Tiểu đường thai kỳ là một trong những vấn đề thường gặp ở các thai phụ. Tuy nhiên, không phải ai cũng ý thức được về những tác động của bệnh cũng như xét nghiệm hay thăm khám sớm. Vậy xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có quan trọng không? Không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không? Hãy cùng Diag tìm hiểu qua bài viết.
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?
Bệnh tiểu đường thai kỳ (đái tháo đường thai kỳ) là tình trạng đường huyết tăng cao ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân dẫn đến tiểu đường thai kỳ là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khiến lượng đường trong máu tăng lên đột ngột. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé. Đặc biệt, dù lượng đường huyết thường trở về bình thường sau khi sinh nhưng tỷ lệ mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường rất cao.
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là xét nghiệm kiểm tra nồng độ glucose (đường) trong máu nhằm phát hiện bệnh tiểu đường thai kỳ. Đây là một phần quan trọng trong chương trình chăm sóc sức khỏe trước khi sinh.
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để làm gì?
Nhiều người thắc mắc có cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ không? Câu trả lời là CÓ. Tiểu đường thai kỳ là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, có thể gây ra nhiều biến chứng cho cả mẹ và bé nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Xét nghiệm này giúp:
- Phát hiện sớm bệnh: Nhờ xét nghiệm, bác sĩ có thể phát hiện sớm tình trạng tiểu đường thai kỳ, ngay cả khi bạn không có bất kỳ triệu chứng nào.
- Điều trị kịp thời: Việc điều trị sớm sẽ giúp kiểm soát đường huyết, giảm thiểu các biến chứng cho cả mẹ và bé.
- Ngăn ngừa biến chứng: Tiểu đường thai kỳ không được kiểm soát có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đổi với mẹ và bé.
- Đối với mẹ: Tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, thường phải sinh mổ, tăng nguy cơ mắc tiểu đường type 2 sau khi sinh.
- Đối với bé: Bị sinh non, thai nhi quá lớn, dị tật bẩm sinh, vàng da, hạ đường huyết sau sinh, béo phì, và tiểu đường type 2 khi lớn lên.
Vậy không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không? Để bảo vệ sức khỏe bản thân và sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu vẫn nên xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ theo khuyến cáo của các tổ chức y tế. Xét nghiệm giúp phát hiện và kiểm soát tốt bệnh lý, tránh các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ bầu và bé. Nếu bỏ qua xét nghiệm này, mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ không được can thiệp y tế kịp thời có thể mắc bệnh đái tháo đường type 2 sau sinh kèm các vấn đề sức khỏe như bệnh mạch máu, tim, thận, mắt…
Khi nào nên xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ?
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ được thực hiện vào khoảng tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ. Tuy nhiên, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm sớm hơn nếu bạn có các yếu tố nguy cơ như:
- Tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường.
- Đã từng bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước.
- Tuổi cao.
- Béo phì.
- Huyết áp cao.
- Hội chứng buồng trứng đa nang hoặc các bệnh lý có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao.
Khi mang thai, mẹ bầu nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng của mình để được chỉ định thời gian xét nghiệm phù hợp.
Kết quả xét nghiệm bao nhiêu là bình thường?
Để sàng lọc và chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ, bác sĩ thường chỉ định hai xét nghiệm bao gồm: Xét nghiệm thử glucose và xét nghiệm dung nạp glucose.
Xét nghiệm thử glucose
Xét nghiệm thử glucose được chỉ định để sàng lọc tiểu đường thai kỳ. Kết quả xét nghiệm cho bác sĩ biết nguy cơ mắc bệnh ở một thai phụ.
Giá trị đường huyết bình thường đối với xét nghiệm thử glucose là dưới 140 mg/dL. Nếu kết quả xét nghiệm bằng hoặc cao hơn chỉ số này, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện dung nạp glucose sau 3 giờ.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, mỗi đơn vị xét nghiệm sẽ có quy chuẩn về phạm vi bình thường khác nhau. Bạn cần trao đổi với đơn vị xét nghiệm để biết chi tiết về ngưỡng bình thường và bất thường của xét nghiệm.
