Tiểu đường thai kỳ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé. Việc xét nghiệm sớm giúp phát hiện kịp thời và kiểm soát tình trạng này. Vậy xét nghiệm tiểu đường thai kỳ mất bao lâu? Tìm hiểu ngay cùng Diag qua bài viết bên dưới!
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ (hay còn gọi là đái tháo đường thai kỳ) là một tình trạng xuất hiện lượng đường trong máu cao trong suốt thời gian mang thai, dù trước đó mẹ bầu không có tiền sử bệnh tiểu đường. Đây là một bệnh lý khá phổ biến trong thai kỳ và có thể xảy ra ở moi phụ nữ mang thai nào dù có sức khỏe bình thường trước đó.
Mặc dù tiểu đường thai kỳ có thể biến mất sau khi sinh, nhưng nếu không được kiểm soát tốt, nó có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và bé.
Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể ảnh hưởng đến việc chuyển hóa glucose trong cơ thể, khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin để duy trì mức đường huyết ổn định trong cơ thể mẹ bầu. Insulin là một hormone giúp cơ thể sử dụng hoặc lưu trữ glucose (đường) từ các thực phẩm mà chúng ta ăn. Khi cơ thể không sản xuất đủ insulin, lượng đường trong máu tăng lên, dẫn đến tình trạng tiểu đường thai kỳ.
Tiểu đường thai kỳ thường không có triệu chứng rõ ràng. Vì vậy xét nghiệm là cách duy nhất để phát hiện sớm tình trạng này. Nếu phát hiện và điều trị kịp thời, tiểu đường thai kỳ có thể được kiểm soát và giảm thiểu các rủi ro cho sức khỏe của mẹ và bé.
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có ý nghĩa gì?
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là phương pháp quan trọng giúp chẩn đoán chính xác tình trạng tiểu đường trong thai kỳ. Đây là một xét nghiệm cần thiết để phát hiện sớm bệnh, từ đó có phương án điều trị kịp thời, giúp giảm thiểu nguy cơ cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Việc xét nghiệm không chỉ giúp theo dõi mức độ đường huyết trong suốt thai kỳ mà còn giúp bác sĩ đưa ra các biện pháp can thiệp nếu cần thiết, đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ mất bao lâu?
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có thể thực hiện theo hai phương pháp chính: xét nghiệm 1 bước và xét nghiệm 2 bước. Thời gian thực hiện mỗi phương pháp có sự khác biệt.
Xét nghiệm 1 bước
Phương pháp xét nghiệm này được thực hiện khá phổ biến và nhanh chóng. Bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ bầu uống dung dịch glucose có chứa 75g đường, sau đó lấy máu sau 1 giờ và 2 giờ để đo mức đường huyết. Toàn bộ quá trình xét nghiệm kéo dài từ 2 đến 3 giờ.
Xét nghiệm 2 bước
Đối với những phụ nữ có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp xét nghiệm 2 bước. Quá trình này bắt đầu bằng việc uống dung dịch glucose chứa 50g đường, sau đó lấy máu sau 1 giờ.
Nếu kết quả xét nghiệm vẫn bất thường, mẹ bầu cần thực hiện thêm bước thứ hai: uống dung dịch glucose chứa 75g đường và tiếp tục lấy máu sau 2 giờ. Quá trình này có thể kéo dài hơn và mất khoảng 3 đến 4 giờ.
Xem thêm: Cách đọc kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Thời điểm thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Thông thường, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ được thực hiện trong khoảng thời gian từ tuần 24 đến tuần 28 của thai kỳ. Đây là giai đoạn mà cơ thể người mẹ có thể gặp khó khăn trong việc sản xuất đủ insulin để điều chỉnh mức đường huyết.
Tuy nhiên, đối với những phụ nữ có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ (như người có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường, béo phì, hoặc có các yếu tố nguy cơ khác), bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm sớm hơn, thậm chí ngay từ đầu thai kỳ.
Xem thêm: Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần bao nhiêu?
Xét nghiệm tiểu đường chỉ 159k
- Kiểm tra các chỉ số đường huyết và chuẩn đoán tiểu đường.
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Triệu chứng của tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý khá “im lặng”, thường không có triệu chứng rõ ràng, vì vậy nhiều phụ nữ mang thai không nhận ra mình mắc phải bệnh này cho đến khi được bác sĩ chỉ định xét nghiệm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tiểu đường thai kỳ có thể gây ra một số dấu hiệu nhẹ mà mẹ bầu có thể cảm nhận được.
Các triệu chứng điển hình của tiểu đường thai kỳ gồm:
- Khát nước bất thường: Đây là một trong những triệu chứng dễ nhận thấy nhất. Mẹ bầu luôn cảm thấy khát, miệng khô và uống nhiều nước hơn bình thường. Điều này xảy ra do mức đường huyết cao khiến thận phải làm việc vất vả để đào thải glucose gây mất nước.
- Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt vào ban đêm: Nguyên nhân do thận cần đào thải lượng đường dư qua nước tiểu.
- Mệt mỏi bất thường: Thường bị nhầm lẫn mệt mỏi do mang thai. Nguyên nhân do cơ thể không sử dụng đường hiệu quả dẫn đến thiếu năng lượng, mệt mỏi cả khi nghỉ ngơi, ngủ đủ.
- Tầm nhìn mờ: Xảy ra khi mức đường huyết quá cao, gây tổn thương đến các mạch máu nhỏ trong mắt.
- Tăng cân nhanh chóng bất thường: Nguyên nhân do đường huyết cao khiến cơ thể tích nước và muối.
- Da khô, ngứa, và vết thương lâu lành hơn bình thường: Do mức đường huyết cao ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của cơ thể. Dù bị vết thương nhỏ nhưng vẫn rất lâu mới lành.
Xem thêm: Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ nhịn ăn bao lâu?
Nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ
Mặc dù tất cả phụ nữ mang thai đều có thể mắc tiểu đường thai kỳ, nhưng một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao hơn:
Phụ nữ có tiền sử gia đình mắc tiểu đường
Người có người thân mắc tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường type 2, có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ cao. Nguyên nhân do yếu tố di truyền ảnh hưởng đến khả năng cơ thể sử dụng insulin.
Phụ nữ có chỉ số BMI cao (béo phì)
Người có chỉ số BMI từ 30 trở lên có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao hơn. Nguyên nhân do béo phì làm tăng nguy cơ kháng insulin.
Xem thêm: Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần 30
Phụ nữ trên 25 tuổi, đặc biệt là từ 35 tuổi trở lên
Phụ nữ mang thai ở độ tuổi trên 25 (đặc biệt là từ 35 tuổi trở lên) có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao hơn. Tuổi tác ảnh hưởng đến khả năng cơ thể sản xuất insulin và xử lý glucose.
Phụ nữ sinh con có cân nặng lớn
Nguy cơ tiểu đường thai kỳ càng cao ở những mẹ bầu có tiền sử sinh em bé nặng trên 4 kg. Tình trạng em bé thừa cân thường liên quan đến vấn đề đường huyết của mẹ không kiểm soát tốt.
Xem thêm: Chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là cao?
Phụ nữ mang thai lần đầu hoặc có nhiều lần sinh
Phụ nữ mang thai lần đầu có thể có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao hơn do thay đổi hormone trong thai kỳ. Ngoài ra, phụ nữ có nhiều lần sinh cũng có nguy cơ cao hơn vì cơ thể có thể không phục hồi tốt từ các lần mang thai trước.
Phụ nữ có tiền sử mắc tiểu đường thai kỳ
Nếu đã mắc tiểu đường thai kỳ trong một lần mang thai trước, mẹ bầu có nguy cơ cao tái phát trong các lần mang thai sau. Mẹ bầu cần kiểm tra thường xuyên và tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ trong suốt thai kỳ.
Biến chứng của tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và bé. Dưới đây là những biến chứng có thể xảy ra nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời:
Đối với mẹ
Tiền sản giật (Pre-eclampsia)
Tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ mắc tiền sản giật, tình trạng nguy hiểm có thể khiến huyết áp tăng cao đột ngột và gây tổn thương đến các cơ quan quan trọng như thận và gan. Tiền sản giật có thể đe dọa tính mạng cả mẹ và thai nhi, bắt buộc can thiệp y tế kịp thời.
Sinh non
Tiểu đường thai kỳ không được kiểm soát có thể làm tăng nguy cơ sinh non, tức là sinh con trước tuần 37 của thai kỳ. Điều này có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho bé như khó thở, phát triển chậm hoặc cần phải chăm sóc đặc biệt.
Xem thêm: Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bị nôn
Dễ bị nhiễm trùng
Mức đường huyết cao có thể làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, khiến mẹ bầu dễ bị nhiễm trùng. Đặc biệt là nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng âm đạo hoặc các vết thương không lành.
Đối với bé
Trẻ sinh ra có cân nặng lớn (Béo phì)
Khi mẹ mắc tiểu đường thai kỳ, mức đường huyết cao có thể khiến thai nhi phát triển quá mức, dẫn đến sinh con có trọng lượng trên 4kg. Trẻ có cân nặng lớn có thể gặp khó khăn khi sinh và cần hỗ trợ y tế đặc biệt.
Hạ đường huyết sau sinh
Trẻ sinh ra từ mẹ bị tiểu đường thai kỳ có thể gặp tình trạng hạ đường huyết (đường huyết thấp) ngay sau khi sinh. Điều này xảy ra do bé đã thích nghi với mức đường huyết cao trong bụng mẹ. Khi ra ngoài, cơ thể bé không kịp thích ứng và cần được điều trị kịp thời.
