Đái tháo đường là một bệnh thường gặp ở những người có thói quen sống kém lành mạnh. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc nhận được kết quả đường huyết 7.2 sau khi xét nghiệm định kỳ. Vậy chỉ số tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không? Cùng Diag tìm hiểu chi tiết trong bài viết bên dưới nhé.
Tiểu đường 7.2 là gì?
Đây là chỉ số đường huyết của một người đo được trong một lần xét nghiệm đường huyết lúc đói. Con số 7.2 là để chỉ kết quả xét nghiệm, cho thấy người được kiểm tra nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường type 2. Chỉ số này dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA).
Xét nghiệm đường huyết lúc đói thường được sử dụng để đo lường lượng glucose trong máu khi cơ thể không nhận thức ăn. Từ đó giúp đánh giá khả năng kiểm soát lượng đường trong máu của cơ thể một cách chính xác.
Tiêu chuẩn của chỉ số đường huyết lúc đói theo ADA như sau:
- Mức đường huyết bình thường: 3.9 – 5.5 mmol/L.
- Tiền tiểu đường: 5.6 – 6.9 mmol/L.
- Tiểu đường: trên 7.0 mmol/L.
Tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không?
Mức đường huyết lúc đói là 7.2 mmol/L chưa hẳn là nguy hiểm nếu chỉ được đo trong 1 lần xét nghiệm. Bởi nó chưa đủ để chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 2. Kết quả này cho thấy bạn đang gặp tình trạng rối loạn dung nạp đường ngay tại thời điểm xét nghiệm. Do đó cần phải thực hiện thêm một lần xét nghiệm đường huyết lúc đói để xác nhận tình trạng. Nếu kết quả kiểm tra lần hai vẫn cao hơn 7.0 mmol/L thì có thể khẳng định mắc đái tháo đường.
Thay vì kiểm tra đường huyết lúc đói lần 2 thì bác sĩ có thể chỉ định làm những xét nghiệm bổ sung khác. Trong đó bao gồm xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên, HbA1c hoặc nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống. Các tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh tiểu đường theo ADA như sau:
- HbA1c: từ 6,5% (48 mmol/mol) trở lên.
- Đường huyết ngẫu nhiên: từ 200 mg/dL (11.1 mmol/L) trở lên.
- Nghiệm pháp dung nạp glucose: từ 200 mg/dL (11.1 mmol/L) trở lên.
Các xét nghiệm này cần được thực hiện và đánh giá bởi bác sĩ để xác nhận chẩn đoán tiểu đường. Mỗi xét nghiệm có ưu nhược điểm riêng, vì vậy bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp nhất dựa trên tình trạng sức khỏe.
Cách kiểm soát chỉ số tiểu đường 7.2 hiệu quả
Việc kiểm soát mức đường huyết 7.2 mmol/L cần thực hiện các thay đổi lối sống phù hợp. Trong đó bao gồm các việc điều chỉnh chế độ ăn uống, tăng cường tập luyện thể thao và can thiệp y tế nếu cần thiết.
1. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Chế độ ăn nên có nhiều như rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, và các loại đậu. Đây là những loại thực phẩm giàu chất xơ và khoáng chất, giúp duy trì lượng đường trong máu ở mức ổn định. Hãy chọn chất béo lành mạnh từ dầu thực vật thay vì sử dụng mỡ động vật hoặc thực phẩm chiên xào. Đồng thời, nên hạn chế các thực phẩm có nhiều đường, muối và những món ăn chế biến sẵn.
Bên cạnh đó, bạn nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa thay vì ăn quá nhiều vào một bữa. Việc này giúp cơ thể dễ dàng kiểm soát mức đường huyết một cách hiệu quả, từ đó giảm nguy cơ mắc tiểu đường.
2. Tập thể dục đều đặn
Tập thể thao đều đặn giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn và kiểm soát mức đường huyết tốt hơn. Bạn nên duy trì ít nhất 30 phút tập thể dục mỗi ngày, có thể là đi bộ, chạy bộ, đạp xe, hoặc bơi lội.
Chuyên gia cũng khuyến khích kết hợp thêm các bài tập sức mạnh nếu có thể. Việc này sẽ giúp xây dựng cơ bắp, cải thiện cân nặng và độ nhạy insulin. Cần chú ý lựa chọn bài tập phù hợp với thể trạng. Bạn có thể kiểm tra mức đường huyết trước và sau khi tập luyện để điều chỉnh cường độ thích hợp.
3. Ngưng uống rượu bia và hút thuốc lá
Uống rượu không kiểm soát có thể làm lượng đường trong máu tăng hoặc giảm đột ngột. Hơn nữa, rượu còn làm giảm hiệu quả của insulin, khiến việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn. Do đó, người có chỉ số đường huyết 7.2 mmol/L cần ngừng uống rượu để giảm nguy cơ mắc các biến chứng liên quan đến bệnh.
Hút thuốc lá cũng có tác động xấu đối với sức khỏe của người mắc bệnh tiểu đường. Nicotine trong thuốc lá làm giảm độ nhạy insulin khiến mức đường huyết dễ tăng cao. Không chỉ vậy, thuốc lá còn làm tăng nguy cơ mắc biến chứng tim mạch do tiểu đường.
4. Thăm khám và xét nghiệm định kỳ
Đây là giải pháp tốt nhất giúp theo dõi mức đường huyết và phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe liên quan đến bệnh tiểu đường. Bạn nên thực hiện xét nghiệm định kỳ để đánh giá mức độ kiểm soát đường huyết của mình. Các xét nghiệm này nên được thực hiện ít nhất mỗi 3 – 6 tháng (nếu có nguy cơ cao) hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
Hơn nữa, bạn cũng có thể chủ động kiểm tra huyết áp và mức cholesterol. Đây là những chỉ số gợi ý khả năng mắc biến chứng liên quan đến bệnh đái tháo đường. Các xét nghiệm này đóng vai trò quan trọng giúp bạn sớm phát hiện các nguy cơ dẫn đến biến chứng do bệnh tiểu đường.
Lời kết
Như vậy bài viết đã trả lời đầy đủ cho vấn đề “tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không”. Việc tìm hiểu chỉ số tiểu đường 7.2 là gì rất cần thiết trong việc kiểm soát nguy cơ tiểu đường. Mặc dù chỉ số này 7.2 chỉ đang cảnh báo bệnh nhưng vẫn cần theo dõi và cải thiện để phòng ngừa đái tháo đường.