Khám tổng quát có nhịn ăn không? Khám tổng quát nhịn ăn bao lâu?
Khám tổng quát có được ăn sáng không?
Nếu bạn khám sức khỏe tổng quát vào buổi sáng, trong hầu hết các trường hợp, không nên ăn bữa sáng trước khi khám, đặc biệt nếu bạn có các xét nghiệm máu như:
- Xét nghiệm đường huyết: Giúp tầm soát nguy cơ bệnh tiểu đường. Ăn trước khi làm xét nghiệm có thể làm tăng đường huyết tạm thời, dẫn đến kết quả sai lệch.
- Xét nghiệm mỡ máu (cholesterol, triglyceride): Mỡ máu bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm giàu chất béo. Do đó, ăn bữa sáng trước khi xét nghiệm có thể khiến chỉ số cholesterol cao hơn thực tế.
- Xét nghiệm chức năng gan: Một số loại thực phẩm và chất kích thích như rượu, bia, caffeine có thể làm thay đổi kết quả của xét nghiệm.
- Xét nghiệm nước tiểu: Nếu ăn bữa sáng trước khi xét nghiệm, các chất trong thực phẩm có thể ảnh hưởng đến thành phần nước tiểu, làm sai lệch kết quả, triệu chứng bệnh lý giả.

Khám sức khỏe tổng quát có cần nhịn ăn không?
Không phải tất cả các xét nghiệm trong khám sức khỏe tổng quát bác sĩ đều yêu cầu nhịn ăn, cụ thể:
Những xét nghiệm yêu cầu nhịn ăn
- Xét nghiệm đường huyết: Giúp đánh giá chính xác nồng độ đường trong máu.
- Xét nghiệm mỡ máu: Giúp xác định chính xác chỉ số mỡ máu, hỗ trợ đánh giá nguy cơ bệnh lý tim mạch.
- Xét nghiệm chức năng gan, chức năng thận: Giúp tránh ảnh hưởng từ thực phẩm đến các chỉ số enzyme gan, nồng độ ure, creatinine trong máu.
- Xét nghiệm vitamin và khoáng chất: Một số vitamin tan trong chất béo (A, D, E, K) bị ảnh hưởng bởi thức ăn, do đó cần nhịn để đảm bảo độ chính xác.
Những xét nghiệm không cần nhịn ăn
- Siêu âm ổ bụng, tim, tuyến giáp: Các loại siêu âm này trong gói khám sức khỏe tổng quát không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Tuy nhiên, nếu siêu âm bụng, bác sĩ có thể yêu cầu không ăn để hình ảnh rõ nét hơn.
- Kiểm tra tổng quát sức khỏe định kỳ không bao gồm xét nghiệm máu: Các xét nghiệm như đo huyết áp, kiểm tra mắt, đo BMI… không yêu cầu không ăn.
Xem thêm:
Khám tổng quát nhịn ăn bao lâu?
Thời gian nhịn ăn trước khi khám sức khỏe tổng quát phụ thuộc vào loại xét nghiệm mà bạn thực hiện. Thông thường, bạn cần nhịn ăn từ 8 đến 12 giờ trước khi khám sức khỏe tổng quát để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác.
- Đường huyết: Ít nhất 8 giờ.
- Mỡ máu: Từ 9 – 12 giờ.
- Chức năng gan và thận: Khoảng 8 – 12 giờ.
- Dinh dưỡng (vitamin và khoáng chất): Ít nhất 8 giờ.

Trước khi khám tổng quát nên ăn gì?
Khi khám sức khỏe tổng quát, nếu bạn không thực hiện xét nghiệm đòi hỏi nhịn ăn và bác sĩ không có lưu ý đặc biệt, bạn có thể ăn nhẹ. Dưới đây là những thực phẩm bạn nên ăn trước khi khám sức khỏe:
- Rau xanh, trái cây ít đường (táo, lê, bưởi, dưa leo…): Cung cấp vitamin, chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa.
- Thực phẩm giàu protein ít béo như cá, trứng, thịt gà không da: Hỗ trợ duy trì năng lượng.
- Ngũ cốc nguyên hạt (yến mạch, bánh mì nguyên cám): Giúp duy trì đường huyết ổn định, tránh cảm giác đói.
Bạn cũng nên tránh một số loại thực phẩm có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm:
- Thực phẩm giàu đường và chất béo (bánh kẹo, nước ngọt, đồ chiên rán): Gây tăng đường huyết, mỡ máu.
- Chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc bổ: Ảnh hưởng đến huyết áp, chức năng gan.
- Thực phẩm nhiều muối: Có thể gây tăng huyết áp tạm thời, làm sai lệch kết quả.
Tổng đài tư vấn sức khỏe tổng quát MIỄN PHÍ
Trung tâm y khoa Diag – Hệ thống phòng khám và xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế
- Xét nghiệm toàn diện gan, thận, tim mạch, vi chất
- Bác sĩ hướng dẫn đọc kết quả và tư vấn sức khỏe miễn phí
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Khám tổng quát có được uống nước không?
Bên cạnh khám tổng quát có nhịn ăn không, nhiều người thắc mắc khám sức khỏe tổng quát có được uống nước không? Câu trả lời là CÓ. Nước không làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu mà còn giúp duy trì huyết áp ổn định, giúp bác sĩ dễ dàng lấy mẫu máu hơn.
Thế nhưng, bạn chỉ nên uống nước lọc và nước ấm trước khi khám sức khỏe. Nước lọc giúp đào thải độc tố, hỗ trợ tuần hoàn máu. Nước ấm tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt khi thực hiện nội soi dạ dày.
Đặc biệt, trước khi khám sức khỏe tổng quát, bạn không nên uống các loại nước sau:
- Nước có gas, nước ép trái cây: Có thể làm thay đổi đường huyết.
- Trà, cà phê: Chứa caffeine có thể ảnh hưởng đến huyết áp và nhịp tim.
- Rượu bia: Ảnh hưởng đến chức năng gan, mỡ máu và có thể làm sai lệch nhiều chỉ số sức khỏe.

Lời kết
Nếu bạn đang thắc mắc khám tổng quát có được ăn sáng không, câu trả lời phụ thuộc vào loại xét nghiệm mà bạn thực hiện. Với các xét nghiệm đường huyết, mỡ máu, chức năng gan,… việc nhịn ăn từ 8 – 12 giờ trước khi khám sức khỏe là cần thiết để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác. Tuy nhiên, một số xét nghiệm khác không yêu cầu nhịn ăn, vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đi khám. Ngoài ra, bạn được uống nước lọc nhưng cần tránh caffeine, nước ngọt, rượu bia để không làm sai lệch các chỉ số.
Xem thêm: Khám tổng quát có được ăn sáng không?
2. https://mcgowanfamilyhealthandwellnesscenter.com/can-i-eat-before-annual-physical-exam/
3. https://medlineplus.gov/lab-tests/fasting-for-a-blood-test/
4. https://medlineplus.gov/lab-tests/how-to-prepare-for-a-lab-test/
5. https://health.clevelandclinic.org/fasting-before-blood-test