Xem thêm: Chỉ số tiểu đường sau sinh
Vấn đề về hô hấp
Tiểu đường thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ các vấn đề hô hấp cho bé ngay sau sinh. Nguyên nhân vì thai nhi có thể phát triển phổi chưa đầy đủ. Điều này khiến bé khó thở và cần được chăm sóc đặc biệt.
Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sau này
Trẻ em sinh ra từ mẹ mắc tiểu đường thai kỳ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn khi trưởng thành. Bé cũng có thể gặp phải các vấn đề sức khỏe liên quan đến béo phì và kháng insulin.
Quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Đối với xét nghiệm 1 bước
Bước 1 – Uống dung dịch glucose: Mẹ bầu sẽ uống dung dịch chứa 75g glucose. Đây là dung dịch có vị ngọt và khá khó uống đối với một số người.
Bước 2 – Lấy máu: Sau khi uống dung dịch glucose, mẹ bầu sẽ phải chờ đợi khoảng 1 giờ trước khi lấy mẫu máu đầu tiên. Sau 2 giờ, mẫu máu thứ hai sẽ được lấy để đo mức đường huyết.
Bước 3 – Trả kết quả xét nghiệm: Kết quả sẽ có sau khoảng 1-2 ngày làm việc. Nếu mức đường huyết cao hơn mức cho phép, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và yêu cầu theo dõi tiếp.
Đối với xét nghiệm 2 bước
Bước 1 – Uống dung dịch glucose 50g: Mẹ bầu sẽ uống dung dịch glucose 50g và đợi 1 giờ.
Bước 2 – Lấy máu sau 1 giờ: Mẫu máu sẽ được lấy sau 1 giờ để kiểm tra mức đường huyết của bạn.
Bước – 3 Tiếp tục xét nghiệm nếu cần: Nếu kết quả xét nghiệm đầu tiên không bình thường, bác sĩ sẽ yêu cầu tiếp tục với bước 2 của xét nghiệm, uống dung dịch glucose 75 g và lấy máu sau 2 giờ để xác nhận kết quả.
Xem thêm: Kinh nghiệm đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Những câu hỏi về xét nghiệm tiểu đường thai kỳ mất bao lâu
1. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ lấy máu mấy lần?
Tùy thuộc vào phương pháp xét nghiệm, thai phụ sẽ phải lấy máu từ 2 đến 3 lần. Nếu thực hiện xét nghiệm 1 bước, bạn sẽ lấy máu 2 lần, sau 1 giờ và 2 giờ.
Nếu thực hiện xét nghiệm 2 bước, bạn sẽ lấy máu 3 lần: lần đầu sau 1 giờ uống dung dịch glucose 50g và nếu cần, lần thứ hai và thứ ba sau khi uống dung dịch glucose 75g.
2. Lưu ý gì trước khi thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?
Để đảm bảo kết quả chính xác, mẹ bầu cần chú ý những điểm sau:
- Không ăn uống ít nhất 8 giờ trước khi xét nghiệm: Tốt nhất là thực hiện xét nghiệm vào buổi sáng khi chưa ăn gì để có kết quả chính xác nhất.
- Không uống đồ ngọt hoặc thức uống chứa caffeine: Tránh uống nước trái cây, cà phê, hay các loại đồ uống có caffeine trước khi xét nghiệm.
- Báo cáo các vấn đề sức khỏe: Nếu bị cảm cúm, nhiễm trùng, hoặc có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác, hãy thông báo cho bác sĩ trước khi xét nghiệm, vì những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến kết quả.
Địa chỉ thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
HIện nay, Diag là trung tâm y khoa chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh chất lượng cao. Các kết quả tại Diag được tin tưởng nhờ độ chính xác, nhanh chóng, có giá trị cao trong việc điều trị. Diag cung cấp các dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán bệnh lý về thận với chi phí tiết kiệm nhất hiện nay.
Lưu ý: Dịch vụ siêu âm, chẩn đoán hình ảnh chỉ áp dụng khi xét nghiệm trực tiếp tại trung tâm y khoa Diag Cao Thắng (Địa chỉ: 414 – 420 Cao Thắng, phường 12, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh).
Khách hàng có nhu cầu xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh bệnh lý thận có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Diag thông qua các kênh sau:
- Trang chủ Diag: https://diag.vn/
- Hotline: 1900 1717
Xem thêm: Cách thử tiểu đường thai kỳ tại nhà
Lời kết
Trong bài viết này, Diag đã cung cấp thông tin liên quan đến vấn đề ‘xét nghiệm tiểu đường thai kỳ mất bao lâu’. Việc nắm rõ quy trình và thời gian thực xét nghiệm, cũng như các điều cần lưu ý là điều cần thiết.