Đái tháo đường là một bệnh rất phổ biến hiện nay, thường gặp ở người có thói quen ăn uống kém lành mạnh và ít vận động. Vậy tiểu đường uống gì để cải thiện đường huyết? Trong bài viết này, Diag chia sẻ 13 loại nước uống dành cho người tiểu đường.

Uống gì để ngăn ngừa tiểu đường?

1. Nước lọc

Nước lọc đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sự hydrat hóa cho cơ thể. Đối với người bị tiểu đường, việc uống đủ nước giúp thận hoạt động hiệu quả. Từ đó có thể loại bỏ các chất thải lượng đường dư thừa qua nước tiểu. Hơn nữa, nước lọc không chứa calo, đường hay bất kỳ thành phần nào có thể tác động trực tiếp lên mức đường huyết. Do đó, nước lọc hoàn toàn phù hợp đối với người bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều nước có thể gây tiểu nhiều và dẫn đến mất nước. Tình trạng này nếu kéo dài có thể ảnh hưởng xấu đến cách mà cơ thể xử lý glucose, làm rối loạn đường huyết.

Cách uống nước đúng như sau:

  • Uống đủ lượng nước: Người bệnh tiểu đường cần duy trì lượng nước vừa đủ theo thể trạng và nhu cầu cơ thể, khoảng 2 – 2.5 lít mỗi ngày.
  • Chia nhỏ lượng nước uống trong ngày: Nên chia nhỏ lượng nước và uống đều đặn nhiều lần trong ngày. Việc này giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ và duy trì sự hydrat hóa ổn định.
Nước lọc là thức uống giải khát an toàn nhất dành cho người tiểu đường.
Nước lọc là thức uống giải khát an toàn nhất dành cho người tiểu đường.

2. Trà xanh

Trà xanh có thể hỗ trợ người tiểu đường trong việc giảm viêm, cải thiện độ nhạy insulin và hỗ trợ quá trình giảm cân. Trong trà xanh có chứa catechins – một chất chống oxy hóa có tác dụng giảm mức đường huyết và cải thiện chuyển hóa glucose.

Thức uống này cũng có tác dụng làm giảm lượng cholesterol xấu và bảo vệ mạch máu nhờ vào các hợp chất polyphenol. Do đó, trà xanh rất có lợi cho người bệnh tiểu đường đang gặp các vấn đề về tim mạch.

Cách uống trà xanh hiệu quả như sau:

  • Uống 1 – 2 cốc mỗi ngày: Tránh uống quá nhiều vì lượng caffeine trong trà xanh có thể gây tác động tiêu cực đến huyết áp và làm tăng nhịp tim.
  • Uống trà nguyên chất không có chất tạo ngọt: Không nên thêm đường, mật ong, hoặc sữa vào trà xanh vì có thể làm tăng lượng đường trong máu.
  • Uống sau bữa ăn 30 – 60 phút: Do uống trà xanh ngay sau bữa ăn có thể cản trở việc hấp thụ sắt và các khoáng chất khác.

Xem thêm: Tiểu đường có uống được cà phê hòa tan không?

Người bệnh tiểu đường nên uống trà xanh.
Người bệnh tiểu đường nên uống trà xanh.

3. Sinh tố từ rau xanh

Cải bó xôi, cải kale, rau diếp cá, hoặc cần tây là những nguyên liệu lý tưởng cho món sinh tố. Bởi chúng ít calo và không chứa đường, đặc biệt còn cung cấp nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất và các hợp chất chống oxy hóa.

Chất xơ trong sinh tố rau xanh giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ đường, hỗ trợ cơ thể kiểm soát đường huyết. Vitamin, khoáng chất trong rau cũng giúp tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường, đặc biệt là bệnh tim mạch.

Tuy nhiên, uống quá nhiều sinh tố rau xanh cũng có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây đầy bụng hoặc khó tiêu. Thức uống này cũng không thể thay thế bữa ăn chính, bởi quá phụ thuộc sẽ dẫn đến thiếu hụt protein hoặc chất béo từ thịt cá.

Chuyên gia y tế hướng dẫn người bệnh tiểu đường nên uống sinh tố rau xanh 2 – 3 lần mỗi tuần. Mỗi lần uống khoảng 120 – 240 ml. Đây là lượng vừa đủ để tận dụng lợi ích mà không gây dư thừa chất trong cơ thể. Nên thêm một ít hạt (như hạt chia, hạt lanh, hạnh nhân) để bổ sung protein, và hạn chế thêm đường vào sinh tố.

