Tiểu đường thai kỳ là tình trạng đường huyết tăng cao ở phụ nữ mang thai. Mặc dù thường biến mất sau khi sinh, nhưng nếu không được kiểm soát tốt bệnh vẫn có thể gây nên các ảnh hưởng xấu đến mẹ và thai nhi. Vậy tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm như thế nào? Hãy cùng Diag tìm hiểu qua nội dung bài viết.

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Tiểu đường thai kỳ (Gestational Diabetes) là tình trạng sức khỏe xảy ra khi lượng đường trong máu của mẹ bầu tăng cao trong quá trình mang thai. Tình trạng này xảy ra khi các hormone từ nhau thai cản trở quá trình sản sinh hoặc sử dụng insulin – hormone giúp cơ thể bạn chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và kiểm soát lượng đường trong máu. Nếu không được quản lý tốt, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng cho cả mẹ và bé.

Tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng gì không đối với thai phụ?

Bệnh đái tháo đường thai kỳ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai phụ như:

  • Tăng huyết áp thai kỳ: Lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến huyết áp cao, có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như tổn thương các cơ quan nội tạng, sẩy thai và đe dọa tính mạng của thai phụ.
  • Tiền sản giật: Bệnh đái tháo đường thai kỳ có thể dẫn đến tiền sản giật gây ra co giật, phù nề và các vấn đề về chức năng gan và thận.
  • Nhiễm trùng: Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Sinh mổ: Ở thai phụ mắc bệnh có khả năng phải sinh mổ tăng cao do thai nhi quá lớn và có thể gặp nhiều biến chứng do sinh mổ.
  • Tiểu đường type 2: Nhiều trường hợp bệnh tự khỏi sau khi sinh nhưng nguy cơ mắc tiểu đường type 2 ở người mẹ rất cao.
tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm
Thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ có thể mắc tiểu đường type 2 sau khi sinh

Xem thêm: Bị tiểu đường có sinh mổ được không?

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng gì đến thai nhi?

Mẹ bị tiểu đường thai kỳ sinh con có bị tiểu đường không? CÓ THỂ. Nếu không được quản lý tốt, lượng đường dư thừa trong máu của mẹ có thể truyền cho thai nhi thông qua nhau thai, khiến bé có nguy cơ mắc tiểu đường di truyền hoặc các vấn đề bệnh lý khác. Ngoài ra, mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ, thai nhi có thể đối diện với các vấn đề nghiêm trọng như:

  • Thai nhi quá lớn: Lượng đường cao trong máu của mẹ khiến thai nhi nhận được quá nhiều đường thông qua nhau thai, dẫn đến tăng trưởng quá mức và trở nên quá lớn so với tuổi thai, tăng nguy cơ sinh mổ và chấn thương cho cả mẹ và bé.
  • Sinh non: Một số trường hợp, tiểu đường thai kỳ cũng có thể dẫn đến sinh non.
  • Dị tật bẩm sinh: Một số nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa tiểu đường thai kỳ và một số dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là các vấn đề về tim mạch và hệ thần kinh trung ương.
  • Hạ đường huyết sau sinh: Ngay sau khi sinh, bé có thể bị hạ đường huyết (glucose máu) nghiêm trọng do cơ thể đã quen với lượng đường cao từ mẹ.
  • Vàng da sơ sinh: Tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh cũng thường gặp hơn ở những bé sinh ra từ mẹ bị tiểu đường thai kỳ.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính ở tuổi trưởng thành: Trẻ sinh ra từ mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao hơn bị các bệnh lý chuyển hóa, béo phì, tiểu đường type 2 và các bệnh tim mạch khi trưởng thành.
tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm
Mẹ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, thai nhi có thể bị béo phì, tăng nguy cơ sinh mổ

Trước những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra ở thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, việc phát hiện và điều trị kịp thời càng trở nên quan trọng. Vậy làm thế nào để nhận biết bệnh tiểu đường thai kỳ?

Xem thêm: Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng giữa

Cách nhận biết tiểu đường thai kỳ

Khi bị tiểu đường thai kỳ, người bệnh có thể xuất hiện một số thay đổi bất thường như:

  • Thường xuyên cảm thấy khát
  • Đi tiểu nhiều, đặc biệt là vào ban đêm
  • Mệt mỏi
  • Mờ mắt
  • Nhiễm trùng âm đạo
  • Tăng cân nhanh

Ngoài ra, thai phụ cũng cần lưu ý, nhiều trường hợp thai phụ mắc bệnh không có biểu hiện rõ rệt, nhất là thời gian đầu nên không thể chỉ dựa vào dấu hiệu bệnh. Để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh, bạn nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ như một phần thiết yếu của chương trình chăm sóc sức khỏe trước khi sinh.

