Chỉ số đường huyết ở ngưỡng bình thường
Tiểu đường đặc trưng với lượng đường trong máu tăng do tuyến tụy sản sinh thiếu hoặc cơ thể sử dụng insulin không hiệu quả. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, điều quan trọng ở người bệnh tiểu đường là kiểm soát đường huyết càng gần ngưỡng bình thường càng tốt.
Chỉ số đường huyết chỉ nồng độ đường trong máu, đơn vị tính là mmol/L (mg/dL). Để theo dõi đường huyết, người bệnh cần thường xuyên kiểm tra, nhất là vào các thời điểm như khi đói, sau khi ăn, trước và sau khi vận động, trước khi ngủ… Nếu chỉ số thấp hoặc cao hơn ngưỡng bình thường có thể cho thấy những biến đổi không tích cực đối với cơ thể.
Thông thường, chỉ số đường huyết được phân thành đường huyết bất kỳ, đường huyết lúc đói, đường huyết sau 1 – 2 giờ ăn, đường huyết được thể hiện bằng chỉ số HbA1C (chỉ số phản ánh mức đường huyết trung bình trong 2-3 tháng qua). Mức bình thường của các loại này được quy định:
- Đường huyết bất kỳ : Dưới 140 mg/dL.
- Đường huyết lúc đói (đo vào buổi sáng sau khi nhịn ăn ít nhất 8 giờ): Nằm trong khoảng 70 – 100 mg/dL (3,9 – 5,6 mmol/L).
- Đường huyết sau ăn 1 – 2 giờ ăn: Dưới 140 mg/dL (7,8 mmol/L).
- HbA1c: Dưới 5,7%.
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý, quy định về chỉ số tiểu đường bình thường có thể có sự khác biệt giữa các bệnh viện, cơ sở y tế hoặc đặc điểm của từng cá nhân như tuổi tác, giới tính, tình trạng sức khỏe… Do đó, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được cung cấp thông tin chi tiết về mức độ phù hợp nhằm đảo bảo sức khỏe của bản thân.
Hiện nay, trung tâm y khoa Diag là một trong những đơn vị hàng đầu chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm tiểu đường. Trung tâm được trang bị hệ thống xét nghiệm tiên tiến cho kết quả nhanh chóng và chuẩn xác, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian chờ so với khi thăm khám tại các bệnh viện lớn. Đặc biệt, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa của trung tâm sẽ gọi điện tư vấn sau khi có kết quả xét nghiệm theo thời gian mà khách hàng đã đăng ký trước đó. Đây là dịch vụ tiện lợi, đặc biệt phù hợp với các khách hàng có lịch trình bận rộn.
Xem thêm: Chỉ số tiểu đường
Tiểu đường 80 có nguy hiểm không?
Nhiều người thắc mắc khi đo chỉ số tiểu đường 80 có nguy hiểm không? Nồng độ đường huyết 80 mg/dL là mức bình thường. Ở người khỏe mạnh, ngưỡng này cho thấy bạn không có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tuy nhiên, để chắc chắn hơn, bác sĩ cần tiến hành các thăm khám hoặc xét nghiệm bổ sung. Ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, ngưỡng này thể hiện lượng đường huyết đang được duy trì ở mức tốt hoặc cho thấy việc điều trị đạt kết quả khả quan. Tuy nhiên, mỗi cá nhân sẽ có ngưỡng an toàn khác nhau tùy thuộc vào tuổi tác, giới tính, bệnh lý nền… nên bạn cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn chi tiết về tình trạng của mình.
Mặc dù xét nghiệm cho kết quả bình thường nhưng bạn vẫn cần duy trì thực hiện các biện pháp tích cực, nhằm kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
Xét nghiệm tiểu đường chỉ 159k
- Kiểm tra các chỉ số đường huyết và chuẩn đoán tiểu đường.
