Khi mắc bệnh tiểu đường, việc lựa chọn trái cây phù hợp là điều rất quan trọng. Vậy tiểu đường kiêng hoa quả gì? Các loại trái cây có chỉ số đường huyết cao như sầu riêng, mít, nhãn… có thể gây tăng đường huyết nhanh chóng, ảnh hưởng đến sức khỏe. Tìm hiểu chi tiết về những loại trái cây bệnh nhân tiểu đường không nên ăn qua bài viết bên dưới của Diag.
Sầu riêng
Sầu riêng là cái tên được nhắc đến mỗi khi hỏi rằng bệnh tiểu đường không nên ăn trái cây gì. Đây là loại trái cây có hàm lượng đường rất cao, trung bình chứa khoảng 57g đường trong 100g. Chỉ số đường huyết (GI) trong sầu riêng có thể lên đến 47, có khả năng làm tăng đường huyết rất nhanh sau khi ăn.
Loại trái cây này còn chứa nhiều chất béo, tiềm ẩn nguy cơ tăng cân nếu ăn quá nhiều. Thế nên, mặc dù sầu riêng cung cấp một số vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin C, kali, thế nhưng, người tiểu đường vẫn nên tránh để không ảnh hưởng đến sự ổn định của đường huyết.
Xem thêm: Tiểu đường ăn hoa quả gì?
Măng cụt
Măng cụt là loại trái cây nhiệt đới có vị ngọt thanh. Tuy nhiên, đây cũng là một cái tên được nhắc đến khi được hỏi bệnh tiểu đường không nên ăn trái cây gì. Trong măng cụt có khoảng 31g đường trong 100g, có thể làm tăng mức đường huyết nếu ăn quá nhiều.
Thế nên, mặc dù trong măng cụt nhiều chất xơ và vitamin C nhưng người bệnh tiểu đường vẫn nên hạn chế ăn. Chỉ nên ăn lượng nhỏ và không ăn thường xuyên.
Mít
Mít là loại trái cây có vị ngọt với hàm lượng đường cao, rơi vào khoảng 26 – 30g đường trong 100g. Chỉ số đường huyết của mít cũng trong mức từ 50 đến 60. Đây là loại quả thuộc nhóm trái cây có chỉ số đường huyết cao, có thể gây tăng đường huyết sau khi ăn.
Ngoài gây tăng đường huyết, mít cũng có thể gây tăng cân do hàm lượng calo cao. Do đó, bệnh nhân tiểu đường nên kiêng ăn mít để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe.
Xem thêm: Tiểu đường ăn mít được không?
Chuối quá chín
Chuối quá chín là câu trả lời cho câu hỏi ‘bệnh tiểu đường kiêng ăn trái cây gì’. Trong chuối quá chín có chỉ số đường huyết lên đến 66, lượng đường cao 20g đường trong 100g. Khi chuối càng chín thì lượng đường tự nhiên càng tăng. Thế nên, người bệnh tiểu đường nếu ăn chuối quá chín có thể gây ảnh hưởng đến mức đường huyết.
Mọi người có thể kết hợp ăn chuối trong hoặc giữa các bữa ăn để tránh tình trạng đường huyết ăng đột ngột. Ngoài ra để làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu, mọi người có thể ăn chuối cùng các loại hạt, sữa chua không đường.
Xem thêm: Tiểu đường ăn chuối được không?
Đu đủ
Người bị tiểu đường vẫn có thể ăn đu đủ, nhưng cần ăn với lượng vừa phải. Đu đủ có chỉ số đường huyết (GI) thấp khoảng 60 với lượng đường 9.1g đường trong 100g. Nó cũng chứa nhiều chất xơ, giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu, giúp ổn định mức đường huyết, điều này rất có lợi cho người bị tiểu đường.
