Tiểu đường giai đoạn 3 là nặng nhất khi cơ thể không thể sử dụng insulin hiệu quả. Vậy làm thế nào để nhận biết triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối? Tiểu đường giai đoạn cuối có chữa được không? Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu? Cùng Diag tìm hiểu câu trả lời với các biến chứng tiểu đường giai đoạn 3.
Tổng quan về tiểu đường giai đoạn cuối
Giai đoạn cuối của tiểu đường, còn gọi là tiểu đường giai đoạn 3, là giai đoạn nặng nhất của bệnh. Lúc này cơ thể đã mất khả năng kiểm soát đường trong máu hiệu quả. Các phương pháp điều trị thông thường như thuốc uống hoặc insulin không còn hiệu quả trong việc duy trì mức đường huyết ổn định.
Ở bệnh tiểu đường giai đoạn cuối, tuyến tụy hầu như không còn khả năng sản xuất insulin. Đồng thời, cơ thể hoàn toàn kháng lại insulin và không còn khả năng sử dụng insulin hiệu quả. Người bệnh có đường huyết tăng cao không kiểm soát và gặp nhiều khó khăn trong quá trình điều trị.
Xem thêm: Dấu hiệu bệnh tiểu đường
Triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối
Triệu chứng bệnh ở giai đoạn 3 rất nghiêm trọng. Các triệu chứng thường phản ánh sự suy giảm chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể.
- Mệt mỏi cực độ: Người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, và thiếu năng lượng dù nghỉ ngơi đầy đủ.
- Giảm cân nghiêm trọng không rõ nguyên nhân: Mặc dù ăn uống bình thường, nhưng cơ thể không thể chuyển hóa glucose. Thay vào đó, cơ thể sử dụng mỡ và cơ để lấy năng lượng, dẫn đến sụt cân nghiêm trọng.
- Mất nước: Glucose trong máu tăng cao làm thận phải làm việc quá mức để loại bỏ lượng đường dư thừa qua nước tiểu. Điều này khiến cơ thể mất nước, da khô, tiểu nhiều, và khát nước liên tục.
- Vấn đề thị lực: Tiểu đường có thể gây mờ mắt, thậm chí mất thị lực. Nguyên nhân là do tổn thương võng mạc và áp lực lên các mạch máu nhỏ trong mắt.
- Dễ bị viêm loét: Các vết thương lâu lành hơn bình thường do hệ miễn dịch bị suy yếu. Vết thương không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến loét và nhiễm trùng nghiêm trọng.
- Buồn nôn và nôn: Dấu hiệu của sự tích tụ các chất độc trong máu. Nguyên nhân do thận suy giảm chức năng và không thể loại bỏ chất cặn bã hiệu quả.
Xem thêm: Dấu hiệu tiền tiểu đường
Biến chứng tiểu đường giai đoạn cuối
Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối có nhiều biến chứng rất nghiêm trọng. Các biến chứng này không chỉ gây suy giảm chức năng của nhiều hệ thống cơ thể mà còn đe dọa đến tính mạng:
- Vấn đề tim mạch: Tiểu đường làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim, và xơ vữa động mạch. Bệnh tim mạch nếu không được can thiệp y tế kịp thời có thể gây tử vong.
- Tổn thương thận: Tiểu đường không kiểm soát tốt sẽ gây tổn thương các mao mạch ở thận, dẫn đến suy thận. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh thận giai đoạn cuối.
- Tổn thương thần kinh: Tay, chân, và bàn chân có cảm giác đau, tê bì, và ngứa ran. Người bệnh mất cảm giác và không nhận thấy vết thương ở những vị trí này, có thể gây nhiễm trùng nặng và lở loét bàn chân, bàn tay.
- Liệt dạ dày: Tình trạng này xảy ra khi các dây thần kinh điều khiển sự co bóp của dạ dày bị tổn thương do đường huyết cao kéo dài. Điều này khiến dạ dày không thể co bóp và tiêu hóa thức ăn bình thường.
