Với những lợi ích sức khỏe vượt trội, nước cam thường được ưu ái đưa vào thực đơn dinh dưỡng dành cho người bệnh. Tuy nhiên, ở bệnh nhân bệnh đái tháo đường, việc tiêu thụ nước cam cần phải xem xét kỹ lưỡng. Nhiều người đặt vấn đề “Tiểu đường có uống được nước cam không?”. Diag sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này qua bài viết.
Bị bệnh tiểu đường có uống được nước cam không?
Nhiều người thắc mắc “Bệnh tiểu đường uống nước cam được không?”, câu trả lời là CÓ. Tuy nhiên, khi uống nước ép cam, người bệnh cần cân đối khẩu phần, thời điểm sử dụng và kiểm soát đường huyết khi sử dụng. Nước cam có hàm lượng đường cao, một cốc nước cam (khoảng 240ml) chứa từ 20 – 25g carbohydrate và việc loại bỏ phần chất xơ trong quá trình ép nước cam làm cho chỉ số glycemic cao hơn so với cam nguyên múi. Điều này có thể khiến chỉ số đường huyết tăng cao, ảnh hưởng đến huyết áp, sức khỏe tim mạch của người bệnh.
Xem thêm: Tiểu đường uống gì?
Tiểu đường ăn cam được không?
Bị bệnh tiểu đường có ăn cam được không? CÓ THỂ. Khác với nước ép cam, cam nguyên múi giàu vitamin C, chất xơ và các chất chống oxy hóa. Ngoài ra, một quả cam trung bình (khoảng 130g) chứa khoảng 60 – 80 calo, 15 – 20g carbohydrate và 3 – 4g chất xơ, giúp hỗ trợ tiêu hóa và làm chậm quá trình hấp thu đường. Ngoài ra, cam có thể giúp người bệnh cảm thấy no lâu hơn, giảm thiểu nhu cầu ăn vặt không lành mạnh. Người bệnh đái tháo đường nên đưa cam vào chế độ ăn của mình để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng và hạn chế nguy cơ biến chứng do bệnh đái tháo đường gây ra.
Xem thêm: Tiểu đường có uống được cà phê hòa tan không?
Lưu ý khi tiêu thụ cam và nước cam ở người bệnh tiểu đường
Mặc dù cam và nước cam có thể là một phần của chế độ ăn cho người đái tháo đường, nhưng bạn cần lưu ý:
- Kiểm soát khẩu phần: Một quả cam trung bình (khoảng 130g) chứa khoảng 15 – 20g carbohydrate, do đó, người bệnh đái tháo đường chỉ nên ăn 1 – 2 quả cam mỗi ngày. Đối với nước cam, bệnh nhân chỉ nên tiêu thụ khoảng 120ml nước cam. Điều này giúp hạn chế lượng carbohydrate và đường, giảm nguy cơ tăng đường huyết.
- Kết hợp với thực phẩm: Để làm chậm quá trình hấp thụ đường, người bệnh nên kết hợp cam và nước cam cùng với các thực phẩm giàu protein hoặc chất xơ. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến an toàn thực phẩm để không ảnh hưởng đến tiêu hóa và sức khỏe bản thân.
- Tránh lạm dụng: Bệnh nhân không nên tiêu thụ quá nhiều cam hoặc nước cam trong cùng một thời điểm, điều này có thể dẫn đến sự gia tăng đột ngột lượng đường huyết. Đặc biệt, người bệnh cần tránh ăn hoặc uống cam vào buổi tối để tránh vitamin C trong cam khiến bạn mất ngủ.
- Kiểm tra đường huyết: Sau khi tiêu thụ cam hoặc nước cam, bạn nên kiểm tra mức đường huyết để đánh giá ảnh hưởng của nước cam đến sức khỏe của cơ thể. Từ đó, người bệnh có thể điều chỉnh thói quen ăn uống của mình cho phù hợp.
Ngoài việc tự kiểm tra đường huyết tại nhà, việc theo dõi sự tiến triển của bệnh tiểu đường thông qua xét nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín là rất cần thiết. Hiện tại, trung tâm y khoa Diag là một trong những đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ xét nghiệm tiểu đường với chất lượng cao, tiện lợi và nhanh chóng.
Với hơn 35 chi nhánh trải rộng khắp Thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực khác, bạn có thể dễ dàng đến các chi nhánh gần nhất để nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp và tiến hành lấy mẫu xét nghiệm. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian di chuyển mà còn giảm thiểu thời gian chờ đợi, đảm bảo bạn có kết quả nhanh chóng và chính xác.
Xét nghiệm tiểu đường chỉ 159k
- Kiểm tra các chỉ số đường huyết và chuẩn đoán tiểu đường.
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Xem thêm: Sữa tiểu đường
Lời kết
Hy vọng rằng những chia sẻ từ Diag đã giúp bạn giải đáp tiểu đường có uống được nước cam không hay bệnh tiểu đường ăn cam được không. Theo đó, người bệnh đái tháo đường có thể uống nước cam và ăn cam, nhưng cần thực hiện một cách có kiểm soát. Đặc biệt, khi ăn cam hoặc uống nước cam, bạn nên điều chỉnh khẩu phần ăn uống, kết hợp với các thực phẩm khác và theo dõi đường huyết để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
Xem thêm: Tiểu đường có uống được nước yến không?