Tổng quan về bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường, hay còn được biết với cái tên khác là đái tháo đường. Đây là một căn bệnh mãn tính có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho người bệnh. Đái tháo đường được xem là một trong những bệnh lý nguy hiểm nhất, chỉ đứng sau ung thư và các bệnh tim mạch. Bệnh này ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát lượng glucose (đường) trong máu của cơ thể.
Đái tháo đường xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng insulin hiệu quả trong một thời gian dài. Insulin là một loại hormone do tuyến tụy sản xuất, đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh lượng glucose (đường) trong máu. Khi mức đường huyết tăng cao và không được kiểm soát kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của các cơ quan trong cơ thể, như tim, thận, mắt và hệ thần kinh.
Bệnh đái tháo đường được chia thành 3 loại:
- Tiểu đường tuýp 1.
- Tiểu đường tuýp 2.
- Tiểu đường thai kỳ (tiểu đường xảy ra trong thời gian mang thai).
Xem thêm: Chồng bị tiểu đường có nên sinh con không?
Trẻ em có bị tiểu đường không?
Câu trả lời là có, trẻ em vẫn có thể mắc bệnh đái tháo đường. Căn bệnh này có thể xảy ra đối với bất kỳ ai, ở bất kỳ độ tuổi nào, kể cả ở trẻ nhỏ. Tỷ lệ trẻ em mắc bệnh đang ngày càng gia tăng đáng qua từng năm. Theo một báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), từ năm 2000 đến năm 2020, số trẻ em mắc bệnh tuýp 1 đã tăng lên 3% mỗi năm. Trong khi đó thì đái tháo đường tuýp 2 cũng gia tăng nhanh chóng do lối sống ít vận động và chế độ ăn uống không lành mạnh.
Chủ động tìm hiểu về căn bệnh, tầm soát định kỳ nhằm chẩn đoán phát hiện sớm các dấu hiệu, cũng như quản lý bệnh đúng cách vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ.
Nguyên nhân gây tiểu đường ở trẻ em
Các nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiểu đường ở trẻ nhỏ chủ yếu là do di truyền và lối sống, chế độ ăn uống.
- Tiền sử gia đình từng mắc bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ cho trẻ. Di truyền có thể làm tăng khả năng trẻ phát triển tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2 do sự kết hợp của các yếu tố gen và môi trường.
- Thừa cân, béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2.
- Lối sống thiếu hoạt động, luyện tập thể dục và chế độ sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh có thể làm tăng nguy cơ béo phì, phát triển tiểu đường, đặc biệt ở trẻ em trong thời đại công nghệ số hiện nay.
Xem thêm: Bị bệnh tiểu đường có tăng cân được không?
Các loại bệnh tiểu đường ở trẻ nhỏ
Đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2 đều có khả năng xảy ra ở các trẻ nhỏ. Trong đó thì tuýp 1 chủ yếu xảy ra ở trẻ em, thanh thiếu niên nhiều hơn so với tuýp 2.
Tiểu đường tuýp 1
Bệnh đái tháo đường tuýp 1 xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể tự tấn công và làm hỏng các tế bào beta bên trong tuyến tụy. Tế bào beta là một loại tế bào thiết yếu nằm trong tuyến tụy. Tế bào này đóng vai trò quan trọng trong sản xuất insulin, hormone giúp điều chỉnh mức glucose trong máu. Khi cơ thể không còn insulin sẽ không thể điều chỉnh được mức glucose trong máu. Việc thiếu insulin khiến glucose không vào được tế bào và dẫn đến đến tăng đường huyết. Khi nồng độ glucose trong máu quá cao, cơ thể bắt đầu sử dụng chất béo làm năng lượng, gây ra các chất độc gọi là ketone.
Đối với tuýp 1, trẻ em có yếu tố di truyền từ cha mẹ chiếm tỷ lệ khoảng từ 10 đến 20%. Hầu hết các trường hợp trẻ em mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1 khó được phát hiện sớm cho đến lúc các triệu chứng của bệnh đã hiện hữu quá rõ ràng.
Tiểu đường tuýp 2
Trước đây, tiểu đường loại 2 chủ yếu gặp ở người lớn, nhưng ngày nay ngày càng có nhiều trẻ em mắc phải loại này. Bệnh thường liên quan đến di truyền và lối sống. Tiểu đường tuýp 2 thường phát triển chậm hơn và có thể không có triệu chứng rõ ràng ngay từ đầu.
Dấu hiệu bệnh tiểu đường ở trẻ em
Cần lưu ý các triệu chứng tiểu đường ở trẻ để có thể kịp thời phát hiện bệnh:
- Luôn có cảm giác khát nước, dù trẻ đã uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày. Nguyên nhân là do cơ thể không duy trì được lượng nước bên trong, do glucose không được chuyển hóa hiệu quả.
- Lượng đường trong cơ thể không được chuyển hóa hết,sẽ dẫn đến tích tụ. Vì vậy, thận sẽ đào thải lượng đường dư thừa đó qua nước tiểu. Tình trạng này khiến trẻ đi tiểu nhiều hơn bình thường, đặc biệt là vào ban đêm.