Xét nghiệm dung nạp glucose
Xét nghiệm dung nạp glucose giúp chẩn đoán tiểu đường thai kỳ. Đây là xét nghiệm được đánh giá khá phức tạp vì thai phụ cần nhịn ăn và lấy mẫu nhiều lần. Tuy nhiên, xét nghiệm này không được chỉ định trong một số trường hợp, nên bạn cần trao đổi với bác sĩ về việc mình có thể thực hiện được xét nghiệm này hay không.
Mức bình thường của lượng đường trong máu đối với xét nghiệm dung nạp glucose thường được phân theo từng thời gian xét nghiệm, cụ thể:
- Lượng đường trong máu lúc đói: <95 mg/dL.
- Sau một giờ: <180 mg/dL.
- Sau hai giờ: <155 mg/dL.
- Sau ba giờ: <140 mg/dL.
Lưu ý: Giá trị tham chiếu có thể thay đổi tuỳ phòng xét nghiệm và dụng cụ xét nghiệm.
Nếu kết quả xét nghiệm tăng cao ở ít nhất hai thời điểm, bạn có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ. Nếu chỉ có một kết quả tăng cao, bác sĩ có thể chỉ định bạn xét nghiệm lại sau vài tuần. Bạn cũng cần lưu ý rằng, ngưỡng bình thường có thể khác nhau ở mỗi đơn vị xét nghiệm, điều quan trọng là cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được giải thích kết quả và tư vấn hướng xử lý phù hợp.
Kinh nghiệm đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Nhiều thai phụ lo lắng về việc chuẩn bị gì trước khi xét nghiệm, có được uống nước trước xét nghiệm tiểu đường thai kỳ không… Việc chuẩn bị gì trước khi xét nghiệm sẽ tùy vào loại xét nghiệm, tình trạng sức khỏe và nhiều yếu tố khác. Tốt nhất, bạn nên trao đổi với trung tâm xét nghiệm về những điều cần chuẩn bị để đảm bảo kết quả xét nghiệm chuẩn xác nhất.
Một số điều có thể cần được lưu ý bao gồm:
- Thai phụ cần ăn ít nhất 150 gam carbohydrate mỗi ngày trong ba ngày trước khi xét nghiệm.
- Thai phụ cần nhịn ăn và uống ít nhất 8 đến 12 tiếng trước khi xét nghiệm dung nạp glucose và có thể uống một vài ngụm nước vào buổi sáng ngày xét nghiệm.
- Lên lịch xét nghiệm vào sáng sớm.
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu?
Hiện nay, bạn có thể xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại các bệnh viện hoặc các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín. Trong đó, trung tâm y khoa Diag là địa chỉ chất lượng, chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ nói riêng và các vấn đề sức khỏe thai kỳ nói chung.
Bạn có thể liên hệ với trung tâm qua số hotline 1900 1717 hoặc đến trực tiếp các điểm lấy mẫu để được tư vấn chi tiết về quy trình xét nghiệm. Trung tâm có hơn 35 chi nhánh tại các tỉnh, thành phố lớn giúp bạn thuận tiện di chuyển và tiết kiệm thời gian chờ. Diag với hơn 25 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ bác sĩ chuyên khoa hàng đầu sẽ hỗ trợ giải thích kết quả xét nghiệm và định hướng phương pháp điều trị phù hợp nếu mắc bệnh. Đặc biệt, bạn hoàn toàn chủ động đăng ký thời gian để bác sĩ gọi điện tư vấn theo lịch phù hợp.
Lời kết
Nhiều thai phụ thắc mắc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có quan trọng không, trên thực tế, việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là một phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn cho cả mẹ và bé.