Xét nghiệm tiểu đường có cần nhịn ăn không? Đây là câu hỏi nhiều người đặt ra khi chuẩn bị đi kiểm tra tiểu đường. Việc nhịn ăn có thể cần thiết cho một số loại xét nghiệm, trong khi các loại khác thì không. Bài viết này của Diag sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình xét nghiệm tiểu đường và những điều cần lưu ý trước khi tiến hành.

Bệnh tiểu đường là gì?

Tiểu đường hay đái tháo đường là bệnh gây rối loạn chuyển hóa glucose (đường) trong cơ thể. Đây là nguyên liệu cần thiết để tạo năng lượng cho các hoạt động của tế bào. Các dạng bệnh tiểu đường gồm:

  • Tiền tiểu đường: Dạng rối loạn dung nạp glucose hoặc rối loạn glucose khi đói. Lượng đường trong máu cao hơn bình thường nhưng chưa đủ để chẩn đoán tiểu đường type 2.
  • Tiểu đường type 1: Xảy ra ở người có phản ứng tự miễn khiến cơ thể ngưng sản xuất insulin.
  • Tiểu đường type 2: Xuất hiện khi cơ thể sản xuất kháng thể kháng insulin hoặc tuyến tụy sản xuất ít insulin hơn bình thường. Người bệnh không phản ứng hiệu quả với insulin.
  • Tiểu đường thai kỳ: Xảy ra ở mẹ bầu do tế bào ít nhạy cảm với insulin hơn. Bệnh có thể tự khỏi sau khi sinh bé.

Các triệu chứng tiểu đường thường gặp ở người bệnh:

  • Số lần đi tiểu nhiều.
  • Mệt mỏi không rõ nguyên do.
  • Thường xuyên cảm thấy đói, khát.
  • Mắt mờ, khả năng nhìn kém.
  • Xuất hiện vết loét trên da nhưng lâu lành hơn bình thường.
  • Yếu cơ, rối loạn cương dương, giảm ham muốn tình dục ở nam giới.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu, da khô và ngứa, nấm men đường sinh dục ở nữ giới.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Các nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường gồm:

  • Do di truyền.
  • Do béo phì.
  • Do người bị cao huyết áp.
  • Do nồng độ cholesterol trong máu cao.
  • Người có thói quen sống không lành mạnh.
  • Người từng bị tiểu đường khi mang thai.
  • Người có nồng độ glucose không ổn định.
  • Người từ 40 tuổi trở lên.

Các biến chứng tiểu đường có thể xảy ra

Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể gây ra các biến chứng:

  • Biến chứng tim mạch: Tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ.
  • Tổn thương thận: Tiểu đường có thể gây suy thận nếu không điều trị kịp thời.
  • Tổn thương thần kinh: Gây tê bì, đau, hoặc mất cảm giác ở tay, chân.
  • Biến chứng mắt: Nhìn mờ, mắt nhấp nháy, nổi hột. Có thể dẫn đến mù lòa.
  • Biến chứng bàn chân: Gây loét chân, có thể dẫn đến cắt cụt chân nếu nhiễm trùng nghiêm trọng.

Các xét nghiệm cần thực hiện để chẩn đoán tiểu đường

Có nhiều xét nghiệm được thực hiện để tầm soát bệnh tiểu đường:

  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói: Xét nghiệm phổ biến để kiểm tra mức đường huyết. Xét nghiệm được thực hiện qua mẫu máu lấy vào buổi sáng khi đói.
  • Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống (OGTT): Xét nghiệm thực hiện thông qua uosng dung dịch chứa glucose. Kỹ thuật viên sẽ lấy mẫu máu trước và sau khi uống glucose để kiểm tra.
  • Xét nghiệm HbA1C: Xét nghiệm đo lượng đường trung bình trong máu trong 2 đến 3 tháng.
  • Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên: Xét nghiệm ngẫu nhiên để kiểm tra mức đường huyết vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

Xem thêm: Kiểm tra tiểu đường

Xét nghiệm tiểu đường cần nhịn ăn không?

