Nguyên nhân gây vô sinh ở tuổi dậy thì và cách phòng tránh
- Tổng quan về vô sinh ở tuổi dậy thì
- Nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở tuổi dậy thì
- 1. Rối loạn nội tiết tố
- 2. Dị tật bẩm sinh hoặc bất thường cơ quan sinh sản
- 3. Yếu tố môi trường và lối sống
- 4. Bệnh lý phụ khoa hoặc tổn thương cơ quan sinh sản
- Dấu hiệu vô sinh ở nam giới tuổi dậy thì
- Những dấu hiệu vô sinh ở tuổi dậy thì nữ giới
- Vô sinh ở độ tuổi nào? Khi nào cần lo ngại?
- Cách phòng tránh vô sinh ở tuổi dậy thì
Vô sinh không còn là vấn đề của riêng người trưởng thành. Trong những năm gần đây, tỷ lệ vô sinh có dấu hiệu gia tăng ở nhóm tuổi vị thành niên và thanh thiếu niên. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau. Cùng Diag tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân gây vô sinh ở tuổi dậy thì để phòng tránh sớm nhé!
Tổng quan về vô sinh ở tuổi dậy thì
Tuổi dậy thì là giai đoạn cơ thể bắt đầu trưởng thành về mặt sinh dục và sinh sản. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm nhạy cảm, dễ chịu ảnh hưởng bởi các rối loạn nội tiết, bất thường di truyền hoặc tác nhân từ môi trường.
Vô sinh ở độ tuổi này không chỉ gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản mà còn có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của các bệnh lý nội tiết, chuyển hóa hoặc bất thường phát triển cơ quan sinh dục.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vô sinh được định nghĩa là tình trạng không có thai sau 12 tháng quan hệ tình dục đều đặn, không sử dụng biện pháp tránh thai (vô sinh nguyên phát). Dù khái niệm này chủ yếu áp dụng cho người trưởng thành, nhưng việc phát hiện sớm nguy cơ vô sinh ở tuổi dậy thì ở nam giới và nữ giới có ý nghĩa quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe sinh sản.
Xem thêm: Vô sinh thứ phát
Nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở tuổi dậy thì
Vô sinh ở tuổi dậy thì có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm yếu tố nội tiết, bất thường giải phẫu, bệnh lý bẩm sinh và lối sống không lành mạnh.
1. Rối loạn nội tiết tố
- Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): Là nguyên nhân phổ biến gây rối loạn rụng trứng ở nữ giới tuổi dậy thì. PCOS làm tăng nồng độ androgen, dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều, nang trứng không phát triển đầy đủ và nguy cơ vô sinh cao.
- Suy buồng trứng sớm (POI): Tình trạng buồng trứng ngừng hoạt động trước tuổi 40, có thể xảy ra từ tuổi dậy thì. POI làm rối loạn kinh nguyệt, ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng và làm giảm lượng hormone sinh dục nữ, dẫn đến vô sinh.

2. Dị tật bẩm sinh hoặc bất thường cơ quan sinh sản
- Không có tử cung (hội chứng Mayer-Rokitansky-Küster-Hauser) ở nữ giới: Gây vô kinh nguyên phát, ảnh hưởng đến khả năng mang thai.
- Dính buồng tử cung: Làm cản trở chu kỳ kinh nguyệt và quá trình làm tổ của phôi.
- Tinh hoàn ẩn (cryptorchidism) ở nam giới: Nếu không điều trị sớm, có thể làm giảm chức năng sinh tinh, tăng nguy cơ vô sinh.
Xem thêm: Tình trạng vô sinh hiện nay
3. Yếu tố môi trường và lối sống
- Lạm dụng rượu, thuốc lá, ma túy: Các chất này có thể gây rối loạn chức năng nội tiết, giảm chất lượng tinh trùng và ảnh hưởng đến chu kỳ rụng trứng.
- Rối loạn ăn uống và stress kéo dài: Những yếu tố này có thể làm mất cân bằng hormone, gây tắc kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt – dấu hiệu tiềm ẩn của vô sinh.
4. Bệnh lý phụ khoa hoặc tổn thương cơ quan sinh sản
- Viêm nhiễm vùng chậu và STIs (nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục): Nếu không điều trị kịp thời có thể gây tắc ống dẫn trứng, viêm dính tử cung, ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.
- Chấn thương tinh hoàn ở nam giới: Có thể làm tổn thương mô, ảnh hưởng đến sản xuất tinh trùng.
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Là nguyên nhân phổ biến gây suy giảm chức năng sinh tinh và vô sinh nam.

