Tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không‘ là vấn đề mẹ bầu quan tâm. Đây là thực phẩm giàu chất xơ, vitamin tốt cho thai phụ. Tuy nhiên, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần lưu ý về loại khai cũng như số lượng để tránh tăng đường huyết. Cùng tìm hiểu với Diag qua bài viết bên dưới.

Triệu chứng của tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc sử dụng insulin không hiệu quả khiến nồng độ đường trong máu tăng. Tình trạng này thường xuất hiện từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 38. Các dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ thường không quá rõ ràng. Một số dấu hiệu thường gặp gồm:

  • Khát nước nhiều hơn bình thường.
  • Số lần đi tiểu và lượng nước tiểu tăng, nhất là vào ban đêm.
  • Cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức không rõ nguyên nhân.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân cả khi ăn nhiều hơn bình thường.
  • Vết thương lâu lành hơn bình thường.
  • Nhiễm trùng tái phát ở đường tiết niệu, âm đạo.

Các dấu hiệu này thường không rõ ràng hoặc dễ nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác. Vì vậy, việc kiểm tra đường huyết theo chỉ định bác sĩ là điều cần thiết.

Xem thêm: Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không?

Đối với người bị tiểu đường thai kỳ, quản lý chế độ ăn uống là điều quan trọng. Đây là điều cần thực hiện để kiểm soát lượng đường huyết. Có nhiều thực phẩm mà mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần kiêng và hạn chế sử dụng. Vậy thì bà bầu tiểu đường ăn khoai lang được không?

Câu trả lời là CÓ. Đây là loại củ có lợi cho người bị tiểu đường, đặc biệt là thai phụ bị tiểu đường thai kỳ. Chỉ số đường huyết (GI) trong khoai thấp, giàu chất xơ, glucose, ít chất béo và không chứa cholesterol. Khi ăn, thai phụ có thể duy trì mức đường huyết ổn định. Đồng thời, chất xơ còn hỗ trợ làm chậm quá trình tiêu hóa, giảm hấp thụ đường vào máu. Khoai lang tạo cảm giác no lâu nên còn phù hợp cho mẹ bầu bị béo phì.

Tuy nhiên, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ không nên ăn khoai lang với số lượng lớn. Mọi người cần kiểm soát về số lượng ăn khoai trong một ngày, tuần. Nên chủ động kết hợp cùng nhiều loại thức ăn khác để cân bằng dinh dưỡng.

Người bị tiểu đường thai kỳ cũng nên đo chỉ số đường huyết thường xuyên để điều chỉnh số lượng ăn phù hợp.

Xem thêm: Tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không?

Tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được, nhưng không nên ăn với số lượng lớn
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được, nhưng không nên ăn với số lượng lớn.

Giá trị dinh dưỡng và công dụng của khoai lang

Khoai là loại củ giàu dinh dưỡng. Các thành phần chính có thể kể đến như:

  • Carbohydrate phức hợp: Chất cung cấp năng lượng dưới dạng carbohydrate phức hợp. Điều này hỗ trợ duy trì mức năng lượng ổn định cho cơ thể.
  • Chất xơ: Trong khoai có hàm lượng chất xơ cao. Đây là chất hỗ trợ qua trình tiêu hóa, làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu, và kiểm soát mức đường huyết sau bữa ăn.
  • Vitamin A: Theo nghiên cứu, trong một củ khoai có thể cung cấp hơn 400% nhu cầu vitamin hằng ngày. Trong khoai có beta-carotene, tiền chất của vitamin A. Đây là chất có lợi cho sự phát triển của thị lực và tăng cường hệ miễn dịch.
  • Vitamin C: Khoai là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Chất này hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và quá trình hấp thu sắt từ các loại thức ăn khác.
  • Kali: Chất hỗ trợ điều hòa huyết áp, ngăn ngừa nguy cơ tăng, giảm huyết áp đột ngột.