Xem thêm: Người tiểu đường nên uống nước lá gì?

4. Sinh tố trái cây

Kiwi, dâu tây, táo, và cam là những loại hoa quả phù hợp cho món sinh tố này. Chúng không chỉ cung cấp nhiều dưỡng chất, vitamin mà còn chứa nhiều chất xơ giúp cải thiện tình trạng tăng đường huyết.

Mặc dù vậy, người bệnh tiểu đường cũng không nên tập trung uống sinh tố mà bỏ đi các bữa ăn hàng ngày. Bởi cơ thể cần có đủ dinh dưỡng (bao gồm protein và chất béo tốt) để đảm bảo năng lượng và chuyển hóa glucose hiệu quả.

Do đó người bệnh nên uống sinh tố như sau để đảm bảo đường huyết luôn trong mức an toàn:

  • Uống khoảng 1/2 đến 1 cốc sinh tố trái cây mỗi ngày.
  • Chọn những loại quả có chỉ số đường huyết thấp như dâu tây, kiwi, táo, cam.
  • Hạn chế sử dụng trái cây có chỉ số đường huyết cao như chuối chín, xoài, và nho.
  • Tránh thêm đường và các chất phụ gia không cần thiết.
Sinh tố dâu tây cung cấp nhiều chất xơ và vitamin.
Sinh tố dâu tây cung cấp nhiều chất xơ và vitamin.

5. Sữa hạt

Thức uống này bao gồm các loại sữa từ hạt như sữa hạnh nhân, sữa đậu nành, và sữa óc chó. Sữa hạt thường chứa ít đường và ít carbohydrate so với sữa bò. Đồng thời nó cung cấp nhiều chất béo tốt, protein thực vật, chất xơ và các khoáng chất quan trọng như vitamin E, canxi, magiê. Những chất này rất có lợi trong việc điều hòa lượng đường huyết, cải thiện chức năng tiêu hóa và sức khỏe tim mạch.

Tuy nhiên, một số loại sữa hạt đóng hộp hoặc chế biến sẵn có thể chứa đường bổ sung hoặc hương liệu nhân tạo. Những sản phẩm này có thể làm tăng lượng đường trong máu nếu tiêu thụ quá nhiều.

Cách uống sữa hạt hiệu quả như sau:

  • Chọn sữa không đường: Ưu tiên chọn loại không đường hoặc tự làm tại nhà để kiểm soát lượng đường bổ sung.
  • Kiểm soát lượng sữa tiêu thụ hàng ngày: Nếu uống quá nhiều vẫn có thể ảnh hưởng đến mức đường huyết do có chứa lượng lớn calo và carbohydrate.
  • Uống sữa với chế độ ăn cân đối: Nên bổ sung nhiều rau xanh, protein và ít tinh bột vào chế độ ăn để giữ mức đường huyết ổn định.

Xét nghiệm tiểu đường chỉ 159k

  • Kiểm tra các chỉ số đường huyết và chuẩn đoán tiểu đường.
  • Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.

GỌI LẠI CHO TÔI

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Xem thêm: Sữa hạt cho người tiểu đường

6. Nước ép cà rốt

Nước cà rốt cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng, đặc biệt là vitamin A, beta-carotene và kali. Đây là những chất rất hữu ích trong việc tăng cường sức khỏe mắt, hệ miễn dịch và duy trì chức năng tim mạch. Ngoài ra, thức uống này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp chống viêm và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Trên thực tế, cà rốt nguyên củ chứa ít calo và có chỉ số đường huyết thấp hơn so với nhiều loại rau củ khác. Nhưng khi ép thành nước, đường trong cà rốt được tập trung và chất xơ giảm đi. Lúc này nước cà rốt chứa một lượng đường tự nhiên cao và có thể làm tăng mức đường huyết nhanh chóng nếu uống quá nhiều.

Cách uống nước ép cà rốt hiệu quả như sau:

  • Uống 1/2 cốc hoặc ít hơn mỗi ngày.
  • Uống nước tự ép tại nhà và đảm bảo nước ép không có thêm đường hoặc các thành phần phụ gia
Tiểu đường nên uống nước ép cà rốt với lượng vừa phải mỗi ngày.
Tiểu đường nên uống nước ép cà rốt với lượng vừa phải mỗi ngày.