Dấu hiệu vô sinh ở nam giới tuổi dậy thì
Nam giới thường có ít dấu hiệu vô sinh ở tuổi dậy thì, nhưng một số dấu hiệu bất thường có thể cảnh báo sớm các vấn đề về chức năng sinh sản.
Một số dấu hiệu cần lưu ý gồm:
- Tinh hoàn không xuống bìu (tinh hoàn ẩn)
- Tinh hoàn nhỏ, không phát triển đúng độ tuổi
- Không vỡ giọng ở tuổi dậy thì
- Không mọc lông mu
- Dương vật không tăng kích thước
- Không xuất tinh
- Xuất tinh bất thường
Chẩn đoán vô sinh thường chỉ được xác lập khi người bệnh trưởng thành và có nhu cầu sinh con, tuy nhiên việc phát hiện sớm triệu chứng là điều rất quan trọng.
Xem thêm: Vô sinh có di truyền không?
Những dấu hiệu vô sinh ở tuổi dậy thì nữ giới
Ở nữ giới, các rối loạn về chu kỳ kinh nguyệt thường là chỉ dấu quan trọng phản ánh tình trạng rối loạn nội tiết và chức năng buồng trứng – nguyên nhân phổ biến gây vô sinh ở nữ giới.
Các dấu hiệu gợi ý có thể bao gồm:
- Chậm có kinh (sau 16 tuổi chưa có kinh lần đầu)
- Kinh nguyệt không đều hoặc vô kinh
- Lông phát triển rậm bất thường ở mặt, ngực, bụng
- Không phát triển tuyến vú, hông, lông mu
- Dịch âm đạo bất thường (khí hư ra nhiều, có mùi hôi, màu lạ)
- Đau bụng dữ dội mỗi lần hành kinh
- Đau lưng, đau vùng kín, ra máu bất thường

Những dấu hiệu trên không khẳng định tuyệt đối việc một người sẽ bị vô sinh, nhưng là dấu hiệu cảnh báo cần được theo dõi và thăm khám chuyên khoa phụ sản hoặc nội tiết sớm.
Vô sinh ở độ tuổi nào? Khi nào cần lo ngại?
- Trẻ đến 16 tuổi vẫn chưa dậy thì (vô sinh ở nữ giới, chưa có dấu hiệu nam hóa ở nam giới): Có thể liên quan đến các rối loạn phát triển sinh dục hoặc nội tiết.
- Tuổi dậy thì nhưng có dấu hiệu bất thường kéo dài: Như rối loạn kinh nguyệt, vô kinh, đau vùng chậu dai dẳng, tinh hoàn không đều, chậm phát triển sinh dục thứ phát.
- Tiền sử gia đình có người bị vô sinh hoặc bất thường nhiễm sắc thể: Cần tầm soát sớm để phát hiện nguy cơ di truyền.
- Tiền sử nhiễm trùng đường sinh dục, quai bị biến chứng viêm tinh hoàn, hoặc từng phẫu thuật cơ quan sinh dục: Những yếu tố này làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.
Việc phát hiện và can thiệp sớm ở tuổi dậy thì giúp giảm thiểu tổn thương lâu dài cho cơ quan sinh sản và tạo tiền đề cho khả năng sinh con trong tương lai.

Nếu bạn nghi ngờ bản thân có dấu hiệu rối loạn sinh sản hoặc muốn kiểm tra nguy cơ vô sinh từ sớm, bạn có thể đến DIAG – Trung Tâm Xét Nghiệm Y Khoa và phòng khám đa khoa với hơn 25 năm kinh nghiệm, sở hữu 40+ chi nhánh toàn quốc. Diag ứng dụng công nghệ hiện đại, đạt chuẩn ISO 15189:2022, giúp trả kết quả nhanh chóng, chính xác, chi phí hợp lý.
Liên hệ Diag để được tư vấn và đặt lịch kiểm tra:
- Trang chủ: https://diag.vn/
- Hotline: 1900 1717
- Danh sách chi nhánh: https://diag.vn/location/
Cách phòng tránh vô sinh ở tuổi dậy thì
- Khám sức khỏe định kỳ và tầm soát dậy thì chậm, bất thường sinh dục: Giúp phát hiện sớm các rối loạn nội tiết, dị tật cơ quan sinh sản, hội chứng di truyền.
- Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản: Cung cấp kiến thức đúng đắn giúp thanh thiếu giữ sức khỏe sinh sản, vệ sinh vùng kín, nhận biết những biểu hiện bất thường, phòng tránh quan hệ tình dục sớm và lây nhiễm bệnh.
- Tránh các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến nội tiết: Hạn chế sử dụng thuốc không kê đơn, steroid tăng cơ, chất kích thích; tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu, chất dẻo BPA có thể gây rối loạn nội tiết.
- Dinh dưỡng cân đối, tránh ăn kiêng quá mức hoặc rối loạn ăn uống: Cân nặng quá thấp hoặc béo phì đều ảnh hưởng xấu đến nội tiết sinh sản.
- Điều trị sớm các bệnh lý mạn tính hoặc viêm nhiễm sinh dục: Ví dụ như viêm tinh hoàn, viêm nhiễm vùng chậu, nhiễm HPV hoặc chlamydia.
Cuối cùng, việc đồng hành của gia đình, nhà trường và chuyên gia y tế trong việc theo dõi phát triển sinh dục ở tuổi dậy thì là yếu tố then chốt giúp phòng ngừa vô sinh hiệu quả ngay từ giai đoạn sớm.
Xem thêm: Khám vô sinh hết bao nhiêu tiền?
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/infertility/symptoms-causes/syc-20354317
https://medlineplus.gov/ency/article/001191
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/34228062/