Trở lại

Tim Mạch Vành Là Bệnh Gì Và Gây Ảnh Hưởng Đến Sức Khoẻ Như Thế Nào?

Bệnh tim mạch vành là một căn bệnh nguy hiểm, nó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng đời sống của người bệnh mà còn gây ra những biến chứng đe dọa đến tính mạng. Hiểu rõ bệnh tim mạch vành và có biện pháp phòng ngừa trước căn bệnh này là một cách để chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân và những người thân yêu tránh xa những hậu quả mà bệnh tim mạch vành gây ra.

Bệnh Tim Mạch Vành Là Gì?

Về cơ bản khi tìm hiểu về cơ thể người chúng ta cũng nắm được tim là bộ phận có chức năng cực kỳ quan trọng điều khiển mọi hoạt động sống của cơ thể. Nhưng còn tim mạch vành là bệnh gì thì vẫn là một khái niệm khá mơ hồ đối với nhiều người.

Để tìm hiểu kỹ hơn về bệnh tim mạch vành. Trước tiên chúng ta cần nắm rõ mạch vành là gì?

y4KRdFo911DJUOId7ipFb75y9kODlvtTlPUTp9DXNY6Hu1sUn04oI96PWWO3jGP1OZi9DdQaswirC3wd_1611287990.jpg
Bệnh tim mạch vành là gì?

Đối với cơ thể người khỏe mạnh, mỗi trái tim sẽ có hai động mạch vành thường gọi là động mạch vành trái và động mạch vành phải. Động mạch vành có chức năng quan trọng, làm nhiệm vụ nuôi dưỡng tim. Từ những nhánh lớn của động mạch sẽ tiếp tục chia ra thành những nhánh nhỏ mang máu từ động mạch chủ di chuyển đến cấu trúc trên bề mặt tim để cung cấp máu giàu khí oxy nuôi tim.

Khi người bị bệnh mạch vành sẽ xuất hiện những mảng bám trên thành mạch khiến lòng mạch vành bị thu hẹp lại khiến lượng máu đến nuôi tim cũng bị sụt giảm hoặc tắt nghẽn. Khi này tim không đủ dưỡng khí để hoạt động bình thường sẽ khiến các cơ quan khác gặp vấn đề. Gây ra hiện tượng dễ nhận biết nhất là đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim hoặc nặng hơn gây tổn thương vĩnh viễn đối với tim. Bệnh mạch tim có một tên gọi dễ hiểu hơn là bệnh tim hay bệnh tim thiếu máu.

Triệu Chứng Của Tim Mạch Vành

0LnnFdy7p5fskUiM4DkgtG7SC3ByCvsY50CCDFLn9j6mdBozYYoooF5bwDqH9ZIjOcg5Ginw0I5LM70r_1611288092.jpg
Tim đập nhanh là dấu hiệu của bệnh tim mạch vành

Triệu chứng của tim mạch vành xuất hiện sớm nhất chính là cơn đau thắt ngực. Ban đầu cơn đau chỉ xuất hiện thoáng qua thường diễn ra trong khoảng 10 – 15 giây khiến người bệnh có cảm giác khó thở, bị đè ép trong lòng ngực. Về sau vùng đau sẽ lan dần ra xương ức, giữa ngực, và từ vùng bả vai bên trái xuống tới vị trí của tim. Có những trường hợp cơn đau kéo dài đến 15 phút mới chấm dứt.

Ngoài cơn đau thắt lồng ngực người mắc bệnh tim mạch vành còn xuất hiện những triệu chứng khác như:

  • Có cảm giác hồi hộp bị hụt hơi nhất là khi tập thể dục hoặc vận động kéo dài.
  • Tim đập nhanh hoặc không đều đánh trống lồng ngực.
  • Ngoài việc hụt hơi còn thường xuyên thấy khó thở, buồn nôn.
  • Dễ bị chóng mặt, cả người choáng váng đứng không vững, hoảng hốt.
  • Đồ mồ hôi, có cảm giác ớn lạnh.

Nguyên Nhân Của Bệnh Tim Mạch Vành

EfpfUsCIHjDtAEYAujx3ZWqWQMBJH8eCKDzlhf6ZOxGKC06qw8gdsxrFypH2s2FZBCCdKwjBWXfFayUg_1611288250.jpg
Các thói quen không tốt như sử dụng chất kích thích,
sử dụng thức ăn nhanh là nguyên nhân của bệnh tim mạch vành

Bệnh mạch vành có thể xuất phát từ nguyên nhân do các thói quen không tốt ảnh hưởng đến sức khoẻ như:

  • Người thường xuyên sử dụng chất kích thích như rượu bia thuốc lá.
  • Người có thói quen ăn các thực phẩm không tốt cho sức khỏe, thức ăn nhanh, thừa cân béo phì.
  • Lười vận động, ít tập thể dục cũng có nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao.
  • Đối với người mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường cũng có thể dẫn đến bệnh mạch vành.
  • Lượng cholesterol trong máu cao hơn mức bình thường cũng là nguyên nhân gây ra tim mạch vành.