- Khi lượng đường trong máu tăng cao sẽ gây ảnh hưởng đến các mạch máu và các tế bào trong mắt. Tình trạng này diễn ra có thể khiến cho trẻ nhỏ có thể cảm thấy đau đầu và gặp khó khăn trong việc nhìn rõ.
- Cơ thể không sản xuất đủ insulin để chuyển hóa đường thành năng lượng, khiến cho trẻ luôn cảm thấy đói đã ăn đầy đủ.
- Lượng đường trong máu không được chuyển hóa tạo ra năng lượng cho các hoạt động khiến trẻ luôn ở trạng thái mệt mỏi, thiếu năng lượng.
- Khi không lấy được năng lượng từ đường, cơ thể sẽ dùng mỡ tích trữ trong cơ thể để tạo ra năng lượng. Tình trạng này diễn ra lâu dần sẽ khiến trẻ bị sụt cân.
- Riêng đối với các bé gái chưa phát triển đến giai đoạn dậy thì nhưng lại mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1, có thể bị nấm ở âm đạo.
- Theo nghiên cứu và thực tế cho thấy trẻ mắc bệnh tiểu đường sẽ dễ bị kích thích tâm lý, thay đổi cảm xúc thấy thường.
Khi bệnh đái tháo đường ở trẻ phát triển nặng, nó có thể dẫn đến các triệu chứng như:
- Tăng đường huyết kéo dài có thể gây đau bụng.
- Cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn, đặc biệt là ở vùng sinh dục và các vết thương.
- Lượng đường trong máu tăng trong một thời gian dài gây ra các vấn đề về mạch máu và thần kinh, có thể gây ảnh hưởng đền thị lực, làm mất thị giác tạm thời.
- Cơ thể của trẻ sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn, đặc biệt là ở các vùng sinh dục hay ở các vết thương.
- Trong trường hợp nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến hôn mê.
- Mất cân bằng điện giải hoặc mức đường huyết quá cao có thể gây nên tình trạng co giật ở trẻ.
Cách chữa bệnh tiểu đường cho trẻ em như thế nào?
Tùy vào tình trạng sức khỏe của trẻ mà các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng thuốc để giúp kiểm soát mức đường huyết. Bên cạnh đó thì cần phải kết hợp với các phương pháp sau để chữa bệnh:
- Kiểm soát cân nặng, tránh việc trẻ bị thừa cân.
- Lên kế hoạch về các bữa ăn cung cấp dinh dưỡng hợp lý, hạn chế những món ăn không phù hợp quá nhiều đường hay dầu mỡ.
- Luyện tập thể dục đều đặn mỗi ngày. Lựa chọn phương pháp thể thao phù hợp với sức khỏe của trẻ.
- Theo dõi định kỳ để đảm bảo về sự hiệu quả của quá trình điều trị.
Xét nghiệm tiểu đường chỉ 159k
- Kiểm tra các chỉ số đường huyết và chuẩn đoán tiểu đường.
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Cách phòng ngừa tiểu đường ở trẻ
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Chủ động phòng tránh, bảo vệ sức khỏe của trẻ.
- Chế độ ăn dinh dưỡng vô cùng quan trọng. Các phụ huynh cần duy trì việc ăn uống lành mạnh nhằm đảm bảo các trẻ nhỏ có đầy đủ dưỡng chất phát triển mà không bị dư hay thiếu. Khuyến khích trẻ ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, giảm lượng đường và thực phẩm chế biến sẵn.
- Tạo thói quen hoạt động thể chất hàng ngày cho trẻ, tập thể dục nhẹ nhàng hay đi bộ, đạp xe, chơi thể thao. Cố gắng đảm bảo trẻ có ít nhất 60 phút hoạt động thể chất mỗi ngày.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện dấu hiệu sớm, cũng như được bác sĩ chẩn đoán về tình trạng bệnh tiểu đường một cách chính xác.
- Giáo dục về sức khỏe nhằm giúp trẻ hiểu về tầm quan trọng của lối sống lành mạnh và cách kiểm soát cân nặng.
Qua các thông tin trên có thể thấy bệnh tiểu đường (đái tháo đường) ở trẻ em là một vấn đề sức khỏe đáng lo ngại và cần được quan tâm đúng mức. Bằng cách nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng, hiểu nguyên nhân gây bệnh và thực hiện các biện pháp phòng tránh, cha mẹ có thể bảo vệ sức khỏe cho trẻ và giúp chúng có một cuộc sống khỏe mạnh hơn.
Liên hệ với trung tâm y khoa Diag thông qua 1900 1717 để nhận tư vấn và được hỗ trợ đặt lịch xét nghiệm tiểu đường cho trẻ em một cách nhanh chóng ngay khi có nhu cầu:
- Trụ sở: 414 – 420 Cao Thắng, phường 12, quận 10, TP.HCM.
- Chi nhánh: https://diag.vn/chi-nhanh/