ nghiêm trọng hơn khi hạch ở cổ nổi to lên.
Tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm khớp thái dương hàm mà những triệu chứng biểu hiện trên cơ thể người bệnh sẽ có sự khác nhau. Để có thể biết được chính xác tình trạng bệnh, khi có những dấu hiệu nghi ngờ, bệnh nhân nên đến bệnh viện để được chẩn đoán viêm khớp thái dương hàm và điều trị với phương pháp hiệu quả nhất.
Chẩn Đoán Viêm Khớp Thái Dương Hàm
Chẩn đoán viêm khớp thái dương hàm ở đâu? Để chẩn đoán bệnh viêm khớp xương hàm, người bệnh nên đến những bệnh viện, trung tâm y tế uy tín để được tư vấn và xác định tình trạng bệnh kỹ lưỡng nhất, từ đó giúp bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị và lời khuyên chăm sóc sức khỏe tại nhà cho bệnh nhân để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh.
Nếu bệnh nhân cần tư vấn, giải đáp thêm thông tin, đặt lịch hẹn trực tiếp có thể gọi đến hotline 19001717 – Diag là trung tâm xét nghiệm chẩn đoán y khoa uy tín tại Tp. HCM để được tư vấn một cách nhanh chóng và cụ thể nhất.
Những phương pháp chẩn đoán bệnh viêm khớp thái dương hàm được áp dụng hiện nay bao gồm:
Đầu tiên, bác sĩ sẽ khám lâm sàng dựa vào những thông tin mà bệnh nhân cung cấp, đồng thời quan sát biểu hiện của bệnh như sau:
- Khai thác những thông tin liên quan đến tiền sử bệnh, triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải, những thói quen hằng ngày của người bệnh.
- Khám và quan sát hoạt động của cơ hàm khi bác sĩ yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số động tác như há miệng, khép miệng…
- Kiểm tra các khu vực xung quanh hàm như tình trạng hạch ở cổ, giúp bác sĩ có thể xác định được vị trí đau và khó chịu trên cơ thể bệnh nhân.
Sau khi căn cứ vào kết quả kiểm tra lâm sàng, trong trường hợp bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị viêm khớp thái dương hàm sẽ cần tiến hành thêm những xét nghiệm lâm sàng để có thể xác định được tình trạng bệnh như sau:
- Chụp X quang: Đây là phương pháp giúp bác sĩ có thể khảo sát được khớp thái dương hàm thông qua hình ảnh trên phim chụp, hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý liên quan đến bệnh răng hàm mặt và kiểm tra được những tổn thương răng hàm nếu có.
- Một số trường hợp nghi ngờ, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân cần tiến hành chụp CT để có thể quan sát hình ảnh một cách chi tiết nhất của xương hàm thái dương, đem lại giá trị cao trong chẩn đoán bệnh lý.
- Trong trường hợp nghi ngờ có những tổn thương liên quan đến mô mềm quanh khớp và đĩa sụn, bệnh nhân cần phải chụp MRI dưới sự chỉ định của bác sĩ.
- Nội soi cũng là một phương pháp được áp dụng trong chẩn đoán viêm khớp thái dương hàm sẽ được bác sĩ xem xét áp dụng tùy theo trường hợp cụ thể.
Bệnh Viêm Khớp Thái Dương Hàm Nguy Hiểm Như Thế Nào?
Nếu như bệnh viêm khớp thái dương hàm được chẩn đoán và điều trị ngay từ giai đoạn sớm thì đây không phải là vấn đề nghiêm trọng, vì bệnh có thể chữa khỏi sau một thời gian ngắn. Nhưng thời gian hồi phục sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa của người bệnh, thời gian mắc bệnh và phương pháp điều trị như sau:
Trong trường hợp nhẹ: Bệnh viêm khớp thái dương hàm ở mức độ nhẹ, bệnh nhân đáp ứng tốt quá trình điều trị thì chỉ khoảng từ 3 – 5 ngày, hoặc có thể là 1 tuần thì bệnh nhân hầu như cải thiện hoàn toàn triệu chứng và không bị tái phát sau điều trị.
Trong trường hợp nặng, nhưng nếu được chữa trị kịp thời nếu thời gian mắc bệnh chỉ trong vòng 1 tháng trở lại thì khả năng phục hồi vẫn còn khá tốt, gần như là 100% nếu tuân thủ tốt điều trị.
Nếu như bệnh phát hiện muộn hơn nữa, thời gian mắc bệnh < 6 tháng, thì tỷ lệ thành công sẽ giảm xuống còn khoảng 90%.
Nếu như bệnh được phát hiện và chữa trị muộn, khi thời gian mắc bệnh > 6 tháng thì khả năng thành công sẽ tiếp tục giảm chỉ còn ở mức từ 70 -80%.
Khi người bệnh chủ quan, nghỉ đau cơ hàm chỉ là vấn đề nhẹ sẽ tự khỏi mà không chịu đến bệnh viện để chẩn đoán và điều trị sớm thì có khả năng sẽ phải sống chung với bệnh cả đời.
Bên cạnh đó, mặc dù bệnh không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại gây ra bất tiện trong sinh hoạt, ảnh hưởng đến sức khoẻ như:
- Khi cơn đau kéo dài, nhất là vào buổi tối sẽ làm tăng nguy cơ rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, khiến người bệnh mệt mỏi, kiệt sức, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc.
- Nếu không được điều trị sớm, theo các chuyên gia bệnh có thể gây suy dinh dưỡng do người bệnh khó khăn trong việc cử động hàm để nhai thức ăn.
- Vì vị trí đặc biệt của khớp thái dương nằm dưới tai, nên nếu tình trạng bệnh kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến tai như ù tai, thính giác suy giảm, thậm chí có thể gây điếc, cũng có thể làm tăng nguy cơ khiến cho tầm nhìn bị tổn thương, gây ra những vấn đề về hàm như trật khớp, khóa hàm, hàm bị kẹt vĩnh viễn.
- Nếu bệnh nhân tự ý điều trị, hoặc điều trị không đúng cách có thể gây biến chứng giãn khớp, thủng đĩa khớp, xơ cứng khớp khiến bệnh nhân khó khăn khi há miệng hoặc gây phá huỷ đầu xương…
Như vậy, bệnh viêm khớp thái dương hàm là một bệnh lý nếu được điều trị sớm sẽ không gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ. Nhưng ngược lại, nếu bệnh nhân có tâm lý chủ quan, nghĩ đây là vấn đề không nghiêm trọng, kéo dài thời gian đến bệnh viện thăm khám và điều trị sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm, làm suy giảm sức khỏe, tinh thần và chất lượng cuộc sống.
Để tham khảo về các nhóm xét nghiệm và bảng giá, quý khách vui lòng truy cập Tại Đây.
Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền, không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, vui lòng gặp nhân viên y tế phù hợp để được tư vấn.