Bên cạnh đó có một số yếu tố nguy cơ không thay đổi được cũng gây ra bệnh mạch vành:

  • Tuổi tác: Những người lớn tuổi thường có nguy cơ bị tổn thương và hẹp động mạch vành hơn người trẻ tuổi.
  • Yếu tố di truyền: Người có tiền sử gia đình mắc bệnh liên quan đến tim mạch, đột quỵ thường có nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao hơn người bình thường.
  • Giới tính: Theo các nghiên cứu thì tỷ lệ nam giới có nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao hơn nữ giới.

Bệnh Mạch Vành Có Nguy Hiểm Không?

rU1CxDuhfPbQTXI9Ku3Jd2SInFOyMKv4gEv4xGivkQc5HP9oIsK44MMMRyXcvXzpcUhn3GIByZr9RSJT_1611288418.jpg
Bệnh mạch vành có nguy hiểm không?

Sau khi xem qua các triệu chứng chúng ta cũng có thể tự trả lời cho câu hỏi bệnh mạch vành có nguy hiểm không? Thực ra không chỉ gây ra những triệu chứng trong giai đoạn đầu ảnh hưởng đến sức khoẻ khiến chất lượng cuộc sống bị giảm sút mà bệnh mạch vành còn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Khi động mạch vành bị tắc nghẽn sẽ gây ra suy tim. Nếu tình trạng này kéo dài trong vài giờ mà không được cấp cứu có thể dẫn đến tử vong. Về lâu dài bệnh mạch vành không chỉ gây ra những cơn đau thắt ngực thường xuyên do thiếu lượng khí oxy mà còn dẫn đến những biến chứng mãn tính gây ảnh hưởng đến sức khoẻ bệnh nhân vô cùng nguy hiểm như:

Rối loạn nhịp tim: Đôi khi nhịp tim sẽ đập nhanh hoặc chậm hơn bình thường. Có nhiều trường hợp gặp cả hai triệu chứng cùng lúc. Nguyên nhân do các cơn rung nhĩ khiến tim bị loạn nhịp không kiểm soát.

Suy tim: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh tim mạch vành gây ra kèm theo các triệu chứng khác như khó thở, ho khan người mệt mỏi. Suy tim thường xảy ra ngay sau khi cơn nhồi máu cơ tim xuất hiện.

Đau thắt ngực: Thường bệnh nhân bị tim mạch vành sẽ xuất hiện cơn đau thắt ngực ở hai dạng. Dạng thứ nhất khi cơ thể vận động quá sức, tập thể dục cường độ cao đến một mức cơ thể chịu không nổi sẽ xảy ra cơn đau thắt ngực ổn định lặp đi lặp lại. Dạng thứ hai nguy hiểm hơn có thể gây ra biến chứng suy tim. Gọi là cơn đau thắt không ổn định xảy ra ngay cả lúc bệnh nhân nghỉ ngơi, ở trạng thái không vận động.

Chẩn Đoán Bệnh Mạch Vành

Khi bệnh nhân có những dấu hiệu bất thường của cơ thể, xuất hiện những cơn đau tim và đau thắt ngực thường xuyên cần đến bệnh viện để các bác sĩ tiến hành kiểm tra thông qua các phương pháp chẩn đoán bệnh mạch vành xem đây có phải là nguyên nhân gây ra những bất thường của cơ thể hay không. Một số biện pháp chẩn đoán được bác sĩ áp dụng hiện nay như:

Điện tâm đồ: Thông qua điện tâm đồ đây là phương pháp đơn giản giúp các bác sĩ nhanh chóng nhận biết những dấu hiệu của bệnh tim mạch vành như thành tim dày hơn bình thường, giãn buồng tim, nhịp tim bị rối loạn. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có sai số nhất định.

Siêu âm tim có phát hiện bệnh mạch vành: Đây là một phương pháp đánh giá hoạt động của thành tim. Nếu bệnh nhân mắc bệnh tim mạch vành thì sẽ có vùng cơ tim không được cung cấp đủ lượng oxy bởi nhánh động mạch vành, cùng với những biểu hiện rối loạn vận động so với những nơi khác. Thường siêu âm tim giúp các bác sĩ phát hiện ra bệnh tim mạch vành khi ở giai đoạn muộn.

wahGJyyAXFWtDUPBxwehUnVMvfnR76fiYMHlS0vGn5nddvVFZQrcYN8qDyjad8tDT7HXhMc6g5sABEDi_1611288513.jpg
Có nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh mạch vành

Nghiệm pháp gắng sức: Đối với bệnh nhân mắc tim mạch vành khi ở trạng thái nghỉ ngơi thì lượng oxy được bơm đến tim cũng đủ đáp ứng các hoạt động sống mà không gây ra bất thường. Thông qua nghiệm pháp gắng sức các bác sĩ sẽ bắt bệnh nhân phải gắng sức vận động và có những thiết bị theo dõi để phát hiện ra dấu hiệu tim mạch vành. Vì khi vận động cơ thể cần lượng khí oxy cao hơn bình thường.