7. Nước ép táo

Nước ép táo cung cấp vitamin C giúp tăng cường miễn dịch và cải thiện sức khỏe tim mạch nhờ vào các chất chống oxy hóa. Đây là những chất rất tốt đối với người bị tiểu đường, vì chúng giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc biến chứng tim mạch do bệnh gây ra.

Tuy nhiên, quá trình ép làm giảm lượng chất xơ và giữ lại trong nước một lượng đường lớn. Nếu uống loại nước này quá nhiều vẫn có thể dẫn đến sự gia tăng đột ngột của đường huyết.

Người bệnh tiểu đường chỉ nên uống 1/2 cốc nước ép táo mỗi ngày và đảm bảo không có thêm thành phần phụ gia. Bên cạnh đó, cũng không nên lọc nước quá kỹ vì sẽ làm mất đi lượng chất xơ cần thiết.

8. Nước ép bưởi

Nước ép bưởi chứa nhiều vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại. Hơn nữa, nước ép từ buổi cũng chứa các hợp chất chống oxy hóa có tác dụng làm giảm viêm và hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Đây là những chất cần thiết giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch do tiểu đường gây ra.

Mặc dù vậy, nước bưởi vẫn có thể tác động tiêu cực đến mức đường huyết nếu uống quá nhiều. Nguyên nhân do quá trình ép đã làm mất đi lượng chất xơ vốn có của bưởi mà giữ lại nhiều đường tự nhiên. Trong đó, chất xơ là yếu tố quan trọng giúp kiểm soát đường huyết.

Chuyên gia y tế khuyến cáo người bệnh tiểu đường nên uống một lượng nhỏ nước ép bưởi mỗi ngày, khoảng 1/2 cốc. Tránh uống các loại nước công nghiệp vì có thể chứa nhiều đường bổ sung hoặc các chất bảo quản có hại.

9. Nước ép cà chua

Thức uống này chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm và ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Trong đó có lycopene – một chất đặc biệt hữu ích giúp giảm nguy cơ biến chứng tim mạch do tiểu đường gây ra.

Tuy nhiên, nước ép cà chua cũng tương tự như bưởi và táo. Nó vẫn có hàm lượng đường cao đáng kể trong khi lượng chất xơ thấp sau khi ép. Nếu uống quá nhiều loại nước này vẫn có khả năng làm tăng đường huyết. Do đó, người bệnh tiểu đường chỉ nên uống một lượng nhỏ nước ép nguyên chất mỗi ngày và hạn chế tối đa lượng đường phụ gia.

Tiểu đường nên uống nước ép cà chua.
Tiểu đường nên uống nước ép cà chua.

10. Nước ép cần tây

Đây là lựa chọn tuyệt vời cho người bị tiểu đường vì nó có lượng calo và carbohydrate rất thấp, hỗ trợ kiểm soát đường huyết dễ dàng. Hơn nữa, nước ép cần tây cũng chứa chất xơ hòa tan và các hợp chất chống oxy hóa, như flavonoids và polyphenols. Đây là những chất hữu ích trong việc giảm viêm và cải thiện sức khỏe tim mạch.

Nước ép cần tây cũng được đánh giá cao trong việc chăm sóc sức khỏe người bệnh. Do trong thành phần có chứa nhiều vitamin A, C, K và các khoáng chất như kali, magnesium, giúp tăng cường sức khỏe tổng thể.

Để tận dụng hiệu quả nước ép từ cần tây, người bệnh chỉ nên uống một lượng nhỏ khoảng 1/2 cốc mỗi ngày. Bên cạnh đó, nên uống nước ép tươi, không thêm đường hoặc các chất tạo ngọt để đảm bảo không làm tăng đường huyết.

Xem thêm: Tiểu đường có uống được nước mía không?

Cần tây là loại rau củ cung cấp nhiều vitamin bổ dưỡng.
Cần tây là loại rau củ cung cấp nhiều vitamin bổ dưỡng.

11. Nước cam tươi

Cam là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời, cùng với nhiều dưỡng chất như kali, folate, chất chống oxy hóa, và một lượng nhỏ carbohydrate. Lợi ích của nước cam có thể kể đến như:

  • Tăng cường miễn dịch: Vitamin C giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và hỗ trợ cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng.
  • Giảm viêm và cải thiện sức khỏe tim mạch: Các hợp chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa viêm và nguy cơ tim mạch ở người mắc bệnh tiểu đường.
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Nước cam giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và tăng cường sức khỏe dạ dày. Đồng thời cung cấp khoáng chất thiết yếu (như kali) giúp điều hòa huyết áp.