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Xem thêm: Bảng chỉ số tiểu đường
Nguyên nhân dẫn đến chỉ số đường huyết tăng
Để kiểm soát đường huyết của bản thân, trước hết bạn cần hiểu rõ đâu là nguyên nhân khiến chỉ số đường huyết tăng. Người mắc bệnh tiểu đường sẽ dẫn đến lượng đường trong máu tăng. Tuy nhiên, không phải bất kỳ trường hợp đường huyết tăng nào cũng là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Việc tăng chỉ số đường huyết là tình trạng lượng đường glucose trong máu cao hơn mức bình thường còn có thể bắt nguồn từ một số vấn đề sức khỏe khác như:
- Chế độ ăn uống không hợp lý:
- Tiêu thụ quá nhiều đường và tinh bột: Các loại thực phẩm như đồ ngọt, bánh kẹo, nước ngọt, gạo trắng, bánh mì trắng làm tăng đường huyết nhanh chóng.
- Ăn ít thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu, ổn định đường huyết.
- Ít vận động: Người lười vận động hoặc tập thể dục không đều có thể khiến lượng đường trong máu tăng. Hoạt động thể chất giúp cơ thể sử dụng glucose hiệu quả hơn, giảm đường huyết.
- Tác động của thuốc men: Một số loại thuốc như corticosteroid, thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm có thể làm tăng đường huyết.
- Stress: Tình trạng căng thẳng kéo dài khiến cơ thể sản xuất hormone cortisol, làm tăng đường huyết.
- Một số vấn đề sinh lý và bệnh lý: Một số bệnh lý như cường giáp, hội chứng Cushing… hay mang thai cũng có thể làm thay đổi lượng đường trong máu.
Biện pháp kiểm soát chỉ số đường huyết
Để duy trì lượng đường trong máu ở ngưỡng bình thường, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
Xây dựng chế độ ăn lành mạnh
- Tập trung vào rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế đồ ngọt, đồ uống có ga.
- Hạn chế đường và tinh bột, giảm tiêu thụ các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như gạo trắng, bánh mì trắng, đồ ngọt, nước ngọt.
- Tăng cường chất xơ, ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt để làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu.
- Chọn chất béo lành mạnh, sử dụng dầu oliu, dầu đậu nành thay vì mỡ động vật.
- Kiểm soát khẩu phần ăn, ăn các bữa nhỏ, đều đặn trong ngày để tránh đường huyết tăng đột ngột.
Tập thể dục đều đặn
- Duy trì việc tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Chọn các bộ môn phù hợp như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe giúp cơ thể sử dụng glucose hiệu quả hơn.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ để xây dựng một kế hoạch tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Nếu đang sử dụng thuốc điều trị tiểu đường, bạn cần tuân thủ phác đồ điều trị, dùng thuốc đúng liều, đúng giờ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, bạn không tự ý thay đổi liều hoặc ngừng thuốc vì điều này có thể gây ra biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm: Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm?
Kiểm tra đường huyết thường xuyên
- Sử dụng máy đo đường huyết tại nhà: Giúp bạn theo dõi mức đường huyết hàng ngày và điều chỉnh chế độ ăn, tập luyện kịp thời.
- Kiểm tra HbA1c: Đo mức đường huyết trung bình trong 2 – 3 tháng qua để đánh giá hiệu quả điều trị.
Thăm khám sức khỏe định kỳ
Nhiều bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường không có đâu hiệu rõ rệt, nhất là trong thời gian đầu của bệnh. Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện sớm những thay đổi bất thường trong chỉ số đường huyết và có biện pháp ứng phó kịp thời. Trong trường hợp đã mắc bệnh, việc tái khám theo chỉ định sẽ giúp bác sĩ kiểm tra được tình trạng bệnh cũng như sự đáp ứng với liệu pháp điều trị từ đó sẽ đưa ra những điều chỉnh phù hợp.
Xem thêm: Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường
Lời kết
Tiểu đường 80 có nguy hiểm không là vấn đề được nhiều người đặt ra. Thực tế, đường huyết ở mức 80 mg/dL có thể xem là ngưỡng an toàn. Tuy nhiên, để đánh giá đúng tình trạng sức khỏe, bạn cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về ngưỡng an toàn và mức nguy hiểm đối với bản thân. Ngoài ra, dù kết quả kiểm tra ở mức bình thường, bạn vẫn cần duy trì lối sống lành mạnh, thực hiện các biện pháp giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu, để bảo vệ bản thân trước nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Xem thêm: Cấp độ tiểu đường