Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng phụ nữ mang thai có mức đường huyết cao hơn mức bình thường. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể người mẹ không thể sản xuất đủ insulin trong suốt thai kỳ. Insulin là hormone giúp cơ thể sử dụng hoặc lưu trữ đường từ thực phẩm. Trong thai kỳ, nhau thai sản xuất một số hormone khiến cơ thể không thể sử dụng insulin hiệu quả, gọi là tình trạng đề kháng insulin. Điều này dẫn đến lượng đường trong máu cao. Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như: di truyền, thừa cân béo phì, tuổi tác (phụ nữ từ 25 tuổi trở lên) và lối sống không lành mạnh,ít tập thể dục.
Đây là một trong những vấn đề phổ biến trong thời kỳ mang thai, ảnh hưởng đến khoảng 2-10% phụ nữ mang thai trên toàn cầu. Mặc dù bệnh có thể biến mất sau khi sinh, nhưng nếu không được kiểm soát tốt, nó có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và bé.
Đối với mẹ bầu, bệnh có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe như:
- Tiền sản giật là một tình trạng nghiêm trọng có thể gây ra huyết áp cao và các vấn đề về thận.
- Thai phụ bị tiểu đường có khả năng sinh non cao.
- Vì thai nhi có thể có trọng lượng quá lớn, điều này có thể dẫn đến khó khăn khi sinh hoặc phải sinh mổ.
- Mẹ bầu từng mắc tiểu đường thai kỳ có khả năng cao phát triển tiểu đường type 2 trong tương lai.
Đối với thai nhi, tiểu đường có thể làm tăng khả năng mắc:
- Hạ đường huyết sau sinh: Tình trạng đường trong máu của trẻ giảm quá thấp sau khi sinh ra
- Sinh non và suy hô hấp: Bé có thể sinh ra sớm và gặp phải các vấn đề về hô hấp.
- Béo phì và tiểu đường type 2 trong tương lai: Trẻ em sinh ra từ những người mẹ bị tiểu đường thai kỳ có thể bị thừa cân và tiểu đường khi trưởng thành.
Xem thêm: Nếu bị tiểu đường thai kỳ thì phải làm sao?
Đối tượng nào dễ bị tiểu đường thai kỳ?
Không phải mẹ bầu nào cũng sẽ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, nhưng một số đối tượng có nguy cơ cao hơn.
- Có tiền sử tiểu đường thai kỳ trong các lần mang thai trước, bạn có khả năng mắc cao hơn trong các lần mang thai sau.
- Có gia đình có người mắc tiểu đường (tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2) cũng có nguy cơ cao mắc bệnh
- Bị thừa cân hoặc béo phì trước khi mang thai có nguy cơ cao mắc bệnh.
- Phụ nữ mang thai ở độ tuổi trên 25 dễ có khả năng mắc bệnh cao hơn so với những người trẻ tuổi.
- Phụ nữ có thai đôi hoặc đa thai có khả năng mắc tiểu đường thai kỳ cao hơn.
- Có tiền sử mắc bệnh cao huyết áp trước khi mang thai hoặc trong thai kỳ cũng có thể dễ mắc tiểu đường thai kỳ.
Xem thêm: Tại sao bị tiểu đường thai kỳ?
Tiểu đường thai kỳ có hết không?
Thông thường, tiểu đường thai kỳ sẽ hết sau khi sinh. Sau khi bé chào đời, mức đường huyết của người mẹ sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy phụ nữ đã từng mắc tiểu đường thai kỳ có khả năng cao bị tiểu đường tuýp 2 trong tương lai. Do đó, mặc dù bệnh có thể hết, nhưng phụ nữ cần theo dõi sức khỏe, xét nghiệm tầm soát thường xuyên để tránh phát triển bệnh tiểu đường lâu dài.
Xem thêm: Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối
Tiểu đường thai kỳ sau sinh bao lâu thì hết?
Sau khi sinh, mức đường huyết của phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thường sẽ trở lại mức bình thường trong vài ngày hoặc vài tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mức đường trong máu vẫn có thể cao trong thời gian dài sau khi sinh. Chính vì vậy, người mẹ vẫn cần xét nghiệm kiểm tra đường huyết định kỳ sau sinh.
Điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ
Tuy rằng bệnh tiểu đường thường hết sau sinh, việc điều trị là rất quan trọng để bảo vệ mẹ và bé.
- Theo dõi và kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên giúp duy trì mức ổn định và tránh biến chứng.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống bằng cách chia bữa ăn thành 5 -6 bữa nhỏ trong ngày. Chọn thực phẩm ít đường và nên tránh các loại tinh bột tinh chế
- Tập thể dục đều đặn ít nhất 30′ mỗi ngày. Có thể lựa chọn đi bộ, yoga hay các hình thức luyện tập sức khỏe khác
- Sau khi thăm khám bác sĩ có thể kê insulin tiêm nếu cần để duy trì mức đường huyết ổn định.
- Theo dõi kiểm tra sức khỏe sau sinh định kỳ vì phụ nữ có khả năng cao mắc tiểu đường tuýp 2 sau này.
Xem thêm: Bị tiểu đường có sinh mổ được không?
Chăm sóc sức khỏe phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ sau sinh
Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cần chăm sóc đặc biệt sau sinh để bảo vệ sức khỏe và giảm nguy cơ mắc tiểu đường trong các lần mang thai sau. Một chế độ ăn uống cân đối, giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, đồng thời hạn chế đường và tinh bột tinh chế, giúp ổn định đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng cho thai nhi trong lần mang thai tiếp theo.
- Chế độ sinh hoạt và luyện tập cũng rất quan trọng. Các bài tập như đi bộ, yoga giúp kiểm soát mức đường huyết và duy trì cân nặng ổn định. Trước khi bắt đầu, phụ nữ nên tham khảo bác sĩ để chọn bài tập phù hợp.
- Nếu cần, bác sĩ có thể kê thuốc để kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2 sau sinh. Việc theo dõi và sử dụng thuốc phải được giám sát chặt chẽ.
- Chăm sóc bản thân đúng cách không chỉ giúp mẹ phục hồi mà còn giảm thiểu các biến chứng cho thai nhi trong các lần mang thai sau, như thai chết lưu, dị tật hay vấn đề về hô hấp.
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ (OGTT) chỉ 119k
- Kiểm tra 3 chỉ số đường huyết và tầm soát / theo dõi tiểu đường thai kỳ.
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
GỌI LẠI CHO TÔI
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Ăn gì để tránh tiểu đường thai kỳ?
Dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh tiểu đường. Một chế độ dinh dưỡng cân đối, giàu chất xơ, ít tinh bột tinh chế và đường đơn sẽ giúp ổn định mức đường huyết và giảm khả năng mắc bệnh.
- Rau xanh và trái cây tươi như cải bó xôi, cà rốt, bông cải xanh, táo, lê, và các loại quả mọng là lựa chọn tuyệt vời vì chứa ít đường và giàu chất xơ.
- Ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, quinoa, lúa mạch và gạo lứt giàu chất xơ.
- Chất béo lành mạnh như dầu olive, dầu hạt lanh, và bơ từ các loại hạt (hạnh nhân, óc chó) giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và hỗ trợ việc kiểm soát đường huyết.
- Protein nạc như thịt gà, cá, đậu hũ, và đậu phụ không chỉ giúp cơ thể duy trì cơ bắp mà còn hỗ trợ quá trình tiêu hóa và kiểm soát cân nặng.
Xem thêm: Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?
Tổng kết
Vậy tiểu đường thai kỳ có hết không? Có thể thấy, tiểu đường thai kỳ thường hết sau khi sinh, nhưng phụ nữ đã mắc bệnh cần tiếp tục theo dõi các chỉ số cơ thể, đặc biệt là kiểm tra mức đường huyết định kỳ để phát hiện nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2. Việc duy trì một chế độ ăn uống hợp lý, luyện tập thể thao đều đặn, và giữ mức cân nặng hợp lý rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng và bảo vệ sức khỏe lâu dài cho mẹ và bé.
Liên hệ trung tâm y khoa Diag để nhận tư vấn qua 1900 1717. Hỗ trợ đặt lịch xét nghiệm kiểm tra tiểu đường ngay khi có nhu cầu một cách nhanh chóng:
- Trụ sở: 414 – 420 Cao Thắng, phường 12, quận 10, TPHCM.
- Chi nhánh: https://diag.vn/chi-nhanh/
Xem thêm: Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng giữa