Bệnh tiểu đường có thể gây nên các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đối người bệnh, đặc biệt là tình trạng vết thương lâu lành. Vậy lý do tại sao ở người bệnh tiểu đường vết thương không lành? Vết thương lâu lành có phải tiểu đường không? Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết của Diag.

Vì sao tiểu đường vết thương không lành?

Bệnh tiểu đường là sự giảm sản xuất insulin hoặc sử dụng insulin không hiệu quả của cơ thể dẫn đến lượng đường trong máu tăng. Vậy vì sao ở người người tiểu đường bị đứt tay hay bị các tổn thương ngoài da thường khó lành?

Tình trạng bị tiểu đường vết thương lâu lành có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:

  • Lượng đường trong máu cao: Đường huyết cao gây tổn thương các mạch máu nhỏ, làm giảm lưu lượng máu đến vị trí bị thương. Điều này hạn chế cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tái tạo tế bào, khiến vết thương khó lành.
  • Hệ miễn dịch suy yếu: Đường huyết cao cũng làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể khó chống lại nhiễm trùng. Vị trí bị thương dễ bị vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm và làm chậm quá trình lành vết thương.
    • Hệ thống phòng vệ suy yếu: Lượng đường trong máu dư thừa sẽ phân hủy thành dicarbonyl, làm suy yếu hệ thống phòng vệ của cơ thể.
    • Khả năng miễn dịch tự nhiên giảm: Lượng đường cao khiến đường hóa cao hơn, một phần của máu không thể hoạt động bình thường, làm giảm khả năng miễn dịch.
    • Vết thương chậm lành: Đường trong máu tăng khiến máu đặc, các tế bào bạch cầu khó di chuyển đến vị trí bị thương và chống lại sự nhiễm trùng, quá trình phục hồi vì thế cũng chậm hơn.
    • Vi khuẩn mạnh hơn: Lượng đường trong máu cao có thể là môi trường thuận lợi giúp vi khuẩn phát triển mạnh hơn. Đồng thời, hệ miễn dịch suy yếu khiến cho quá trình chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn trở nên khó khăn hơn.
  • Tổn thương thần kinh: Bệnh thần kinh tiểu đường làm giảm cảm giác, khiến người bệnh không nhận biết được các vết thương nhỏ, dẫn đến việc không được chăm sóc đúng cách và dễ bị nhiễm trùng.
  • Xơ vữa động mạch: Bệnh nhân có nguy cơ xơ vữa động mạch cao, gây hẹp các mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đến các chi và chỗ bị thương.
  • Rối loạn chức năng tiểu cầu: Tiểu cầu có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu và lành vết thương. Ở người bệnh tiểu đường, chức năng tiểu cầu có thể bị suy giảm, ảnh hưởng đến quá trình đông máu và làm chậm quá trình lành thương.
tiểu đường vết thương không lành
Tiểu đường thần kinh gây mất cảm giác dẫn đến vết thương không được điều trị vè trầm trọng hơn

Vậy vết thương lâu lành có phải tiểu đường không? Bệnh tiểu đường có thể khiến cho nơi bị thương chậm lành nhưng không phải tất cả trường hợp vết thương lâu lành đều do bệnh tiểu đường gây ra.

Quá trình làm lành kéo dài có thể chịu tác động bởi các yếu tố như vị trí vết thương, lưu thông máu kém, tuổi tác, dinh dưỡng kém, chăm sóc vết thương sai cách, lạm dụng thuốc kháng sinh hạn chế nhiễm trùng…

Nếu vết thương của bạn chậm lành và bạn lo lắng không biết liệu mình có đang mắc tiểu đường hay không, bạn có thể đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để tiến hành xét nghiệm. Hiện nay, trung tâm y khoa Diag là một trong những đơn vị hàng đầu chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm bệnh tiểu đường. Trung tâm có hơn 35 chi nhánh tập trung tại các tỉnh, thành phố lớn nên thuận tiện cho việc di chuyển và tiết kiệm tối đa thời gian chờ cho khách hàng. Đặc biệt, bạn hoàn toàn chủ động đăng ký thời gian để được bác sĩ gọi điện tư vấn về kết quả sau khi xét nghiệm, rất thuận tiện cho người có lịch trình bận rộn.

