Tiểu đường ăn mít được không là câu hỏi nhiều người bệnh quan tâm, vì mít là loại trái cây ngon khá phổ biến. Mít có nhiều lợi ích về dinh dưỡng nhưng đồng thời cũng có những rủi ro nếu ăn không đúng cách, đặc biệt đối với người tiểu đường. Cùng Diag tìm hiểu về cách ăn mít an toàn và lợi ích cho sức khỏe người bệnh qua bài viết này.

Giá trị dinh dưỡng của trái mít

Mít là một loại trái cây rất giàu dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Mỗi thành phần dinh dưỡng trong mít đều có những tác dụng nhất định. Trái mít thường được chia làm 2 loại: mít dai và mít mật. Giá trị dinh dưỡng trong mỗi 100g trọng lượng của 2 loại được ước tính như sau:

100gr Mít dai:  

  • 48 calo năng lượng.
  • 85,4g nước.
  • 0,6g gluxit.
  • 28mg photpho.
  • 0,40mg sắt.
  • 180 mg betacaroten.
  • 5mg vitamin C…

100gr Mít mật:  

  • 62 calo năng lượng.
  • 82,2g nước.
  • 1,5g protein.
  • 14g gluxit.
  • 21 mg canxi.
  • 28mg photpho.
  • 0,40mg sắt.
  • 80mg betacaroten.
  • 5mg vitamin C…

Có thể thấy trong mỗi trái mít đều có chứa nhiều dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất (vitamin B2, B3, B6, B9, C, canxi, magie, kali, phốt pho) và phytochemical có lợi cho sức khỏe.

  • Tốt cho tim: Các nghiên cứu cho thấy ăn mít làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Kali trong mít chống tăng huyết áp, chất xơ góp phần giảm mỡ máu và chất chống oxy hóa có lợi cho tim.
  • Chống viêm: Vitamin C, flavonoid, và lignan trong mít giúp ngăn ngừa viêm nhiễm.

Tiểu đường ăn mít được không?

Vậy tiểu đường có được ăn mít không? Người tiểu đường có thể ăn mít, đặc biệt là mít non. Tuy nhiên, người bệnh cần hiểu rõ rằng thành phần chủ yếu của mít là carbs. Những loại carbs trong mít ở dạng đường tự nhiên, chính vì vậy người bệnh cần chú ý chỉ nên ăn một lượng vừa phải.. Vì vậy, người bị tiểu đường có thể được ăn mít nhưng chỉ nên ăn với lượng vừa phải và điều độ, mỗi lần chỉ nên ăn khoảng 75 gram mít (khoảng 1⁄2 chén).

Lợi ích của mít với người tiểu đường

  • Vitamin và khoáng chất thiết yếu như vitamin C, A, kali và magiê bên trong mít, hỗ trợ nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể.
  • Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, đặc biệt hữu ích cho người tiểu đường khi cơ thể dễ bị nhiễm trùng.
  • Kali có tác dụng kiểm soát huyết áp, một yếu tố rất quan trọng vì người tiểu đường thường có nguy cơ cao mắc các bệnh về huyết áp và tim mạch.
  • Giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường từ thực phẩm vào máu, hỗ trợ người tiểu đường duy trì mức đường huyết ổn định hơn sau bữa ăn do mít có chứa lượng chất xơ tương đối cao
  • Các chất chống oxy hóa trong mít như flavonoid và polyphenol giúp ngăn chặn tổn thương tế bào và viêm nhiễm, từ đó giảm nguy cơ biến chứng do tiểu đường.

Tác hại khi ăn mít không kiểm soát

  • Tăng nhanh đường huyết: Do mít chứa nhiều đường tự nhiên và carbohydrate, nếu người tiểu đường ăn quá nhiều mít mà không kiểm soát, có thể dẫn đến tình trạng tăng đường huyết đột ngột. Đây là nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe, làm tăng khả năng gặp các biến chứng mạn tính của bệnh.
  • Với chỉ số đường huyết (GI) nằm trong khoảng từ 50-60, mít có thể làm tăng đường huyết nếu không kết hợp với các loại thực phẩm khác hoặc ăn quá mức. Điều này đòi hỏi người bệnh phải rất thận trọng trong việc điều chỉnh khẩu phần ăn.

Bệnh tiểu đường có ăn được hạt mít không?

Hạt mít cũng chứa nhiều protein, chất xơ, kali, và các khoáng chất như sắt và canxi, giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Đặc biệt, hàm lượng protein trong hạt mít có thể giúp người tiểu đường tăng cường sức mạnh cơ bắp và duy trì sự ổn định của đường huyết.

Tuy nhiên, giống như trái mít thì bên trong hạt mít cũng chứa một lượng carbohydrate nhất định, vì vậy người tiểu đường chỉ nên ăn hạt mít ở mức độ vừa phải. Khi ăn hạt mít, nên chế biến bằng cách luộc hoặc nướng và hạn chế ăn quá nhiều để không ảnh hưởng đến mức đường huyết.

Lợi ích của hạt mít:

  • Giàu protein: hỗ trợ xây dựng và duy trì cơ bắp, cũng như ổn định đường huyết.
  • Chất xơ: giúp cải thiện hệ tiêu hóa và duy trì đường huyết ở mức an toàn.

Tổng kết

Có thể thấy mít và hột mít đều là những thực phẩm giàu dinh dưỡng mà người bệnh tiểu đường có thể ăn được. Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý về những ảnh hưởng sức khỏe để có thể cân đối chế độ ăn hợp lý và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thêm mít vào thực đơn hàng ngày nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe.