Các bệnh lý khớp vai nói chung đa phần đều khiến người bệnh có cảm giác đau vai dai dẳng kéo dài và làm hạn chế vận động ở khớp vai nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm. Nếu tình trạng này kéo dài, không chỉ chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng mà còn có nguy cơ dẫn đến biến chứng nghiêm trọng gây dính khớp bả vai, đông cứng, đứt gân…

Vậy có những bệnh lý khớp vai thường gặp nào, nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm Hiểu Về Khớp Vai

Khớp vai bao gồm nhiều xương kết hợp lại là xương đòn, xương bả vai và xương cánh tay và được lót bởi một lớp sụn. Để tạo thành một khối khớp giúp vai có thể hoạt động nhịp nhàng cần có sự phối hợp giữa các xương và các mô mềm bao quanh khớp như cơ, dây chằng, gân.

Khớp vai là một khớp cầu, nhờ vào bao khớp và chóp xoay giúp chỏm xương cánh tay có thể gắn vào ổ chảo xương.

Có ba cơ tạo nên chóp xoay là cơ tròn bé, cơ trên gai và cơ dưới gai, được kết hợp lại để tạo thành một giải cân bao quanh, đồng thời bám vào mấu động lớn của xương cánh tay. Nhờ vào chóp xoay cho phép cánh tay có thể vươn dài hoặc có khả năng xoay theo hình tròn.

dMplerc20Q1kyT3qqc6YaLwnstbgydR4UaTgAtGMvphotjCdWVV4T0ilGRFlaWOFPjc1PD2vgBmKY7me_1612501037.jpg
Khớp vai dễ gặp chấn thương và bệnh lý làm cản trở
hoạt động sinh hoạt của người bệnh

Những thói quen hoặc tổn thương trong quá trình lao động có thể khiến cho chóp xoay bị chấn thương hay rách đi, khiên túi niêm mạc (lớp lót phần dưới của mỏm cùng vai và chóp xoay) có nguy cơ bị viêm dẫn đến tình trạng đau khớp vai hay bị viêm quanh khớp vai.

Các Bệnh Lý Khớp Vai

Các bệnh lý khớp vai có nhiều loại, nhưng thường gặp hiện nay có 5 loại chính như sau:

Bệnh đau vai

Để cánh tay có thể cử động một cách linh hoạt với biên độ vận động rộng cần có sự kết hợp giữa gân cơ và cả hình dáng khớp vai.

Nhưng đôi khi, hoạt động khớp vai quá nhiều cũng gây ra sự chèn ép cấu trúc xương vai hay tại các mô mềm, dẫn đến bệnh đau khớp vai trái, hay đau khớp vai phải với biểu hiện điển hình là cảm giác đau tăng lên khi người bệnh vận động tay, tình trạng này có thể chỉ là tạm thời hoặc kéo dài dai dẳng.

YSqJr6nIXBGiClRNee0QqcThUnq88XMdzpMJxS1J9MdYhQFnV8l7qNrrjsLkkAQ9zW3fMZZgJZuVaOGv_1612501138.jpg
Đau khớp vai là một trong những bệnh lý khớp vai thường gặp nhất

Đau khớp vai có thể do những nguyên nhân điển hình gây nên như sau:

  • Viêm gân.
  • Viêm bao hoạt mạc.
  • Hội chứng bắt chẹn vai.
  • Bị rách gân.
  • Mất vững ở khớp vai.
  • Bị chấn thương dẫn đến gãy xương như xương đòn, xương bả vai hoặc cánh tay…
  • Thoái hoá khớp vai.
  • U bướu, tổn thương thần kinh, bị nhiễm trùng…

Đau khớp vai nên uống thuốc gì? Để điều trị đau khớp vai, đầu tiên cần được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh thông qua khám lâm sàng và phương pháp chẩn đoán như chụp CT, chụp X quang, siêu âm khớp vai, nội soi khớp

Tiếp đến, căn cứ vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng những loại thuốc điều trị như chống viêm, giảm đau để cải thiện tình trạng bệnh. Bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc, hoặc dùng thuốc giảm đau không có chỉ định, có thể khiến tình trạng đau giảm nhưng không thể trị dứt điểm mà càng khiến bệnh thêm nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh đó, cần thay đổi thói quen sinh hoạt, thực hiện các bài tập vật lý trị liệu viêm quanh khớp vai giúp cải thiện tình trạng bệnh, tăng độ mềm dẻo và sức cơ.

Một số trường hợp nặng hơn, thường được chỉ định phẫu thuật giúp phục hồi khi bị rách chóp xoay trật khớp vai… Phẫu thuật nội soi khớp vai giúp điều trị mô bị rách hay có khả năng loại bỏ mô sẹo, phẫu thuật hở được áp dụng khi có những tổn thương nặng và rộng như gãy xương, rách gân cơ hoặc thay khớp vai…

Cứng khớp vai

Cứng khớp vai xảy ra là do sự đặc trưng bởi tình trạng ở bao khớp. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra cảm giác đau và cứng bên trong khớp, lâu ngày khớp cứng sẽ gây khó khăn cho sự vận động bình thường.

Trong những tổn thương ở vai thì cứng khớp vai chiếm tỷ lệ khoảng 2%, những trường hợp đau khớp vai thường có tỷ lệ gặp nhiều ở nữ giới hơn là nam giới và đa phần thuộc độ tuổi từ 40 – 60 tuổi.

Cứng khớp vai có 3 giai đoạn chính là:

Giai đoạn đông lạnh: Người bệnh có cảm giác đau ở vai với mức độ ngày càng tăng, bị mất biên độ vận động và thời gian thường kéo dài trong nhiều tháng liền khoảng từ 6 – 9 tháng.

Giai đoạn đông cứng: Người bệnh có cảm giác cơn đau giảm dần nhưng khớp vai vẫn bị cứng như cũ không thuyên giảm kéo dài tiếp trong 4 – 6 tháng tiếp theo, gây khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày.

Giai đoạn rã đông: Những vận động ở khớp vai có chiều hướng cải thiện dần, người bệnh có thể trở lại hoạt động ngày thường mà không còn bị cứng và đau khớp trong khoảng từ nửa năm cho đến 2 năm.

Những đối tượng có nguy cơ cao bị cứng khớp vai thường là:

  • Bị bệnh tiểu đường.
  • Bệnh nhược giáp, bệnh cường giáp.
  • Bệnh lý tim mạch.
  • Bệnh Parkinson.

Những nguyên nhân khác cũng có thể gây ra bệnh cứng khớp vai như: Sau phẫu thuật khớp vai để lại di chứng, bị chấn thương. Để biết chính xác tình trạng bệnh, cần thông qua những xét nghiệm chẩn đoán nhu chụp cộng hưởng từ, chụp X quang, siêu âm khớp vai…

Điều trị cứng khớp vai thường được áp dụng là dùng thuốc kháng viêm, tập vật lý trị liệu đa phần giúp bệnh nhân có tiến triển tích cực, hồi phục đáng kể. Nếu trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ sẽ xem xét chỉ định phẫu thuật nhưng nội soi khớp vai cắt bao khớp, nắn bẻ vai có gây mê.

Viêm khớp vai

Viêm khớp quanh vai là một trong các bệnh lý khớp vai điển hình nhất. Khi bị viêm khớp vai khiến người bệnh có cảm giác đau, khiến những vận động ở khớp vai bị hạn chế do bị tổn thương ở gân, dây chằng, bao khớp… gây nên.

Viêm khớp vai nếu kéo dài không được điều trị sẽ chuyển sang viêm khớp vai có dịch làm phá hỏng cấu trúc khớp vai và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.

Có những nguyên nhân điển hình gây ra tình trạng viêm khớp vai thường gặp như:

Viêm khớp dạng thấp: Đây là bệnh lý tự miễn khiến bao khớp hay bề mặt khớp bị viêm, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và có tiến triển phức tạp, khó điều trị nếu ở giai đoạn muộn.

Thoái hoá khớp: Khi khớp bị mài mòn và rách sẽ dẫn đến sự thoái hoá khớp, hậu quả là sự trơn láng ở bề mặt khớp bị mất đi. Thường gặp ở khớp cùng đòn, đối với khớp ổ chảo cánh tay sẽ ít gặp hơn, đa phần thoái hoá khớp gặp nhiều đối với bệnh nhân > 50 tuổi.

Viêm khớp sau khi chấn thương: Khi gặp phải sang chấn như trật khớp vai, gãy xương hoặc rách chóp vai, có thể gây ra viêm khớp sau đó.

m8akWXL1cKOrSaQ8JNfhlCOsZDZricpDvsB40M87YgtXBQ5fHZEypwqad2rwkNH6OdFCAe7nzuw69fNh_1612501241.jpg
Viêm khớp vai thường gây đau đớn kéo dài ảnh hưởng đến
chất lượng cuộc sống của bệnh nhân

Khi bị viêm khớp người bệnh thường có cảm giác rất đau đớn, khó khăn trong vận động hoặc không thể vận động và thường gây mất ngủ về đêm. Phương pháp chẩn đoán thường được bác sĩ chỉ định là chụp X quang, chụp MRI có tiêm thuốc cản quang, chụp CT, nội soi khớp…

Bệnh viêm khớp vai và cách điều trị được đưa ra là điều trị không phẫu thuật và điều trị phẫu thuật:

Điều trị không phẫu thuật: Bệnh nhân sẽ được dùng thuốc kháng viêm giúp giảm đau, thuốc chức năng giúp tăng trưởng sụn, thuốc điều trị đặc hiệu tuỳ thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Bên cạnh đó, để phục hồi chức năng viêm quanh khớp vai có thể bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp cả phương pháp vật lý trị liệu, đắp nóng để cải thiện tình trạng hiệu quả hơn.

fRtheNU4mDg1wriWBUGTmUdhOtrWhEZGtcrfA5b77DmIAEh3MINSFuW55dwRkXtbEsNpzdcr7h82FPf8_1612501904.jpg
Tập vật lý trị liệu giúp phục hồi chức năng khớp vai

Điều trị bằng phẫu thuật: Nếu phương pháp điều trị bằng thuốc không đem lại kết quả mong muốn, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật khớp vai giúp phục hồi chức năng và giảm đau đớn cho bệnh nhân bằng phương pháp như cắt bỏ khớp cùng đòn, thay thế khớp vai… tuỳ thuộc vào trường hợp cụ thể.

Để phòng ngừa bệnh viêm khớp quanh vai cần có chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, không nên gắng sức hoạt động trong một thời gian dài dễ gây tổn thương khớp vai. Bên cạnh đó, cần tránh những động tác mạnh hay đột ngột xoay khớp vai quá mức…

Điều trị viêm khớp quanh vai bằng đông y cũng là một trong những phương pháp được nhiều người quan tâm. Phương pháp thường được sử dụng là châm cứu kết hợp xoa bóp, bấm nguyệt giúp phục hồi chức năng kết hợp dùng những bài thuốc trị đau khớp vai tuỳ tình trạng.

Nhưng cần lưu ý tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trong quá trình điều trị để đem lại kết quả cao, tránh tự xoa bóp hay bốc thuốc sai cách có thể dẫn đến những rủi ro không mong muốn.

Rách chóp vai

Một trong những nguyên nhân gây hạn chế vận động khớp vai và cảm giác đau kéo dài thường gặp ở người trưởng thành là rách chóp vai. Khi bị rách chóp vai sẽ khiến vai bị yếu đi, khiến hoạt động hằng ngày của bệnh nhân gặp khó khăn. Rách chóp vai có nhiều loại nhưng thường có 2 loại điển hình là rách một phần và rách toàn phần.

Nguyên nhân dẫn đến rách chóp vai điển hình nhất là do bệnh nhân bị chấn thương, thường kèm theo những thương tổn khác như trật khớp vai hay bị gãy xương đòn. Nguyên nhân thứ 2 là do thoái hoá, đây là sự mài mòn của gân diễn ra một cách tự nhiên theo thời gian.

Mspi6jvdvcwiby2QJ3jHVsQmcDI3igwYxfoJUTzaf0dtbVH8TB8AW9n9POorhT2KUKPl535mUqLFPHAB_1612501962.jpg
Rách chóp vai thường do thoái hoá hoặc bị tổn thương gây nên

Khi bị rách chóp vai, người bệnh thường có cảm giác bị đau khi cử động, nhất là khi vươn tay lên cao và cơ quay khớp vai bị yếu đi, gây khó khăn trong vận động.

Phương pháp điều trị rách chóp vai là vật lý trị liệu kết hợp dùng thuốc. Chỉ định phẫu thuật thường trong trường hợp khớp vai rách hoàn toàn. Thông qua phẫu thuật giúp cố định lại dây chằng và phục hồi chức năng khi khớp vai bị rách…

Chấn thương khớp vai

Chấn thương khớp vai có thể xảy ra khi bị va đập, vận động không đúng cách. Đây là một loại tổn thương thường gặp và có nhiều loại chấn thương ở khớp vai như:

  • Gãy xương: Thường là xương trên cánh tay, xương đòn hay xương bả vai.
  • Trật khớp: Khi 2 mặt khớp không thể trượt được với nhau một cách bình thường sẽ dẫn đến trật khớp.
  • Tổn thương phần mềm thường gặp như: Rách sụn viền, rách dây chằng, rách chóp xoay…
Kpn9gaDojKW82lC3xe1H68FxLqtd3KYED9JcTCJmJ5HthpNwWVzclJcdvFqRvW4rzsiDoAWG31wkkJ57_1612501668.jpg
Phương pháp chẩn đoán bệnh lý khớp vai thường được áp dụng là chụp MRI

Để chẩn đoán chấn thương khớp vai, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chẩn đoán như chụp X quang, chụp MRI, chụp CT… để biết được mức độ tổn thương, tình trạng nghiêm trọng của bệnh. Từ đó, đưa ra phương pháp điều trị thích hợp như cố định xương khi bị gãy, phẫu thuật nắn chỉnh hình… phụ thuộc vào từng trường hợp của bệnh nhân.

Hy vọng, thông qua bài viết này đã giúp bạn biết thêm các bệnh lý khớp vai thường gặp nhất. Đa phần những bệnh lý này đều gây cảm giác đau đớn tuỳ mức độ.

Nhưng nếu tình trạng đau, khó khăn khi vận động kéo dài bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra chẩn đoán một cách chính xác nhất nguyên nhân bệnh lý để có phác đồ điều trị hiệu quả, cải thiện tình trạng bệnh một cách nhanh chóng.

Hãy chọn chi nhánh gần bạn để thăm khám và nhận kết quả trực tuyến nhanh chóng. Để tham khảo về các nhóm xét nghiệm và bảng giá, quý khách vui lòng truy cập Tại Đây.

Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền, không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, vui lòng gặp nhân viên y tế phù hợp để được tư vấn.