Cơ chế đông máu giúp cầm máu vết thương, nhưng khi cục máu đông xuất hiện bất thường sẽ gây ra nhiều nguy hiểm. Bạn cần nắm số ít thông tin cơ bản về khái niệm “đông máu” để có đảm bảo an toàn sức khỏe.

1. Đông Máu Là Gì?

Đông Máu Là Gì?

Đông máu xuất hiện do nội mạc mạch máu bị tổn hại khi cơ thể bị thương, từ đó hình thành cục đông máu – gồm các thành phần quan trọng là tiểu cầu, sợi huyết và các yếu tố đông máu.

Cục máu đông có nhiệm vụ che phủ vết thương, với tiểu cầu tạo ra “nút chặn” giúp cầm máu ban đầu, hạn chế tình trạng mất máu. Đồng thời, đông máu thứ phát cũng diễn ra một chuỗi phản ứng để hình thành sợi huyết củng cố nút chặn tiểu cầu.

Đông Máu Nguy Hiểm Như Thế Nào?

Đông máu là một cơ chế tự nhiên và cần thiết của cơ thể. Thế nhưng, khi cục máu đông xuất hiện không đúng lúc, đúng nơi sẽ gây ra nguy hiểm, đặc biệt ở sâu nơi tĩnh mạch sâu. Khi cục máu đông hình thành sâu trong cơ thể, còn được gọi là huyết khối sẽ khiến dòng máu gặp rào cản khi lưu thông, gây ra hiện tượng tắc nghẽn hệ tuần hoàn. Tùy vị trí của cục máu đông sẽ gây ra những hậu quả và biến chứng khác nhau.

Nguy hiểm hơn nếu khối huyết này rời khỏi vị trí ban đầu, bắt đầu di chuyển đến phổi gây tắc nghẽn mạch máu ở phổi, ngăn chặn quá trình phổi cung cấp khí oxy để nuôi cơ thể và quá trình bơm máu nuôi phổi. Tình trạng này dẫn đến toàn bộ hoạt động sống của cơ thể bị ảnh hưởng, thậm chí rơi vào tình trạng nguy cấp nếu không được điều trị kịp thời.

2. Dấu Hiệu Bị Đông Máu Là Gì?

Sưng Một Bên Chi

Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh đông máu (tắc nghẽn mạch máu) là tình trạng một bên cánh tay hoặc một bên chân bị sưng phù bất thường. Khi cục máu đông hình thành, quá trình lưu thông máu ở chân hoặc tay sẽ bị tắc nghẽn. Phần chi thiếu máu nuôi trong thời gian dài có thể bị hoại tử. Các dấu hiệu tắc động mạch nguy hiểm cần nhập viện ngay bao gồm: đau, tím tái, không bắt được mạch, tê hoặc mất cảm giác, yếu liệt chi.

Ngoài ra, rất khó phân biệt giữa căng cơ và đông máu vì đôi khi, cục máu đông đã hình thành nhưng vẫn chưa dẫn đến sưng chi. Nếu bạn thường xuyên bị chuột rút không thể cử động, kèm theo vùng da xung quanh có dấu hiệu sẫm màu và sờ vào thấy ấm hơn so các vùng da khác, bạn cần gặp bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời.

Đau Ngực

Khi cục máu đông rời khỏi vị trí ban đầu, di chuyển đến phổi làm tắc nghẽn phổi sẽ gây ra những cơn đau ngực. Ngoài ra, đau ngực cũng có thể do cục máu đông gây ra.

Khó Thở, Tim Đập Nhanh

Nếu trong phổi có sự xuất hiện của cục máu đông, quá trình lưu thông máu bị tắc nghẽn và dòng oxy cung cấp cho cơ thể cũng bị chậm lại.

Khi lượng oxy giảm xuống ở mức thấp, tim phải đập nhanh hơn bình thường để bù cho lượng oxy đang thiếu hụt. Kết quả của quá trình này là người bệnh cảm thấy khó thở, tim đập nhanh, đôi khi có cảm giác đánh trống lồng ngực.