Xét nghiệm tiểu đường có cần nhịn ăn không và thời gian nhịn ăn bao lâu còn phụ thuộc vào loại xét nghiệm bác sĩ chỉ định. Cụ thể:

  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói: Cần nhịn ăn và uống tối thiểu 8 tiếng trước khi lấy mẫu. Có thể uống nước lọc bình thường.
  • Xét nghiệm HbA1C: Không cần nhịn ăn trước khi lấy mẫu.
  • Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống (OGTT): Cần lấy mẫu vào buổi sáng. Mọi người cần nhịn đói từ 10 đến 12 tiếng trước khi lấy mẫu.
  • Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên: Không cần nhịn ăn trước khi lấy mẫu.

Xem thêm: HbA1c tiền tiểu đường

FAQ

1. Chỉ số xét nghiệm tiểu đường bao nhiêu là bình thường?

  • Lượng đường bình thường trong máu: Khoảng 70 – 100 mg/dL (4.0 – 5.5 mmol/l).
  • Lượng đường trong máu ở người bị tiền tiểu đường: Khoảng 100 – 125 mg/dL (5.6 – 6.9 mmol/l).
  • Lượng đường trong máu người bị tiểu đường: Luôn vượt ngưỡng 126 mg/dL (7 mmol/L).

Ngoài ra, chỉ số xét nghiệm tiểu đường còn phụ thuộc vào từng loại xét nghiệm. Cụ thể:

Xét nghiệm đường huyết lúc đói

  • Bình thường: Rơi vào khoảng 70 – 100 mg/dL (~ 3.9 – 6.4 mmol/L).
  • Bị tiểu đường: Cao hơn hoặc bằng 7 mmol/L
  • Lượng đường trong máu thấp hơn 3.9 mmol/L hoặc trong khoảng 6.4 mmol/L – 6.9 mmol/L: Thực hiện xét nghiệm lại vào ngày hôm sau. Bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thêm xét nghiệm dung nạp glucose.

Xét nghiệm dung nạp glucose

  • Bình thường: Dưới 7.8 mmol/L.
  • Có nguy cơ tiểu đường: Rơi vào khoảng 7.8 – 11 mmol/L.
  • Bị tiểu đường: Trên 11.1 mmol/L.

Xét nghiệm HbA1C

  • Bình thường: Dưới 5.7%
  • Có nguy cơ tiểu đường: Từ 5.7 – 6.4%.
  • Bị tiểu đường: Trên 6.4%.

Xét nghiệm glucose ngẫu nhiên

  • Có nguy cơ tiểu đường: Trên 11.1 mmol/L.
  • Bị tiểu đường: Trên 11.1 mmol/L khi xét nghiệm 2 lần hoặc có dấu hiệu điển hình của tiểu đường.

2. Lưu ý gì khi xét nghiệm tiểu đường?

Để đảm bảo kết quả chính xác, mọi người cần:

  • Tuân thủ chỉ định bác sĩ hoặc kỹ thuật viên về việc ngưng ăn uống trong khoảng thời gian được yêu cầu. Có thể uống nước lọc.
  • Mặc áo ngắn, quần áo rộng rãi để dễ dàng lấy mẫu và thực hiện các xét nghiệm khác.
  • Mang theo đầy đủ giấy tờ tùy thân, sổ khám bệnh.
  • Thông báo với bác sĩ nếu có tiền sử bị dị ứng, ngất xỉu.
  • Giữ tinh thần thoải mái, không gồng người, bắt chéo chân khi lấy mẫu.
  • Không sử dụng chất kích thích, cà phê, rượu, bia trước khi lấy mẫu.

Xem thêm: Khám tiểu đường ở đâu tốt TPHCM?

Tổng kết

Xét nghiệm tiểu đường có cần nhịn ăn không? Để đảm bảo độ chính xác của kết quả xét nghiệm, câu trả lời là CÓ. Mọi người cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và kỹ thuật viên trước khi lấy mẫu. Dựa trên kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng người.