Tiểu đường type 1 và 2 là hai dạng bệnh phổ biến với nguyên nhân và triệu chứng khác nhau.Tuy nhiên nếu không chủ động phòng ngừa thì hai bệnh đều sẽ gây ra ảnh hưởng nguy hiểm sức khỏe người bệnh. Cần nắm rõ thông tin và cách thức phân biệt chi tiết hai loại bệnh này, đánh giá mức độ nghiêm trọng và hướng dẫn cách phòng ngừa hiệu quả.

Tổng quan về bệnh tiểu đường

Tiểu đường là một bệnh mãn tính xảy ra khi cơ thể mất khả năng kiểm soát lượng đường trong máu, dẫn đến lượng đường (glucose) tăng cao kéo dài. Glucose là nguồn năng lượng chính cho tế bào, nhưng để glucose vào được trong tế bào thì cần một hormone gọi là insulin. Insulin do tuyến tụy sản xuất, giúp vận chuyển đường từ máu vào tế bào để tạo năng lượng.

Có hai dạng tiểu đường chính:

  • Tiểu đường type 1: Là bệnh tự miễn, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào beta sản xuất insulin trong tuyến tụy. Kết quả là cơ thể không còn khả năng sản xuất insulin, khiến lượng đường trong máu tăng cao. Loại này thường khởi phát ở trẻ em và thanh thiếu niên, nhưng cũng có thể xuất hiện ở người trưởng thành.
  • Tiểu đường type 2: Thường xuất hiện ở người trưởng thành, đặc biệt là những người có lối sống không lành mạnh. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng insulin một cách hiệu quả, dẫn đến lượng đường trong máu cao. Dù thường gặp ở người lớn tuổi, tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em đang tăng lên do tình trạng béo phì và lối sống ít vận động.

Cả hai loại tiểu đường nếu không được phát hiện và kiểm soát tốt đều có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như bệnh tim mạch, tổn thương thận, mù lòa, và tổn thương thần kinh.

Phân biệt tiểu đường type 1 và 2

Đặc điểm Đái tháo đường tuýp 1 Đái tháo đường tuýp 2
Nguyên nhân Là bệnh tự miễn dịch, đi kèm với những bệnh lý tự miễn khác như viêm tuyến giáp Hashimoto, bệnh Basedow, và bệnh Addison.

Bệnh xuất hiện khi các tế bào thuộc hệ miễn dịch của cơ thể tự tấn công và phá hủy các tế bào beta trong tuyến tụy, cản trở quá trình sản xuất insulin, dẫn đến glucose không thể di chuyển vào tế bào để sinh năng lượng mà tích tụ lại trong máu.

Bệnh còn mang yếu tố di truyền, liên quan tới yếu tố môi trường (nhiễm virus, độc tố khi còn trong bụng mẹ).

Bệnh xảy ra thường do lối sống thiếu khoa học của  người bệnh dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao:
  • Chế độ ăn uống nhiều calo và giàu chất béo.
  • Ít vận động.
  • Ô nhiễm môi trường.
  • Kháng insulin hoặc giảm tiết insulin…
Tuổi phát bệnh < 40 > 40
Thể trạng Người có thể trạng gầy. Người có thể trạng béo phì.
Triệu chứng khởi phát Vì insulin thiếu hụt nghiêm trọng nên bệnh có thể được phát hiện từ sớm với các triệu chứng rầm rộ:
  • Gầy.
  • Ăn, uống nhiều.
  • Luôn cảm thấy khát nước.
  • Đi tiểu nhiều.
  • Sụt cân nhanh chóng.
Bệnh diễn biến chậm, âm thầm và ít bộc lộ triệu chứng, thậm chí là không có biểu hiện. Bệnh chỉ có thể phát hiện ra khi dấu hiệu đã rõ ràng hoặc khi kiểm tra sức khỏe

Những dấu hiệu sớm cần lưu ý

  • Da khô, ngứa.
  • Mập, thừa cân.
  • Mệt mỏi, tê bì tay chân.
  • Dấu gai đen Acanthosis nigricans).
  • Gia đình có người thân bị tiểu đường type 2.
  • Mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
Nhiễm Ceton, tăng Ceton trong máu và nước tiểu

 

Kết quả dương tính. Có trường hợp nhiễm ceton rất nặng. Thường không có.
Chỉ số C-peptid

(để đánh giá tình trạng sản xuất insulin)

Thường ở mức thấp hoặc không đo được. Chỉ số bình thường, có khi tăng.
Phương pháp điều trị
  • Bắt buộc dùng insulin.
  • Bổ sung insulin là phương pháp điều trị bắt buộc đối với những trường hợp bị mắc tiểu đường type 1để kiểm soát tốt lượng đường huyết trong cơ thể.
Thay đổi lối sống, chế độ ăn, sinh hoạt lành mạnh. Phụ thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh mà có thể dùng thuốc.

Nếu bệnh vẫn không cải thiện thì cần phải áp dụng phương án khác:

  • Dùng thuốc hạ đường huyết
  • Dùng thêm insulin nếu bệnh nhân không đáp ứng với thuốc đường uống, đường huyết tăng cao; men gan tăng cao kèm theo những biến chứng suy thận; nhập viện do nhiễm trùng, chấn thương, viêm võng mạc, ốm sốt…

 Tiểu đường type 1 và 2 cái nào nặng hơn?

Cả hai loại tiểu đường đều có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng nếu không được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, tiểu đường type 1 thường được coi là nghiêm trọng hơn vì người bệnh hoàn toàn phụ thuộc vào insulin ngoại sinh và dễ bị biến chứng cấp tính như hạ đường huyết.

Trong khi đó, tiểu đường type 2 phát triển chậm hơn và thường liên quan đến lối sống. Tuy nhiên, nếu không được quản lý tốt, type 2 cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch, đột quỵ, tổn thương thận, và mù lòa.

Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường tuýp 1 là thể bệnh vô cùng nguy hiểm nhưng hiện không có cách nào giúp phòng ngừa bệnh lý này.

Đặc biệt chú ý các bà mẹ khi mang thai cần kiểm soát cân nặng, tránh các yếu tố nguy cơ dẫn đến đái tháo đường thai kỳ hoặc các tác động xấu đến thai nhi.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể được phòng ngừa hoặc hạn chế nguy cơ mắc bệnh bằng cách:

  • Thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng, kiêng đường và các chất béo.
  • Tập thể dục và duy trì vận động điều độ mỗi ngày.
  • Kiểm tra, xét nghiệm sức khỏe định kỳ.

Phòng ngừa bệnh tiểu đường không chỉ dừng lại ở việc điều chỉnh chế độ ăn uống hay tập thể dục mà còn đòi hỏi một lối sống lành mạnh, kết hợp giữa chăm sóc sức khỏe tinh thần và theo dõi sức khỏe định kỳ.

Liên hệ ngay với trung tâm y khoa Diag qua 1900 1717 để nhận tư vấn và đặt lịch xét nghiệm kiểm tra tiểu đường ngay khi có nhu cầu