Tổng quan về tiểu đường
Tiểu đường là một nhóm bệnh lý về chuyển hóa, trong đó cơ thể không thể điều chỉnh mức đường huyết (glucose) một cách hiệu quả. Đường huyết được kiểm soát nhờ insulin, một hormone được tuyến tụy sản xuất. Khi cơ thể không sản xuất đủ hoặc không thể sử dụng insulin đúng cách, lượng đường trong máu sẽ tăng lên, dẫn đến bệnh tiểu đường. Tiểu đường có thể gây ra những ảnh hưởng sức khỏe vô cùng nghiêm trọng như bệnh tim mạch, suy thận, mù lòa và tổn thương thần kinh.
Tiểu đường có thể phát triển ở cả trẻ em và người lớn.
Phân loại tiểu đường
- Tiểu đường tuýp 1 là bệnh tự miễn: Khi hệ miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào beta trong tuyến tụy, khiến cơ thể không sản xuất đủ insulin. Thiếu insulin làm tăng lượng đường trong máu, gây các triệu chứng như khát nước, mệt mỏi, sụt cân và thị lực mờ. Bệnh phát triển nhanh, thường xuất hiện đột ngột ở trẻ em hoặc thanh thiếu niên.
- Tiểu đường tuýp 2 là là tình trạng kháng insulin: Khi cơ thể không sử dụng insulin hiệu quả, dẫn đến mức đường trong máu tăng cao. Bệnh phát triển từ từ, thường không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu, và thường gặp ở người trưởng thành, đặc biệt là người thừa cân béo phì, ít vận động và có chế độ ăn uống không lành mạnh. Bệnh có thể không được phát hiện cho đến khi gây ra các ảnh hưởng sức khỏe vô cùng nghiêm trọng.
- Tiểu đường thai kỳ: Xảy ra khi phụ nữ mang thai có mức đường trong máu cao hơn bình thường, nhưng không đủ để chẩn đoán là tiểu đường tuýp 2. Thường xuất hiện trong ba tháng cuối của thai kỳ, do sự thay đổi nội tiết tố. Mặc dù thường tự biến mất sau sinh, nếu không quản lý tốt, tiểu đường thai kỳ có thể gây ra ảnh hưởng nguy hiểm như thai nhi quá lớn, sinh non, và hạ đường huyết sau sinh. Phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao mắc tiểu đường tuýp 2 sau này.
Tiểu đường tuýp 1 là nặng hay nhẹ?
Tiểu đường tuýp 1 được coi là dạng nặng vì đây là bệnh tự miễn khiến cơ thể mất khả năng sản xuất insulin hoàn toàn.. Người mắc tiểu đường tuýp 1 cần phải tiêm insulin suốt đời và theo dõi chặt chẽ. Tuy tiểu đường tuýp 2 cũng có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng, nhưng bệnh có thể được khống chế tốt hơn thông qua thay đổi lối sống và thuốc uống.
Dấu hiệu tiểu đường tuýp 1
Tiểu đường tuýp 1 thường phát triển nhanh chóng và có thể dẫn đến các dấu hiệu nghiêm trọng, bao gồm:
- Khi cơ thể không thể sử dụng đường hiệu quả, lượng đường thừa sẽ bị đào thải qua thận, làm tăng sản xuất nước tiểu và gây mất nước. Điều này khiến người bệnh cảm thấy khát nước liên tục và phải đi tiểu nhiều lần.
- Do cơ thể không thể sử dụng glucose như một nguồn năng lượng, người bệnh có thể cảm thấy suy nhược, và thiếu năng lượng, vì các tế bào không nhận được năng lượng cần thiết từ đường.
- Mặc dù ăn nhiều nhưng người bệnh vẫn bị sụt cân bất thường, vì cơ thể bắt đầu đốt cháy mỡ và cơ để lấy năng lượng thay vì sử dụng đường như bình thường.
- Lượng đường trong máu tăng cao có thể làm ảnh hưởng đến mạch máu nhỏ trong mắt, dẫn đến thị lực mờ, một dấu hiệu cảnh báo của vấn đề về mắt (bệnh võng mạc tiểu đường).
- Khi mức đường không được khống chế, cơ thể khó lành vết thương do khả năng phục hồi bị suy giảm. Lượng đường cao làm giảm khả năng hoạt động của hệ miễn dịch và làm chậm quá trình hồi phục các vết thương nhỏ.
Biến chứng của bệnh đái tháo đường type 1
Biến chứng của tiểu đường tuýp 1 có thể chia thành biến chứng cấp tính và mạn tính, với các tác động nghiêm trọng đến sức khỏe nếu bệnh không được kiểm soát tốt.
1. Biến chứng cấp tính
- Hạ đường huyết (Hypoglycemia): Phổ biến ở người tiểu đường tuýp 1, xảy ra khi mức đường huyết giảm quá thấp, thường do dùng quá nhiều insulin, ăn ít hoặc bỏ bữa, hoặc tập thể dục quá sức. Triệu chứng bao gồm run rẩy, đổ mồ hôi, cảm giác đói, chóng mặt, nhức đầu, khó tập trung, và có thể mất ý thức.
- Nhiễm toan ceton (DKA): Tình trạng nghiêm trọng khi thiếu insulin, cơ thể bắt đầu phân hủy mỡ để lấy năng lượng, tạo ra axit ceton làm máu trở nên acid. Triệu chứng của nhiễm toan ceton bao gồm: thở nhanh và sâu (thở Kussmaul), hơi thở có mùi trái cây hoặc axit, khát nước, tiểu tiện nhiều, buồn nôn, đau bụng, suy nhược, và có thể mất ý thức hoặc hôn mê.
