Nước mía là thức uống giải nhiệt được rất nhiều người ưa chuộng nhờ vào độ ngọt và sự thanh mát mà nó đem lại. Tuy nhiên, loại nước này có vị ngọt nên cũng khiến nhiều người dè chừng, đặc biệt là người bị đái tháo đường. Vậy người tiểu đường có uống được nước mía không? Cùng Diag tìm hiểu nhé.

Lợi ích sức khỏe từ nước mía

Nước mía là một loại nước giải khát tự nhiên với nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Một số lợi ích mà thức uống này mang đến bao gồm:

  • Cung cấp năng lượng nhanh chóng: Nước mía chứa nhiều đường tự nhiên nên có thể cung cấp năng lượng nhanh chóng. Điều này rất cần thiết trong trường hợp cảm thấy mệt mỏi hoặc kiệt sức.
  • Ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch: Nước mía có chứa các chất chống oxy hóa như flavonoids và hợp chất phenolic. Chúng có tác dụng bảo vệ các tế bào khỏi sự tổn thương của các gốc tự do. Từ đó hỗ trợ giảm viêm và ngăn ngừa hiệu quả các vấn đề tim mạch.
  • Giúp giải độc cơ thể: Nước mía có tính kiềm giúp cân bằng pH trong cơ thể, hỗ trợ thải độc và tăng cường chức năng gan thận.
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Nhờ vào một số enzyme tự nhiên mà nước nước mía có thể giúp giảm các vấn đề về đường tiêu hóa như táo bón.

Xem thêm: Tiểu đường uống gì?

Người tiểu đường uống nước mía được không?

Nếu bị tiểu đường thì không nên uống nước mía. Bởi trong 1 cốc nước mía (240 ml) chứa đến 50 gram đường. Đây là một lượng đường khổng lồ tương đương với 12 muỗng cà phê – vượt mức khuyến nghị là 9 muỗng theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ. Việc tiêu thụ một lượng lớn đường vào cơ thể sẽ làm huyết áp tăng nhanh, từ đó dẫn đến nhiều nguy cơ nguy hiểm khác.

Xem thêm: Tiểu đường có uống được cà phê hòa tan không?

Người tiểu đường không nên uống nước mía mặc dù chứa nhiều dinh dưỡng và các chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể.
Tiểu đường không nên uống nước mía dù chứa nhiều dinh dưỡng và các chất chống oxy hóa.

Uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không?

Một người nếu uống nước mía quá nhiều sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Điều này xảy ra nếu bạn uống mỗi ngày trong thời gian dài và không kiểm soát thói quen ăn uống hợp lý. Nguyên nhân do nước mía chứa nhiều đường và sẽ làm tăng đường huyết đột ngột nếu uống thường xuyên và với lượng lớn.

Theo các chuyên gia, uống nước mía quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng tăng cân, kháng insulin hoặc suy giảm khả năng sản xuất insulin. Những yếu tố này thường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.

Do đó, bạn cần uống nước mía kết hợp với chế độ dinh dưỡng cân bằng cùng thói quen tập luyện thể thao đều đặn. Đây là giải pháp tốt nhất để cân bằng lượng đường nạp vào cơ thể để tránh làm tăng lượng đường trong máu.

Xét nghiệm tiểu đường chỉ 159k

  • Kiểm tra các chỉ số đường huyết và chuẩn đoán tiểu đường.
  • Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.

GỌI LẠI CHO TÔI

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Xem thêm: Tiểu đường có uống được nước yến không?

Uống nước mía mỗi ngày có bị tiểu đường không?

Uống nước mía mỗi ngày có thể bổ sung nhiều dinh dưỡng, nhưng không phải là nguyên nhân trực tiếp gây tiểu đường. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều và thiếu kiểm soát thì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Nếu bạn có thói quen uống nước mía hàng ngày thì nên uống vừa phải (khoảng 150 ml). Đồng thời, cần kết hợp tập thể dục để cân đối lượng đường nạp vào cơ thể.