Ngoài ra, đu đủ còn chứa các enzym papain giúp tiêu hóa carbohydrate, protein và chất béo, làm giảm nguy cơ tăng đường huyết nhanh chóng. Tuy nhiên, người tiểu đường nên ăn đu đủ với lượng vừa phải và tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn và phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.
Nhãn
Nhãn là một loại trái cây có vị ngọt với chỉ số đường huyết cao khoảng 45, và chứa khoảng 20g đường trong 100g quả. Với lượng đường tự nhiên lớn, nhãn có thể khiến lượng đường trong máu tăng nhanh chóng, điều này không tốt cho người bệnh tiểu đường. Mặc dù nhãn có nhiều chất chống oxy hóa và vitamin C, người tiểu đường nên tránh ăn nhãn hoặc chỉ ăn một lượng rất nhỏ.
Khi chọn trái cây cho chế độ ăn của người bệnh tiểu đường, nhãn không phải là lựa chọn phù hợp vì nguy cơ tăng đường huyết cao. Các loại trái cây có chỉ số glycemic thấp và hàm lượng đường thấp như táo hay cam sẽ là sự thay thế tốt hơn.
Quả hồng
Quả hồng là một loại trái cây có chỉ số đường huyết cao khoảng 50, chứa khoảng 15.3g đường trong 100g quả và chủ yếu là đường đơn (glucose, sucrose và fructose). Mặc dù quả hồng rất giàu chất xơ và vitamin C, người bệnh tiểu đường cần tránh tiêu thụ loại trái cây này, đặc biệt khi quả đã chín do đường đơn có thể hấp thụ vào máu nhanh gây tăng đường huyết.
Việc ăn quả hồng có thể làm tăng đường huyết nhanh chóng. Do đó người tiểu đường nên hạn chế hoặc kiêng hoàn toàn quả hồng trong chế độ ăn.
Nho
Nho là một loại trái cây ngọt và giàu nước, nhưng nó cũng có chỉ số đường huyết cao, vào khoảng từ 45 đến 59, và chứa khoảng 12 – 18.7g đường trong mỗi 100g tùy loại. Đối với người tiểu đường, việc ăn nho có thể gây tăng nhanh đường huyết, đặc biệt nếu ăn với số lượng lớn.
Nho không phải là lựa chọn lý tưởng cho người bệnh tiểu đường, và nên được tiêu thụ một cách hạn chế. Khi chọn trái cây cho chế độ ăn, người tiểu đường nên ưu tiên các loại trái cây có chỉ số glycemic thấp như quả berry, táo hoặc cam thay vì nho.
Xét nghiệm tiểu đường chỉ 159k
- Kiểm tra các chỉ số đường huyết và chuẩn đoán tiểu đường.
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Dưa hấu
Người tiểu đường có thể ăn dưa hấu, nhưng cần ăn với khẩu phần vừa phải để kiểm soát đường huyết. Mặc dù dưa hấu có chỉ số đường huyết cao (khoảng 75), nhưng do chứa nhiều nước, chỉ số tải đường huyết (GL) lại thấp, chỉ khoảng 5.6 cho mỗi khẩu phần 120g. Một lát dưa hấu 100g có khoảng 7.5g đường. Thế nên mọi người cần ăn vừa phải để tránh làm tăng đường huyết.
Để kiểm soát đường huyết tốt hơn, người tiểu đường nên kết hợp dưa hấu với các thực phẩm giàu chất xơ, protein và chất béo lành mạnh như hạt hoặc sữa chua không đường. Nên tránh uống nước ép dưa hấu vì có thể làm tăng đường huyết nhanh chóng.
Xem thêm: Tiểu đường ăn dưa hấu được không?
Quả thơm (dứa)
Dứa (thơm) có chỉ số đường huyết là 66, với 13g đường trong 100g, nên có thể làm tăng đường huyết ở mức độ vừa phải. Mặc dù dứa có nhiều vitamin C và chất xơ, nhưng người tiểu đường không nên ăn quá nhiều vì chỉ số GI cao có thể làm tăng đường huyết nhanh chóng. Mọi người có thể thay thế dứa bằng các loại trái cây có chỉ số GI thấp hơn như cam, táo.
