Bảo vệ sức khỏe thai kỳ là một vấn đề quan trọng cần chú ý và có thể được thực hiện qua việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Vậy mẹ bầu nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần bao nhiêu? Cùng Diag tìm hiểu câu trả lời và các thông tin cần biết qua bài viết bên dưới nhé.
Vì sao cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?
Xét nghiệm là một phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe mẹ bầu. Thông qua các chỉ số xét nghiệm, bác sĩ có thể nhanh chóng xác định nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ hay không. Một số lợi ích của xét nghiệm như sau:
- Bảo vệ sức khỏe thai kỳ: Kết quả xét nghiệm sẽ cho biết khả năng xử lý đường huyết của cơ thể người mẹ. Từ đó có hướng thay đổi lối sống phù hợp để đảm bảo sức khỏe thai kỳ ổn định.
- Phát hiện sớm nguy cơ biến chứng ở mẹ: Bệnh có thể không có triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu. Việc phát hiện sớm tạo điều kiện kiểm soát tốt, tránh tăng nguy cơ biến chứng nghiêm trọng như tiền sản giật hoặc sinh non.
- Giảm nguy cơ biến chứng cho thai nhi: Xét nghiệm sớm giúp phòng ngừa các biến chứng ở thai nhi như chậm phát triển sau sinh hoặc tiểu đường tuýp 2.
Xem thêm: Cách đọc kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ từ tuần bao nhiêu?
Xét nghiệm được thực hiện từ tuần thai thứ 24 đến 28, vì đây là thời điểm mà nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao nhất. Tuy nhiên, nếu người mẹ có yếu tố nguy cơ mắc bệnh cao thì bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm vào thời điểm sớm hơn.
Các yếu tố nguy cơ cao bao gồm:
- Thai phụ từ 25 tuổi trở lên.
- Thai phụ thừa cân, béo phì, có chỉ số BMI từ 25 trở lên.
- Thai phụ có tiền sử sinh non, thai lưu, sảy thai trên 3 lần
- Thai phụ có tiền sử sinh con mắc dị tật bẩm sinh, hoặc sinh con nặng trên 4kg.
- Thai phụ có tiền sử bệnh tiểu đường thai kỳ ở những lần mang thai trước đó.
- Thai phụ có tiền sử gia đình mắc tiểu đường.
Xem thêm: Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ mất bao lâu?
Các phương pháp xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ 1 bước
Đây là phương pháp xét nghiệm đơn giản và hiệu quả giúp phát hiện sớm tiểu đường thai kỳ. Thai phụ sẽ uống một dung dịch glucose có nồng độ 75g, sau đó được lấy mẫu máu để đo nồng độ đường huyết. Xét nghiệm yêu cầu lấy mẫu vào các thời điểm: lúc đói, sau ăn 1 giờ và sau ăn 2 giờ.
Phương pháp này có ưu điểm là nhanh chóng và dễ dàng thực hiện, không yêu cầu lấy mẫu nhiều lần. Quá trình thực hiện chỉ mất khoảng 1 – 2 giờ và không yêu cầu phải nhịn ăn quá lâu, do đó rất thuận tiện cho mẹ.
Kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bình thường:
- Chỉ số đường huyết lúc đói: < 90 mg/dL.
- Chỉ số đường huyết lúc đói sau 1 tiếng: < 180 mg/dL.
- Chỉ số đường huyết lúc đói sau 2 tiếng: < 153 mg/dL.
Kết quả xét nghiệm 1 bước cho thấy nguy cơ tiểu đường thai kỳ:
- Chỉ số đường huyết lúc đói: ≥ 90 mg/dL.
- Chỉ số đường huyết lúc đói sau 1 tiếng: ≥ 180 mg/dL.
- Chỉ số đường huyết lúc đói sau 2 tiếng: ≥ 153 mg/dL.
Lưu ý: Nếu cả ba chỉ số của mẹ đều nằm trong ngưỡng bình thường nghĩa là không có khả năng mắc tiểu đường thai kỳ. Nếu có một trong ba chỉ số nằm trong ngưỡng nguy cơ nghĩa là mẹ có khả năng mắc tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm cần được bác sĩ chuyên khoa đánh giá để chẩn đoán bệnh.
Xem thêm: Chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là cao?
Xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ 2 bước
Đây là cách xét nghiệm truyền thống, thường áp dụng cho những thai phụ có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ. Quy trình được thực hiện qua hai bước và đều phải uống lần lượt các dung dịch glucose trước khi tiến hành lấy mẫu máu.
Bước 1: Mẹ cần uống 50g glucose và tiến hành lấy mẫu sau đó 1 giờ. Nếu kết quả bước 1 cho thấy bất thường thì bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện bước 2.