Xem thêm: Tiểu đường uống nước dừa được không?

Uống nước mía mỗi ngày có thể gây tiểu đường nếu không kiểm soát tốt.
Uống nước mía mỗi ngày có thể gây tiểu đường nếu không kiểm soát tốt.

Cách uống nước mía hiệu quả để tránh bị tiểu đường

Người khỏe mạnh vẫn có thể uống nước mía, tuy nhiên cần uống một cách hợp lý để tránh nguy cơ mắc bệnh. Các chuyên gia y tế khuyến cáo nên chú ý một số vấn đề trong cách uống nước mía để đảm bảo sức khỏe như sau:

  • Chỉ nên uống khoảng 100 – 150 ml mỗi ngày là hợp lý.
  • Không thêm đường vào nước mía do đã có đủ lượng đường tự nhiên.
  • Chọn nước mía tươi không chất bảo quản và các chất phụ gia khác.
  • Kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh có nhiều rau xanh, trái cây ít ngọt, thực phẩm giàu chất xơ và protein nạc.
  • Tập thể dục đều đặn để giúp cơ thể sử dụng đường hiệu quả hơn và cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết.
  • Theo dõi mức đường huyết thường xuyên để phát hiện tình trạng tăng đường huyết do uống nước mía.

Xem thêm: Người tiểu đường nên uống nước lá gì?

Ăn mía có bị tiểu đường không?

Mía là thực phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và không gây tiểu đường nếu chỉ tiêu thụ một lượng vừa phải. Trong trường hợp ăn quá nhiều và thiếu kiểm soát thì có thể dẫn đến nguy cơ mắc tiểu đường loại 2. Vậy nên, cần ăn có kiểm soát và đảm bảo hoạt động thể chất đều đặn để tránh thừa cân do nạp quá nhiều đường từ mía.

Xem thêm: Tiểu đường có uống được nước cam không?

Người bị tiểu đường không nên ăn mía dù cho mía chứa nhiều chất dinh dưỡng.
Người bị tiểu đường không nên ăn mía dù cho mía chứa nhiều chất dinh dưỡng.

Người bị tiểu đường có được ăn mía không?

Tương tự như việc uống thì người bệnh tiểu đường không nên ăn mía. Bởi mía chứa nhiều đường, không chỉ làm tăng cân mà còn đẩy đường huyết lên mức rất cao nếu không kiểm soát tốt khẩu phần. Do đó tránh ăn mía cũng như những chế phẩm từ mía để tránh làm ảnh hưởng lượng đường trong máu.

Tiểu đường có ăn được mật mía không?

Mật mía là một chế phẩm từ cây mía, được chiết xuất bằng cách ép nước mía, sau đó đun sôi và cô đặc thành siro đường. Do có nguồn gốc từ nước mía, nên mật mía cũng là một thực phẩm mà người bệnh tiểu đường cần tránh. Bởi trong mật chứa nhiều đường sẽ dễ gây tăng cân cũng như có thể khiến đường huyết tăng nhanh.

Xem thêm: Tiểu đường có uống được mật ong không?

Mật mía là một chế phẩm từ nước mía và hoàn toàn không phù hợp với người bệnh tiểu đường.
Mật mía là một chế phẩm từ nước mía và hoàn toàn không phù hợp với người bệnh tiểu đường.

Lời kết

Như vậy, bài viết đã chia sẻ đầy đủ thông tin về các lợi ích sức khỏe của loại nước giải khát từ mía. Tuy nhiên, đối với người bệnh đái tháo đường thì cần tránh uống nước mía. Bởi điều này có thể làm tăng nhanh lượng đường huyết và dẫn đến nhiều khó khăn trong việc kiểm soát bệnh. Do đó, việc tìm hiểu tiểu đường có uống được nước mía không giúp người bệnh dễ dàng xây dựng chế độ ăn uống khoa học hơn.

 

Xem thêm: Sữa tiểu đường