Khoai có nhiều công dụng đối với sức khỏe thai phụ, nhất là những người bị tiểu đường thai kỳ. Công dụng của khoai gồm:

  • Kiểm soát đường huyết, điều chỉnh lượng đường trong máu, và ngăn ngừa tăng đường huyết đột ngột sau bữa ăn.
  • Cải thiện tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón.
  • Tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ mẹ và bé khỏi nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng.
  • Điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ tiền sản giật thai kỳ.
Khoai lang là loại củ giàu dinh dưỡng với nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe
Khoai lang là loại củ giàu dinh dưỡng với nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như chất xơ, vitamin A…

Các loại khoai lang tốt cho mẹ bầu

Khoai lang vàng

Đây là loại khoai có vị ngọt nhẹ, giàu vitamin A, rất tốt cho sức khỏe thai phụ, nhất là người bị tiểu đường thai kỳ. Trong khoai có hàm lượng chất xơ cao, chỉ số đường huyết thấp, phù hợp cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ sử dụng.

Xét nghiệm tiểu đường chỉ 159k

  • Kiểm tra các chỉ số đường huyết và chuẩn đoán tiểu đường.
  • Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.

GỌI LẠI CHO TÔI

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Khoai lang ruột cam

Khoai lang ruột cam có hàm lượng beta-carotene cao nên được xem là nguồn cung cấp vitamin A tự nhiên tốt cho sức khỏe. Đây là chất có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, bảo vệ tế bào và tăng cường hệ miễn dịch.

Khoai lang tím

Trong khoai lang tím giàu hàm lượng anthocyanin. Đây là chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng giảm viêm, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương. Khoai tím là loại củ có hàm lượng chất xơ cao, hỗ trợ kiểm soát chỉ số đường huyết ổn định.

Khoai lang tím giàu hàm lượng anthocyanin, có khả năng giảm viêm, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương.
Khoai lang tím giàu hàm lượng anthocyanin, có khả năng giảm viêm, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương.

Tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang mật được không?

Khoai lang mật có vị ngọt đậm hơn so với các giống khoai khác. Thế nên, nhiều người thường lo lắng rằng tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang mật được không. Thật ra, tuy có vị ngọt đậm nhưng khoai lang mật có chỉ số đường huyết thấp. Vì vậy, thai phụ bị tiểu đường thai kỳ vẫn có thể ăn khoai lang mật. Tuy nhiên, cần kiểm soát số lượng ăn, không ăn quá nhiều để tránh tăng đường huyết.

Lưu ý khi ăn khoai lang trong thai kỳ

Khoai lang là loại củ tốt cho người bị tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, để đảm bảo không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, mẹ bầu cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Kiểm soát liều lượng ăn phù hợp: Không ăn quá nhiều để tránh gây tăng đường huyết. Chỉ nên ăn với số lượng vừa phải.
  • Đối với thai phụ nên áp dụng cách chế biến hấp hoặc luộc. Không nên ăn khoai chiên, nướng vì đây là thức ăn nhiều dầu mỡ. Các loại thức ăn này có thể làm tăng lượng calo và chất béo không lành mạnh, ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ.
  • Kết hợp với đa dạng nguồn protein như thịt nạc, cá hoặc trứng.
  • Đo chỉ số đường huyết sau khi ăn khoai để xem có bị tăng đường huyết sau khi ăn không.

Các thực phẩm có thể sử dụng thay thế

Mặc dù khoai lang là loại củ tốt cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, tuy nhiên, mọi người vẫn nên hạn chế ăn quá nhiều. Mẹ bầu có thể linh hoạt sử dụng các loại đồ ăn dưới đây thay thế như:

  • Ngũ cốc nguyên cám như gạo lứt, yến mạch. Ngũ cốc giàu chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Cà rốt, bí đỏ, và củ dền là các loại rau củ có giá trị dinh dưỡng cao, đồng thời hỗ trợ kiểm soát mức đường huyết hiệu quả.
  • Các loại hạt, đậu như đậu xanh có hàm lượng chất xơ và protein có thể thay thế khoai lang trong thai kỳ.

Xem thêm: Tiểu đường thai kỳ ăn trái cây gì?

Tổng kết

Trong bài viết này, Diag đã cung cấp thông tin để giải đáp vấn đề ‘tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không’. Mẹ bầu vẫn có thể sử dụng khoai khi bị tiểu đường thai kỳ nhưng cần tránh ăn quá nhiều. Mọi người có thể linh hoạt kết hợp cùng nhiều loại thức ăn khác để đa dạng nguồn dinh dưỡng. Điều này bảo đảm sức khỏe ổn định và duy trì mức đường huyết phù hợp.