Ho Không Rõ Nguyên Nhân

Khi cục máu đông xuất hiện trong phổi sẽ gây ra viêm và tích dịch màng phổi. Ban đầu, người bệnh thỉnh thoảng bị ho khan, về sau cơn ho sẽ kéo dài liên tục, ho ra máu, kèm theo đó là cơn đau tim và khó thở. 

Đau Đầu Dữ Dội

Khi dòng máu truyền đến nuôi não bị tắc nghẽn do cục máu đông, người bệnh sẽ có những biểu hiện của đột quỵ hay tai biến mạch máu não như yếu liệt tay chân, nói đớ, méo miệng, nuốt sặc, nhìn mờ,…

Nếu không được điều trị kịp thời những cơn đột quỵ và nhồi máu não, nguy cơ tử vong sẽ tăng lên. 

3. Có Cần Làm Xét Nghiệm Đông Máu?

Đối Tượng Nào Cần Làm Xét Nghiệm?

Xét nghiệm đông máu có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán những bất thường về đông máu, nhằm giúp bác sĩ đánh giá tình trạng đông máu trên cơ thể bệnh nhân và thời gian diễn ra quá trình đông máu.

Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân làm xét nghiệm đông máu đối với những trường hợp:

– Khi cơ thể có vết thương gây chảy máu nhưng lại không cầm máu được.

– Xuất hiện những vết bầm bất thường, có độ ấm hơn các vùng da khác.

– Xét nghiệm đông máu ở những bệnh nhân đang sử dụng thuốc kháng đông để chỉnh liều thuốc.

– Làm xét nghiệm đông máu để đánh giá tình trạng bệnh nhân có đủ điều kiện để tiến hành phẫu thuật hay không.

– Các yếu tố đông máu được tạo ra bởi gan. Chính vì vậy, xét nghiệm máu đông giúp đánh giá chức năng gan.

– Khi có các dấu hiệu chảy máu cam, chảy máu nướu răng, chảy máu khớp, suy giảm thị lực, có máu trong phân,… cũng được chỉ định làm xét nghiệm đông máu để kiểm tra.

Từ những kết quả kiểm tra đông máu các bác sĩ sẽ có kết luận chính xác về từng trường hợp bệnh nhân, có phác đồ điều trị bằng các loại thuốc đặc trị và điều chỉnh chế độ sinh hoạt phù giúp cải thiện tình trạng đông máu bất thường. 

Trước Khi Làm Xét Nghiệm Đông Máu Cần Lưu Ý Gì?

Để tránh làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm đông máu, trước khi làm xét nghiệm bệnh nhân cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:

– Không sử dụng các chất kích thích, vì các chất này có thể làm thay đổi một số thành phần và tính chất máu ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

– Thông tin bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng để biết được thành phần thuốc có gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm hay không.

– Thông thường, thời gian lấy mẫu xét nghiệm lý tưởng nhất là buổi sáng sớm, nên bạn cũng cần lưu ý nếu về vấn đề thời gian lấy mẫu.

Phòng Ngừa Và Cải Thiện Bệnh Đông Máu

Ngoài việc tuân theo phác đồ điều trị và hướng dẫn của bác sĩ, bệnh nhân cũng cần chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng thích hợp để cải thiện tình trạng bệnh như sau:

– Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho tim mạch như các loại hạt đậu, cá, dầu oliu, các loại trái cây đặc biệt là lựu, kiwi…

– Hạn chế các loại thức ăn nhanh chứa các chất béo có hại.

– Bạn nên tăng cường vận động luyện tập thể thao thường xuyên.

– Khi phải làm việc ngồi lâu một chỗ nên dành một ít thời gian để co duỗi các khớp và đi bộ một vòng trước khi tiếp tục công việc.

* Bài viết được tham vấn chuyên gia y tế thuộc Diag. Tuy nhiên, các thông tin trên chỉ mang tính tham khảo và không thay thế tư vấn y khoa. Trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin đã cung cấp, vui lòng nhận sự chỉ định từ chuyên gia y tế. 

Tìm hiểu thêm Thông tin Y tế tại đây