Thăm dò chẩn đoán hình ảnh: Là phương pháp giúp phát hiện bệnh mạch vành ở giai đoạn sớm cho biết mức độ hẹp của mạch vành cùng những bất thường khác để có thể chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.

Thông tim và chụp động mạch vành: Là một phương pháp hiện đại được tiến hành trong phòng tim mạch dưới sự hỗ trợ của các thiết bị chụp mạch giúp các bác sĩ thấy được rõ nét về hình dạng, kích thước, vị trí động mạch vành bị hẹp và đánh giá mức độ một cách chính xác. Tuy đây là phương pháp gây chảy máu nhưng không đau đớn nhờ vào việc gây tê, tình trạng biến chứng thấp nên bệnh nhân không cần phải lo lắng quá nhiều.

Điều Trị Tim Mạch Vành Như Thế Nào?

Sau khi thông qua các phương pháp để phát hiện bệnh tim mạch vành. Một vấn đề nữa mà mọi người vô cùng lo lắng liệu rằng bệnh mạch vành có chữa được không? Tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của bệnh các bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp. Nhưng nếu bệnh ở giai đoạn sớm sẽ giúp các bác sĩ dễ dàng điều trị và ít gây tổn thương đến cơ thể người bệnh.

Điều trị nội khoa: Thông qua những loại thuốc đặc trị như thuốc ức chế thực thể beta, thuốc chống kết vón tiểu cầu… tùy theo từng thể trạng của bệnh nhân sẽ có những loại thuốc và liều lượng riêng theo từng giai đoạn bệnh.

Nhiều trường hợp ngoài dùng thuốc điều trị sẽ phải tiến hành can thiệp bằng phẫu thuật như: Phẫu thuật bắc cầu mạch vành (CABG), phẫu thuật đặt stent hay còn gọi là kỹ thuật can thiệp động mạch vành qua da.

Hiện nay còn có phương pháp xung động ngoại biên tăng cường áp dụng cho bệnh nhân không đủ điều kiện tiến hành phẫu thuật, mắc bệnh trong thời gian dài và khi các nhóm thuốc nitrat không đem lại hiệu quả.

Ngoài phương pháp can thiệp bằng khoa học hiện đại thì việc thay đổi lối sống một cách lành mạnh cũng là cách để điều trị tim mạch vành:

  • Không sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá. Tránh xa khói thuốc.
  • Hạn chế những loại thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ gây hại. Giảm lại lượng muối trong thức ăn. Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho tim mạch và nhiều rau xanh.
  • Có lối sống tích cực, không tự gây áp lực cho bản thân mà nên giữ thái độ lạc quan, thả lỏng cơ thể sẽ giúp cho bệnh có những chuyển biến tích cực.
  • Vận động thường xuyên, chăm tập thể dục. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân tim mạch vành nên tránh vận động quá sức. Chính vì thế cần có sự tư vấn của bác sĩ để có chế độ tập luyện phù hợp tránh gây ảnh hưởng xấu đến tim mạch.
  • Thăm khám thường xuyên theo định kỳ để bác sĩ có sự theo dõi chặt chẽ chuyển biến bệnh và thay đổi phác đồ điều trị cho phù hợp với từng giai đoạn.
MDKNUw1uZlkBdrTNCs0dkPXDMt9yVVgSAX6P1ZcyxjGFswoBM368Z13odgKHytGPt7yso6ATqsd0gC7H_1611288628.jpg
Nên khám sức khỏe định kỳ để phòng tránh bệnh mạch vành trước khi quá muộn

Bệnh tim mạch vành có thể xuất phát từ nguyên nhân chủ quan và khách quan. Bên cạnh những yếu tố nguy cơ không thể kiểm soát được thì bằng việc có những thói quen sống và ăn uống một cách khoa học và hợp lý sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành. Cần nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh. Quan trọng nhất là khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường phải đến bệnh viện kiểm tra kịp thời tránh những biến chứng về lâu dài gây hại cho sức khỏe của mỗi người.

Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền, không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, vui lòng gặp nhân viên y tế phù hợp để được tư vấn.

Để lại số điện thoại để nhận cuộc gọi tư vấn miễn phí!
Book Test  width= Zalo Button Messenger Button