Thai phụ có thể tiến hành xét nghiệm tại các bệnh viện hoặc cơ sở uy tín. Trong đó, trung tâm y khoa Diag là một trong những đơn vị hàng đầu chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm tiểu đường thai kỳ và các vấn đề bệnh lý thường gặp ở phụ nữ mang thai. Trung tâm có hơn 35 chi nhánh tại các tỉnh, thành phố lớn nên rất thuận tiện cho việc di chuyển và lấy mẫu xét nghiệm cho thai phụ. Ngoài ra, bạn có thể chủ động đăng ký thời gian để bác sĩ gọi điện tư vấn sau khi có kết quả xét nghiệm phù hợp với lịch cá nhân.

Xét nghiệm tiểu đường chỉ 159k

  • Kiểm tra các chỉ số đường huyết và chuẩn đoán tiểu đường.
  • Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.

GỌI LẠI CHO TÔI

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Xem thêm: Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối

Nếu bị tiểu đường thai kỳ thì phải làm sao?

Khi đã nắm rõ tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm như thế nào đến với sức khỏe của mẹ và bé có thể khiến nhiều thai phụ trở nên hoang mang. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng, điều quan trọng khi điều trị tiểu đường thai kỳ là kiểm soát lượng đường càng gần mức bình thường càng tốt. Để điều chỉnh lượng glucose máu, bạn nên thực hiện theo những đề xuất dưới đây:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp: Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng là điều kiện tiên quyết để cân bằng lượng đường trong máu ở người mắc bệnh. Thai phụ cần bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất như trái cây, rau xanh vào thực đơn hàng ngày. Ngoài ra, bạn cần hạn chế các thực phẩm giàu tinh bột, đường, tránh nước uống có ga, đồ chiên rán, không sử chất kích thích,… để bảo vệ sức khỏe bản thân và thai nhi.
  • Thực hiện các bài tập phù hợp: Khi mắc bệnh tiểu đường, thai phụ có thể lựa chọn các bài tập phù hợp như đi bộ, yoga,… để hỗ trợ tiêu hao năng lượng dư thừa, tăng cường trao đổi chất, tăng sức đề kháng.
  • Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ: Thông thường, bệnh tiểu đường thai kỳ có thể được kiểm soát thông qua việc điều chỉnh lối sống mà không cần dùng thuốc. Thế nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc để điều trị. Trong trường hợp này, bạn cần dùng thuốc đúng với hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc ngoài đơn được kê để tránh các trường hợp không hay xảy ra.
  • Theo dõi đường huyết thường xuyên: Khi mắc bệnh, bạn cần theo dõi lượng glucose máu thường xuyên, nhất là trước và sau khi ăn, trước và sau khi tập luyện, trước khi ngủ hoặc trước và sau khi tham gia các hoạt động có thể làm thay đổi glucose máu của cơ thể. Điều này giúp bạn phát hiện và ứng phó kịp thời với các thay đổi bất thường.
tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm
Bệnh nhân cần theo dõi glucose máu thường xuyên để chủ động kiểm soát lượng đường trong máu

Xem thêm: Nếu bị tiểu đường thai kỳ thì phải làm sao?

Biện pháp phòng tránh đái tháo đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý đặc trưng xảy ra trong thai kỳ và có thể chủ động phòng ngừa bằng cách xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh. Nếu có dự định mang thai hoặc đang mang thai, bạn có thể phòng bệnh theo những gợi ý dưới đây:

  • Kiểm soát cân nặng trước khi mang thai: Để phòng bệnh hiệu quả, bạn nên chủ động giảm cân trước khi mang thai và duy trì cân nặng hợp lý trong suốt thai kỳ.
  • Xây dựng thực đơn lành mạnh: Thai phụ nên hạn chế đường và tinh bột, giảm tiêu thụ các loại thực phẩm có chỉ số đường cao như gạo trắng, bánh mì trắng, đồ ngọt. Bên cạnh đó, bạn nên tăng cường rau xanh, trái cây, các loại thực phẩm này giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất nhằm ổn định glucose máu.
  • Luyện tập phù hợp: Thai phụ có thể chọn hoạt động thể chất nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga,… Bạn nên tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày và duy trì đều đặn mỗi ngày.
  • Khám thai định kỳ: Khi mang thai, bạn nên khám thai định kỳ để bác sĩ theo dõi tình trạng của bạn và thai nhi.

Xem thêm: Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Lời kết

Qua những chia sẻ trên tin rằng bạn có thể hiểu rõ tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm như thế nào đến mẹ và bé. Theo đó, việc kiểm soát tốt đường huyết trong thai kỳ là vô cùng quan trọng để giảm thiểu các rủi ro cho cả mẹ bầu và thai nhi. Nếu đã mắc bệnh, hãy tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn và sử dụng thuốc (nếu cần thiết), bạn có thể kiểm soát được đường huyết và đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.

Xem thêm: Cách phòng tránh tiểu đường thai kỳ