Uống thuốc tiểu đường có hại gì? Tuy thuốc giúp kiểm soát mức đường huyết, nhưng nếu sử dụng không đúng cách hoặc không được theo dõi chặt chẽ, thuốc có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Cùng Diag tìm hiểu về các tác dụng phụ, cũng như những lưu ý nhằm sử dụng thuốc đúng cách.

Khi nào nên uống thuốc tiểu đường?

Thuốc ổn định đường huyết thường được chỉ định khi cơ thể không thể duy trì mức đường huyết ổn định qua ăn uống và luyện tập thể dục. Đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, thuốc tiểu đường có thể được dùng khi thay đổi lối sống không đủ hiệu quả. Trong khi đó, bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 cần phải tiêm insulin suốt đời vì cơ thể không sản xuất insulin.

Xem thêm: Khi nào phải uống thuốc tiểu đường?

Các loại thuốc tiểu đường hiện nay

Hiện nay, điều trị tiểu đường chủ yếu bao gồm hai nhóm thuốc chính: Thuốc tiêm insulin và thuốc uống giảm đường huyết. Mỗi loại thuốc có tác dụng khác nhau và được chỉ định tùy theo loại tiểu đường và mức độ kiểm soát mức đường trong máu của bệnh nhân.

Thuốc tiêm insulin

Insulin là thuốc chủ yếu cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và đôi khi cho tiểu đường tuýp 2 khi thuốc uống không hiệu quả. Các loại insulin bao gồm:

  • Insulin tác dụng nhanh (như Actrapid) giúp kiểm soát đường huyết sau ăn.
  • Insulin tác dụng dài (như Lantus) duy trì mức đường huyết ổn định suốt cả ngày.
  • Insulin hỗn hợp (như Mixtard) kết hợp insulin tác dụng nhanh và dài.

Xem thêm: Thuốc tiểu đường tuýp 2

Thuốc uống giảm đường huyết

Đây là nhóm thuốc dành cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 và được sử dụng khi chế độ ăn uống và tập luyện thể dục không đủ hiệu quả. Một số thuốc uống phổ biến bao gồm:

  • Metformin: Giúp cải thiện độ nhạy insulin và giảm sản xuất glucose từ gan.
  • Sulfonylurea: Tăng sản xuất insulin từ tuyến tụy.
  • GLP-1 agonists: Giảm thèm ăn và cải thiện chức năng tim mạch.
  • SGLT2 inhibitors: Giúp thải đường qua nước tiểu và bảo vệ thận.

Xem thêm: Các nhóm thuốc tiểu đường

Uống thuốc tiểu đường có hại không?

Thuốc điều trị tiểu đường là một phần quan trọng trong việc kiểm soát bệnh, giúp duy trì mức đường huyết ổn định và giảm thiểu nguy cơ biến chứng. Tuy nhiên, thuốc cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu không sử dụng đúng cách. Người bệnh cần tự theo dõi khi bắt đầu sử dụng thuốc để có thể phát hiện sớm những dấu hiệu nghi ngờ.

  • Một số người có thể gặp phản ứng dị ứng với thuốc, gây ra các triệu chứng như phát ban, ngứa ngáy, hoặc sưng tấy, đặc biệt là đối với các loại thuốc như insulin hoặc sulfonylurea. Dị ứng thuốc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và cần được báo ngay cho bác sĩ để điều chỉnh liệu trình điều trị.
  • Đầy bụng và tiêu chảy là tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng metformin, một loại thuốc phổ biến trong điều trị tiểu đường tuýp 2. Các triệu chứng này thường xuất hiện trong giai đoạn đầu điều trị, và có thể giảm dần khi cơ thể làm quen với thuốc. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hoặc gây khó chịu, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ để thay đổi thuốc hoặc điều chỉnh liều lượng.
  • Gây hạ đường huyết là một tác dụng phụ nguy hiểm, đặc biệt đối với bệnh nhân tuýp 1 và tuýp 2 khi sử dụng insulin hoặc sulfonylurea. Hạ đường huyết có thể xảy ra nếu người bệnh uống thuốc quá liều hoặc không ăn đủ bữa ăn, đặc biệt là khi sử dụng thuốc tác dụng nhanh. Triệu chứng của hạ đường huyết bao gồm cảm giác mệt mỏi, run rẩy, đổ mồ hôi, và nếu không được xử lý kịp thời, có thể gây ra tình trạng nguy hiểm.
  • Một số loại thuốc có thể gây tổn thương hoặc làm suy giảm chức năng chức năng gan và thận nếu không sử dụng đúng cách, đặc biệt là khi sử dụng lâu dài. Vì vậy, bệnh nhân sử dụng thuốc cần được theo dõi định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.