2. Biến chứng mạn tính
Khi tiểu đường tuýp 1 không được kiểm soát tốt trong thời gian dài, có thể dẫn đến các biến chứng mạn tính liên quan đến các mạch máu (mạch máu nhỏ và lớn) và các cơ quan quan trọng trong cơ thể.
Biến chứng mạch máu nhỏ
Đây là những ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ trong cơ thể, bao gồm:
- Mức đường huyết cao kéo dài có thể gây tổn thương các mạch máu trong mắt, dẫn đến bệnh võng mạc tiểu đường. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến mất thị lực, thậm chí mù lòa.
- Tổn thương mạch máu nhỏ trong thận có thể làm giảm khả năng lọc thải của thận, dẫn đến bệnh thận tiểu đường nếu không được điều trị kịp thời. Suy thận là một trong những biến chứng nặng nề nhất, có thể cần phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.
- Tiểu đường có thể gây tổn thương các dây thần kinh, đặc biệt là ở chân và tay. Các dấu hiệu bao gồm cảm giác ngứa ran, đau nhức, mất cảm giác hoặc yếu cơ. Tổn thương thần kinh cũng có thể dẫn đến các vấn đề như loét chân, nhiễm trùng hoặc hoại tử.
Biến chứng mạch máu lớn
Đây là những ảnh hưởng đến các mạch máu lớn, dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như:
- Mức đường trong máu tăng cao kéo dài có thể làm tổn thương các động mạch lớn, làm tăng khả năng mắc các bệnh tim mạch, bao gồm bệnh động mạch vành, suy tim và đột quỵ.
- Tiểu đường làm tăng nguy cơ phát triển cao huyết áp, một yếu tố nguy cơ lớn đối với các bệnh tim mạch.
- Mức đường huyết cao có thể gây ra rối loạn lipid máu. Làm thay đổi mức cholesterol và triglyceride trong máu, làm tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch và các bệnh tim mạch.
3. Biến chứng khác
- Đường trong máu tăng cao làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, khiến người bệnh dễ bị tăng nguy cơ nhiễm trùng hơn, đặc biệt là nhiễm trùng đường tiểu, da và nướu răng.
- Người mắc tiểu đường tuýp 1 dễ gặp phải các vấn đề về da như nhiễm trùng da, vết thương lâu lành, hoặc các vấn đề về lưu thông máu.
Xét nghiệm tiểu đường chỉ 159k
- Kiểm tra các chỉ số đường huyết và chuẩn đoán tiểu đường.
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Phòng ngừa tiểu đường tuýp 1
Phòng ngừa tiểu đường tuýp 1 hiện tại vẫn chưa thể hoàn toàn, vì bệnh này là do cơ chế tự miễn dịch, khi hệ miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy. Tuy nhiên, việc phát hiện và điều trị sớm có thể giúp quản lý bệnh và ngăn ngừa các biến chứng.
Dù không thể ngăn ngừa tuýp 1, nhưng có một số biện pháp hỗ trợ giảm khả năng mắc bệnh và cải thiện chất lượng sống của người bệnh:
- Việc chẩn đoán sớm khi có triệu chứng nghi ngờ tiểu đường như khát nước, tiểu tiện nhiều, mỏi mệt, sụt cân bất thường hoặc thị lực mờ giúp can thiệp kịp thời để ngăn ngừa bệnh tiểu đường phát triển nghiêm trọng.
- Đảm bảo rằng người bệnh tiểu đường tuýp 1 tuân thủ chế độ điều trị insulin đúng cách và theo dõi mức đường trong cơ thể thường xuyên.
- Người bệnh nên duy trì chế độ ăn uống cân bằng, ít tinh bột đơn giản và đường, kết hợp với việc ăn đủ chất xơ và protein để kiểm soát lượng đường trong máu.
- Tập thể dục đều đặn giúp cải thiện độ nhạy insulin và duy trì mức đường ổn định.
- Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến mức đường trong máu. Do đó, việc duy trì tinh thần thoải mái, áp dụng các phương pháp thư giãn như thiền hoặc yoga có thể giúp giảm thiểu tác động của stress.
- Thăm khám, xét nghiệm sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh là rất quan trọng, đặc biệt với người có nguy cơ cao như người thừa cân, có tiền sử gia đình, hoặc trên 45 tuổi, giúp phát hiện sớm và can thiệp kịp thời.
Tổng kết
Vậy tiểu đường tuýp 1 là nặng hay nhẹ? Tiểu đường type 1 là bệnh nghiêm trọng nếu không được quản lý đúng cách. Khi điều trị hiệu quả như tiêm insulin và kiểm tra đường huyết, người bệnh có thể sống khỏe mạnh, ngăn ngừa các nguy cơ phát bệnh. Dù là tiểu đường tuýp 1 hay tiểu đường tuýp 2, việc quản lý chặt chẽ và duy trì mức đường trong máu ổn định qua lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống, luyện tập, và thuốc là rất quan trọng. Ngoài ra, xét nghiệm tầm soát định kỳ giúp phát hiện bệnh sớm, chữa trị kịp thời để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và các biến chứng.
Liên hệ 1900 1717 để nhận tư vấn của Trung tâm y khoa Diag. Hỗ trợ đặt lịch xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường ngay khi có nhu cầu một cách nhanh chóng:
- Trụ sở: 414 -420 Cao Thắng, phường 12, quận 10, TPHCM.
- Chi nhánh: https://diag.vn/chi-nhanh/