Mặc dù nước cam tươi có nhiều lợi ích dinh dưỡng, nhưng uống quá nhiều có thể gây tăng đường huyết nhanh chóng. Nguyên nhân do quá trình ép cam đã loại bỏ một lượng lớn chất xơ và giữ lại nhiều đường.

Để uống nước cam hiệu quả, người bị tiểu đường nên uống lượng vừa phải mỗi ngày và không nên thêm đường. Cần lưu ý uống khi đã ăn no để tránh viêm loét ruột.

Xem thêm: Tiểu đường có uống được nước cam không?

12. Nước chanh

Đây là một thức uống không chỉ giúp giải khát mà còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho người bệnh tiểu đường. Mặc dù có vị chua, nhưng nước chanh vẫn không gây ảnh hưởng xấu đến mức đường huyết nếu uống vừa phải. Điều này là nhờ hàm lượng đường tự nhiên thấp và không có chất béo trong quả chanh.

Nước chanh giàu vitamin C, kali, và chất chống oxy hóa khác, từ đó ngăn ngừa nguy cơ biến chứng tim mạch ở người tiểu đường. Đồng thời, thức uống này cũng chứa nhiều chất xơ, giúp ích trong việc làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu.

Mặc dù nước chanh mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng uống quá nhiều có thể gây hại. Chanh có tính axit cao, nên nếu uống quá nhiều có thể gây loét dạ dày. Do đó người bị tiểu đường chỉ nên uống một lượng vừa phải mỗi ngày. Tránh thêm đường khi uống và chú ý kết hợp với các thực phẩm nhiều chất xơ vào khẩu phần ăn.

Xem thêm: Tiểu đường có uống được mật ong không?

13. Nước dừa

Người bệnh tiểu đường nên uống nước dừa nhờ vào các thành phần dinh dưỡng dồi dào. Đây được xem là thức uống giải khát mà vẫn có thể tăng cường sức khỏe rất tốt.

  • Hỗ trợ cân bằng điện giải: Bổ sung các khoáng chất như kali và magiê, có tác dụng hỗ trợ cân bằng điện giải. Điều này đặc biệt hữu ích khi cơ thể bị mất nước hoặc có huyết áp cao.
  • Giảm huyết áp: Hỗ trợ hạ huyết áp nhờ, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch cho người tiểu đường. Đặc biệt là những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao.
  • Cải thiện hệ tiêu hóa: Cung cấp chất xơ giúp làm dịu dạ dày, cải thiện tiêu hóa, giảm táo bón và hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh.
  • Giảm viêm và tăng cường miễn dịch: Giàu chất chống oxy hóa giúp giảm viêm trong cơ thể và hỗ trợ hệ miễn dịch.

Nước dừa tươi là một thức uống tự nhiên có hàm lượng calo và carbohydrate thấp. Mặc dù vậy nó vẫn chứa một lượng đường tự nhiên, do đó người tiểu đường chỉ nên uống vừa phải. Lưu ý chỉ nên uống nước dừa nguyên chất và không pha thêm chất tạo ngọt để đảm bảo không làm tăng đường huyết.

Xem thêm: Tiểu đường uống nước dừa được không?

Tiểu đường uống nước đá được không?

Người bị tiểu đường có thể uống nước đá. Tuy nhiên chỉ nên uống đá với các loại nước tốt cho người bệnh như nước ép hoặc sinh tố trái cây, rau xanh. Bởi nếu uống đá với các loại nước ngọt, nước tăng lực, hoặc nước uống thể thao thì vẫn có thể làm tăng đường huyết.

Xem thêm: Sữa tiểu đường

Người bệnh tiểu đường uống nước gì tốt?

Các loại nước không chứa đường và calo là lựa chọn lý tưởng vì có thể giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả. Trong đó bao gồm nước lọc, trà xanh, trà gừng, hoặc trà bạc hà. Ngoài ra, cũng có thể uống nước ép từ rau xanh như cần tây hoặc dưa leo để cải thiện đường huyết.

Lời kết

Tóm lại, bài viết đã chia sẻ chi tiết về 13 loại nước dành cho người bệnh đái tháo đường. Việc tìm hiểu bị tiểu đường uống gì giúp ích trong việc kiểm soát khẩu phần và thói quen ăn uống mỗi ngày. Từ đó góp phần cải thiện mức đường huyết một cách hiệu quả.

 

Xem thêm: Tiểu đường có uống được nước yến không?