Xem thêm: Thuốc chống biến chứng tiểu đường

Những lưu ý khi sử dụng thuốc

Việc sử dụng thuốc điều trị tiểu đường hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào việc uống thuốc đúng cách mà còn cần kết hợp với các yếu tố khác như lối sống và chăm sóc toàn diện.

Sử dụng thuốc đúng quy định

Để đảm bảo thuốc phát huy tối đa tác dụng, bệnh nhân tiểu đường cần tuân thủ liều lượng và thời gian sử dụng đúng như bác sĩ chỉ định. Việc bỏ qua hoặc tự ý thay đổi liều có thể làm mất kiểm soát đường huyết, gây hạ hoặc tăng đường huyết đột ngột, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Thăm khám sức khỏe định kỳ

Để theo dõi và đánh giá hiệu quả của thuốc, bệnh nhân cần thăm khám định kỳ. Việc kiểm tra chức năng gan và thận, cùng với xét nghiệm đường huyết, sẽ giúp phát hiện sớm những ảnh hưởng có thể xảy ra và điều chỉnh liệu trình điều trị kịp thời.

Lối sống lành mạnh

  • Chế độ ăn uống hợp lý nhiều rau quả, thực phẩm ít đường, hạn chế tinh bột và các thực phẩm chế biến sẵn để kiểm soát mức đường huyết.
  • Tập thể dục đều đặn giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn và duy trì mức đường huyết ổn định.
  • Giấc ngủ đầy đủ giúp điều hòa hormone và hỗ trợ quá trình trao đổi chất, ảnh hưởng trực tiếp đến mức đường huyết.

Giữ tâm lý lành mạnh

Stress và lo âu có thể gây ra triệu chứng đường huyết cao và gây khó khăn trong việc kiểm soát bệnh. Thực hành các biện pháp thư giãn giúp giảm căng thẳng và duy trì mức đường huyết ổn định. Bệnh nhân tiểu đường cũng nên tìm cách duy trì thái độ tích cực và sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè để vượt qua thử thách trong việc điều trị.

Xét nghiệm tiểu đường chỉ 159k

  • Kiểm tra các chỉ số đường huyết và chuẩn đoán tiểu đường.
  • Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.

GỌI LẠI CHO TÔI

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Giải đáp thắc mắc về vấn đề uống thuốc tiểu đường

1. Chỉ số đường huyết bao nhiêu thì phải uống thuốc tiểu đường?

Khi mức đường huyết vượt qua ngưỡng bình thường (trên 126 mg/dl lúc đói hoặc trên 200 mg/dl sau bữa ăn), bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc để kiểm soát mức đường trong máu.

2. Tiểu đường có nên uống thuốc tây không?

Thuốc tây như metformin và insulin là những phương pháp điều trị phổ biến và hiệu quả, được khuyến nghị theo chỉ định của bác sĩ.

3. Tiểu đường có phải uống thuốc suốt đời không?

Đối với tiểu đường tuýp 1, việc sử dụng insulin là suốt đời. Còn tiểu đường tuýp 2 có thể điều chỉnh với thuốc và thay đổi lối sống, nhưng trong nhiều trường hợp, người bệnh vẫn cần duy trì thuốc lâu dài.

Tổng kết

Vậy uống thuốc tiểu đường có hại gì? Thuốc điều trị tiểu đường là phần quan trọng trong việc điều trị và quản lý bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải sử dụng thuốc đúng cách và theo dõi định kỳ để tránh các tác dụng phụ. Việc tham vấn bác sĩ và theo dõi thường xuyên sẽ giúp người bệnh sống khỏe mạnh và ngăn ngừa biến chứng của bệnh.

 

Xem thêm: Tiền tiểu đường có cần uống thuốc không?