- Bệnh võng mạc do tiểu đường: Bệnh nhân tiểu đường lâu năm có nguy cơ cao bị tổn thương võng mạc. Biến chứng sẽ gây xuất huyết võng mạc, suy giảm thị lực, mờ mắt, thậm chí là mù lòa vĩnh viễn.
- Viêm loét: Nguyên nhân là do bệnh đã làm suy giảm miễn dịch, khiến vi khuẩn, virus, và nấm dễ tấn công. Các vết loét và vết thương lâu lành hơn bình thường, dễ tiến triển thành nhiễm trùng nặng.
- Hôn mê do tiểu đường: Biến chứng cấp tính, có thể xảy ra nhanh và đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Các biến chứng hôn mê có thể là hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, hôn mê nhiễm toan ceton, hôn mê nhiễm toan axit lactic…
Xem thêm: Tiểu đường vết thương không lành
Tiểu đường bao nhiêu năm thì xuất hiện biến chứng?
Thời gian xuất hiện biến chứng của bệnh tiểu đường tùy thuộc từng cá nhân và cách kiểm soát bệnh. Thời gian trung bình xuất hiện biến chứng có thể dao động từ 5 – 10 năm kể từ lúc mắc bệnh.
Tiểu đường giai đoạn cuối có chữa được không?
Hiện tại chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường giai đoạn cuối. Việc can thiệp điều trị lúc này chỉ nhằm mục đích giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra. Người bệnh cần kiểm soát đường huyết và thay đổi lối sống phù hợp để tăng cường sức khỏe.
Xem thêm: Tăng đường huyết có phải tiểu đường không?
Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Người bị bệnh tiểu đường giai đoạn cuối có tuổi thọ giảm khoảng 5 – 10 năm so với người không mắc bệnh. Nếu được điều trị và thực hiện tốt các biện pháp quản lý bệnh thì vẫn có thể sống lâu dài như người bình thường, nghĩa là tuổi thọ không bị suy giảm.
Xét nghiệm tiểu đường chỉ 159k
- Kiểm tra các chỉ số đường huyết và chuẩn đoán tiểu đường.
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Xem thêm: Tiền tiểu đường bao lâu thành tiểu đường?
Quản lý bệnh đái tháo đường giai đoạn cuối như thế nào?
Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối là tình trạng rất nghiêm trọng và cần được kiểm soát tốt. Các chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện những điều sau:
- Duy trì đường huyết ổn định: Bằng cách dùng insulin hoặc uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Điều trị biến chứng: Các biến chứng về thận, mắt, tim mạch… có thể được điều trị.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Tăng cường chất xơ và chất béo tốt từ mỡ cá, dầu mè và dầu oliu. Cần giảm tiêu thụ các món ăn nhiều tinh bột, đường, và chất béo bão hòa.
- Hoạt động thể chất đều đặn: Tập luyện nhẹ nhàng với cường độ phù hợp giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Nên hoạt động ít nhất 30 phút mỗi ngày và duy trì ít nhất 5 ngày 1 tuần.
- Chú ý chăm sóc vết thương ngoài da: Cần chủ động kiểm tra da để phát hiện các vết thương. Đặc biệt là các vết thương ở tay, chân, và bàn chân.
Mặc dù không có cách chữa khỏi hoàn toàn, nhưng quản lý bệnh đúng cách có thể tăng cường tuổi thọ. Do đó, cần can thiệp y tế kịp thời để giảm bớt các biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm: Thèm ngọt có phải bị tiểu đường?
Lời kết
Nhìn chung, người bị tiểu đường có thể sống thoải mái nếu biết cách kiểm soát bệnh hiệu quả. Các triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối không quá khó để được phát hiện. Điều quan trọng là cần chủ động theo dõi sức khỏe tổng thể qua các xét nghiệm đường huyết. Việc này giúp người bệnh dễ dàng yêu cầu sự giúp đỡ y tế những lúc cần thiết.