Bước 2: Mẹ cần uống 100g glucose sau khi đã nhịn ăn 8 tiếng trước đó. Sau đó mẹ được lấy mẫu máu vào các thời điểm: lúc đói, sau ăn 1 giờ, 2 giờ và 3 giờ.
Ưu điểm của phương pháp 2 bước là giúp xác định rõ ràng tình trạng tiểu đường thai kỳ và phân loại mức độ nghiêm trọng của bệnh. Việc này giúp mẹ được chăm sóc và theo dõi kỹ lưỡng, từ đó phát hiện các nguy cơ mắc bệnh một cách chính xác. Tuy nhiên, nhược điểm là cần thực hiện hai lần xét nghiệm có thể gây bất tiện và tốn nhiều thời gian.
Cách đọc kết quả xét nghiệm bước 1:
- Chỉ số đường huyết < 130 mg/dL: Kết quả bình thường.
- Chỉ số đường huyết ≥ 130 mg/dL: Kết quả bất thường, bắt buộc phải thực hiện bước 2.
Cách đọc kết quả xét nghiệm bước 2 bất thường:
- Chỉ số đường huyết lúc đói: > 93 mg/dL.
- Chỉ số đường huyết sau 1 tiếng: > 180 mg/dL.
- Chỉ số đường huyết sau 2 tiếng: > 153 mg/dL.
- Chỉ số đường huyết sau 3 tiếng: > 140 mg/dL.
Lưu ý: Nếu cả bốn chỉ số ở bước 2 của mẹ đều thấp hơn ngưỡng cho phép nghĩa là không có khả năng mắc tiểu đường thai kỳ. Nếu có một trong bốn chỉ số nằm trong ngưỡng nguy cơ nghĩa là mẹ có khả năng mắc tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm cần được bác sĩ chuyên khoa đánh giá để chẩn đoán bệnh.
Xét nghiệm tiểu đường chỉ 159k
- Kiểm tra các chỉ số đường huyết và chuẩn đoán tiểu đường.
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Xem thêm: Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần 30
Những câu hỏi về xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
1. Cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bao nhiêu lần?
Trong đa số các trường hợp, thai phụ chỉ cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ một lần trong suốt thai kỳ. Thời gian xét nghiệm thường nằm trong khoảng từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 28. Tuy nhiên, nếu mẹ nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao thì có thể cần xét nghiệm sớm hơn theo chỉ định của bác sĩ.
Xem thêm: Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu TPHCM?
2. Có thể xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần 27 không?
Có thể xét nghiệm. Vì đây là thời gian nằm trong tuần 24 – 28, giai đoạn mà nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao nhất. Việc thực hiện xét nghiệm trong tuần 27 hoàn toàn hợp lý. Điều này sẽ giúp bác sĩ phát hiện sớm bất kỳ vấn đề nào liên quan đến tình trạng đường huyết của mẹ bầu.
Xem thêm: Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bị nôn
3. Thai 29 tuần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ được không?
Xét nghiệm ở tuần 29 vẫn có thể thực hiện, mặc dù đã qua thời gian lý tưởng là từ tuần thứ 24 – 28. Việc xét nghiệm trong tuần 29 vẫn có thể giúp phát hiện sớm tiểu đường thai kỳ nếu chưa thực hiện trước đó. Tuy nhiên, thực hiện muộn có thể dẫn đến kết quả không chính xác và gây chậm trễ trong việc can thiệp điều trị.
4. Tiểu đường thai kỳ nên sinh ở tuần bao nhiêu?
Thai phụ thường được khuyến nghị sinh vào tuần 38 đến tuần 40, tùy theo tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi. Sinh quá muộn có thể tăng nguy cơ các biến chứng như thai to (macrosomia), dẫn đến sinh khó hoặc sinh mổ. Tuy nhiên, nếu tiểu đường thai kỳ không được kiểm soát tốt và có nguy cơ biến chứng thì sẽ chỉ định sinh sớm hơn khoảng tuần 37.
Xem thêm: Chỉ số tiểu đường sau sinh
Lời kết
Như vậy, bài viết đã chia sẻ đầy đủ thông tin về thời điểm lý tưởng để xét nghiệm đái tháo đường trong thai kỳ. Việc tìm hiểu xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần bao nhiêu tạo điều kiện theo dõi và kiểm tra sức khỏe mẹ bầu. Từ đó có hướng kiểm soát đường huyết và điều trị can thiệp kịp thời. Tùy trường hợp sẽ được bác sĩ chỉ định kiểm tra định kỳ mức đường huyết.
Xem thêm: Cách thử tiểu đường thai kỳ tại nhà