Xem thêm: Dấu hiệu bệnh tiểu đường

Biến chứng ở người bị tiểu đường vết thương không lành

Tình trạng vết thương lâu lành hoặc lành không đúng cách có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như:

  • Viêm loét: Viêm loét, nhất là loét chân có thể dẫn đến nhiễm trùng xương, hoại tử mô và thậm chí phải cắt cụt chi.
  • Nhiễm trùng: Vết thương ở người bệnh tiểu đường rất dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm hoặc các loại vi sinh vật khác. Nhiễm trùng có thể lan rộng và gây ra các biến chứng nghiêm trọng.
  • Hoại tử mô: Mô bị chết do thiếu máu và oxy.
tiểu đường vết thương không lành
Vết thương không được xử lý đúng cách có thể dẫn đến nhiễm trùng và cắt cụt chi

Xem thêm: Triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối

Cách chăm sóc người bị bị tiểu đường vết thương lâu lành

Ở người bị bệnh tiểu đường, vết thương có thể lâu lành hoặc không lành. Dưới đây là những dấu hiệu giúp bạn nhận diện bạn đang gặp vấn đề với việc làm lành sau khi cơ thể bị tổn thương:

  • Tình trạng viêm kéo dài hoặc tái phát: Viêm là một phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể nhằm bảo vệ và sửa chữa tổn thương. Biểu hiện điển hình của viêm là đỏ, sưng, nóng và đau tại vị trí tổn thương. Thông thường, các triệu chứng viêm sẽ giảm dần và biến mất hoàn toàn sau khoảng một tuần. Nếu tình trạng viêm kéo dài hoặc tái phát, đặc biệt khi kèm theo các dấu hiệu nhiễm trùng như mủ, sốt, đỏ lan rộng, cần được đánh giá bởi nhân viên y tế để loại trừ khả năng nhiễm trùng hoặc các vấn đề khác ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương.
  • Xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng hoặc tổn thương mô: Các vết loét ở người bệnh tiểu đường có nguy cơ nhiễm trùng cao. Khi bị nhiễm trùng, quá trình lành thương sẽ bị đình trệ. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ nếu vị trí bị thương có các dấu hiệu sau:
    • Đỏ, sưng, nóng và đau.
    • Chảy mủ hoặc dịch có mùi.
    • Hoại tử mô (mô xung quanh vết thương bị chết, có màu đen hoặc xám).
    • Sốt.
  • Vết thương không có dấu hiệu lành sau 1 tháng: Các vết bị thương kéo dài hơn 1 tháng nhưng không có dấu hiệu lành được xem là vết thương mãn tính. Nhiều trường hợp có thể tự lành nhưng tốt nhất bạn vẫn nên trao đổi với bác sĩ để được hỗ trợ.

Xét nghiệm tiểu đường chỉ 159k

  • Kiểm tra các chỉ số đường huyết và chuẩn đoán tiểu đường.
  • Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.

GỌI LẠI CHO TÔI

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Tùy vào từng cấp độ của vết thương, bạn có thể theo dõi và chăm sóc tại nhà hoặc nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ. Dưới đây là một số mẹo giúp vị trí bị thương của bạn mau lành hơn:

  • Tìm và xử lý ngay các vết thương: Bạn cần xử lý nhanh chóng cà đúng cách để tránh vết thương trở nên trầm trọng hơn. Ở người bệnh tiểu đường thần kinh và khó phát hiện mình bị thương, bạn cần kiểm tra cơ thể hàng ngày để kịp thời xử lý nếu có vết thương mới.
  • Giữ vết thương sạch sẽ, băng bó đúng cách: Khi bị thương, bạn cần lập tức vệ sinh và băng bó đúng cách. Điều này hạn chế tình trạng vi khuẩn xâm nhập và khiến cho vết thương trầm trọng hơn.
  • Giảm áp lực lên khu vực bị thương: Việc giảm áp lực lên vết thương là yếu tố quan trọng để thúc đẩy quá trình liền da. Áp lực quá mức có thể làm tổn thương mô mới hình thành, gây chậm lành và thậm chí làm vết thương tồi tệ hơn. Đối với vị trí khó bảo vệ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về các biện pháp hỗ trợ như sử dụng giày dép y tế, đệm lót hoặc các thiết bị y tế chuyên dụng…
  • Kết hợp chế độ dinh dưỡng phù hợp: Chế độ dinh dưỡng lành mạnh cũng hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi vết thương. Bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, protein, tránh các thực phẩm nhiều đường, tinh bột, đồ chiên rán, nước có ga, chất kích thích…
tiểu đường vết thương không lành
Nên kiểm tra cơ thể hàng ngày để kịp thời phát hiện và xử lý các vết thương mới

Xem thêm: Người bị tiểu đường có bị yếu sinh lý không?

Lời kết

Người bệnh tiểu đường thường gặp khó khăn trong việc làm lành vết thương. Nếu không được xử lý đúng cách, vết thương có thể bị nhiễm trùng và dẫn đến các hệ lụy nghiêm trọng. Hy vọng những chia sẻ của Diag đã giúp bạn hiểu vì sao tiểu đường vết thương không lành và những biện pháp xử lý khi gặp phải tình trạng lâu lành vết thương.

 

Xem thêm: Tiền tiểu đường bao lâu thành tiểu đường?