Các loại trái cây sấy
Trái cây sấy khô như nho khô, mơ khô hay táo khô có lượng đường rất cao vì nước đã bị loại bỏ trong quá trình sấy. Ví dụ, 100g nho khô chứa tới 65g đường, trong khi cùng lượng trái cây tươi chỉ chứa khoảng 10-15g đường. Ngoài ra, nho khô có chỉ số đường huyết khoảng 64, có thể làm tăng đường máu nhanh chóng.
Vì vậy, người tiểu đường nên tránh hoặc hạn chế ăn trái cây sấy khô. Nếu muốn ăn, chỉ nên ăn một lượng nhỏ (khoảng 20-30g) và kết hợp với thực phẩm giàu chất xơ hoặc protein như hạt, đậu hoặc sữa chua không đường để giảm tác động đến đường huyết.
Các loại trái cây đóng hộp
Trái cây đóng hộp, đặc biệt là khi được ngâm trong siro đường, chứa rất nhiều đường do đường được thêm vào trong quá trình bảo quản. Ví dụ, 100g dứa đóng hộp trong siro có thể chứa lên đến 20g đường, cao hơn rất nhiều so với dứa tươi. Hơn nữa, trái cây đóng hộp thường có chỉ số GI cao, có thể làm tăng đường huyết nhanh chóng.
Do đó, người tiểu đường nên tránh hoặc hạn chế ăn trái cây đóng hộp. Nếu muốn ăn trái cây đóng hộp, bạn nên chọn loại không có siro hoặc chỉ dùng trái cây tươi. Đây là cách để hạn chế lượng đường hấp thụ vào cơ thể.
Mứt trái cây
Mứt trái cây thường chứa lượng đường rất cao, ngay cả khi không có đường thêm vào, vì quá trình chế biến đã làm cô đặc lượng đường tự nhiên có trong trái cây. Một thìa mứt có thể chứa từ 12-15g đường, và chỉ số glycemic (GI) của mứt thường rất cao, dễ làm tăng nhanh đường huyết.
Do đó, người tiểu đường nên tránh ăn mứt trái cây để không gây ảnh hưởng đến mức đường huyết. Thay vào đó, bạn nên chọn ăn trái cây tươi, ít đường và có chỉ số GI thấp, giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn và cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
Nước ép trái cây
Nước ép trái cây dù không thêm đường vẫn chứa lượng đường tự nhiên khá cao và thiếu chất xơ, điều này làm tăng nhanh lượng đường trong máu. Ví dụ, trong 100ml nước ép cam có khoảng 9g đường và chỉ số glycemic (GI) của nước cam dao động từ 50-60, thuộc nhóm thực phẩm có GI trung bình.
Khi uống nước ép, đường từ trái cây được hấp thụ vào cơ thể nhanh hơn so với việc ăn trái cây tươi, vì không có chất xơ để làm chậm quá trình này. Điều này có thể dẫn đến sự tăng vọt đường huyết, điều đặc biệt không tốt cho người tiểu đường.
Vì vậy, để kiểm soát đường huyết tốt hơn, người bệnh tiểu đường nên ăn trái cây tươi thay vì uống nước ép, giúp hấp thụ ít đường hơn và duy trì sự ổn định của đường huyết.
Xem thêm: Những loại rau người tiểu đường không nên ăn
Lời kết
Trong bài viết này, Diag đã cung cấp thông tin liên quan đến việc tiểu đường kiêng hoa quả gì. Lựa chọn trái cây phù hợp là điều cần thiết đối với người bệnh, có thể hạn chế nguy cơ tăng đường huyết khó kiểm soát. Mọi người cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng chế độ ăn phù hợp với thể trạng cá nhân.