Với lối sống kém lành mạnh và ít vận động nên không ít người đang trong tình trạng tiền đái tháo đường. Vậy tiền đái tháo đường có chữa được không? Tiền tiểu đường có cần uống thuốc không? Hãy cùng Diag tìm hiểu thông tin về những vấn đề này trong bài viết bên dưới nhé.
Tiền tiểu đường là gì?
Tiền tiểu đường là tình trạng khi mức đường huyết cao hơn bình thường, nhưng chưa đủ cao để được chẩn đoán là đái tháo đường. Đây là giai đoạn “cảnh báo”, vì nếu không thay đổi thói quen sống thì bệnh có thể phát triển thành tiểu đường loại 2.
Các chỉ số cho thấy tiền tiểu đường thường nằm trong mức sau:
- Đường huyết lúc đói: 100 – 125 mg/dL (5.6 – 6.9 mmol/L).
- Đường huyết sau ăn 2 giờ: 140 – 199 mg/dL (7.8 – 11.0 mmol/L).
- HbA1c: 5.7% – 6.4%.
Xem thêm: Thuốc tiểu đường
Tiền tiểu đường có nguy hiểm không?
Tiền tiểu đường là một tình trạng nguy hiểm vì nó đang cảnh báo nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường đường type 2. Lý do tiền tiểu đường nguy hiểm là vì hầu hết mọi người không có triệu chứng rõ ràng. Nghĩa là người bệnh đang gặp phải tình trạng mức đường huyết cao mà không hề hay biết. Nếu không sớm thay đổi lối sống phù hợp thì nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 sẽ ngày càng tăng cao. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như bệnh tim mạch, đột quỵ, tổn thương thận và vấn đề về mắt.
Xem thêm: Thuốc chống biến chứng tiểu đường
Tiền tiểu đường có cần uống thuốc không?
Theo các chuyên gia y tế, tiền đái tháo đường không cần uống thuốc mà chỉ tập trung thay đổi lối sống lành mạnh. Điều này bao gồm việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục thường xuyên, ngừng uống rượu bia và hút thuốc lá. Những thay đổi này có thể giúp giảm mức đường huyết về mức bình thường và ngăn ngừa việc tiến triển thành tiểu đường loại 2.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt hoặc có nguy cơ cao mắc tiểu đường thì sẽ cần uống thuốc. Cần chú ý rằng việc sử dụng thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Tiền tiểu đường uống thuốc gì?
Metformin là loại thuốc điều trị tiểu đường type 2 rất phổ biến. Mặc dù vậy, bác sĩ vẫn có thể kê đơn với thuốc này trong điều trị tiền đái tháo đường nếu có nguy cơ cao. Thuốc metformin giúp giảm lượng đường mà gan sản xuất và cải thiện độ nhạy insulin của cơ thể. Tuy nhiên, thuốc cần được uống theo sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Xem thêm: Thuốc tiểu đường tuýp 2
Người bị tiền tiểu đường nên làm gì?
1. Gặp bác sĩ càng sớm càng tốt
Đây là điều quan trọng nhất cần làm ngay khi biết bản thân bị tiền tiểu đường. Bác sĩ có thể đánh giá mức độ của tình trạng, làm các xét nghiệm cần thiết để xác định chính xác mức đường huyết. Qua kết quả xét nghiệm đường huyết, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên cụ thể về cách điều trị hoặc thay đổi lối sống phù hợp. Việc gặp bác sĩ kịp thời tạo điều kiện lên kế hoạch theo dõi sức khỏe lâu dài. Điều này đồng thời cũng giúp phòng ngừa biến chứng và giảm nguy cơ phát triển thành bệnh tiểu đường trong tương lai.
Xem thêm: Khi nào phải uống thuốc tiểu đường?
2. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát mức đường huyết và ngăn ngừa tiến triển triển thành tiểu đường loại 2. Điều này bao gồm thói quen ăn uống có kiểm soát với lượng dinh dưỡng hợp lý theo thể trạng.
Khi ăn thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột tinh chế thì cơ thể phải sản xuất nhiều insulin để xử lý lượng glucose trong máu. Lúc này, nếu insulin không được sử dụng hiệu quả sẽ dẫn đến tăng đường huyết và nguy cơ phát triển thành tiểu đường. Do đó, cần thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh giúp cung cấp đủ dinh dưỡng mà không làm tăng lượng đường huyết quá mức.
Một chế độ ăn lành mạnh cũng giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, như rau xanh, trái cây, và ngũ cốc nguyên hạt, góp phần cải thiện độ nhạy insulin. Chất xơ sẽ hỗ trợ làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ đường vào máu, khiến đường huyết không tăng đột ngột sau khi ăn.
3. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dao và hoạt động thể lực đều đặn giúp cải thiện khả năng sử dụng insulin của cơ thể. Khi bạn vận động, các tế bào cơ sẽ sử dụng glucose (đường trong máu) làm năng lượng và làm giảm mức đường huyết. Điều này rất quan trọng đối với người bị tiền tiểu đường nhằm duy trì mức đường huyết ổn định.
Tập thể dục cũng giúp kiểm soát cân nặng trong việc phòng ngừa bệnh tiểu đường. Duy trì hoạt động thể chất giúp cơ thể sẽ đốt cháy calo và giảm mỡ thừa, đặc biệt là mỡ bụng. Việc này không chỉ cải thiện độ nhạy insulin, ổn định đường huyết mà còn nâng cao sức khỏe tổng thể.
Thêm vào đó, tập thể dục còn cải thiện tâm trạng rất hiệu quả. Căng thẳng có thể làm tăng mức đường huyết vì cơ thể sẽ sản xuất nhiều hormone (như cortisol) khiến insulin hoạt động kém. Khi hoạt động thể thao, cơ thể giải phóng các hormone hạnh phúc (endorphins) làm giảm cảm giác lo âu và căng thẳng. Điều này không chỉ tốt cho sức khỏe tinh thần mà còn hữu ích trong quá trình kiểm soát đường huyết ổn định.
4. Giảm cân và kiểm soát cân nặng
Thừa cân và béo phì là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2, do đó cần kiểm soát cân nặng hiệu quả. Việc giảm cân, ngay cả một lượng nhỏ, cũng có thể làm giảm đáng kể nguy cơ tiến triển sang tiểu đường loại 2.
Đồng thời, duy trì cân nặng phù hợp cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao, và đột quỵ. Theo các chuyên gia, đây đều là những yếu tố có thể đẩy nhanh quá trình chuyển biến thành đái tháo đường loại 2.
5. Ngừng hút thuốc lá
Ngưng hút thuốc lá rất quan trọng đối với người bị tiền tiểu đường. Bởi thuốc lá làm tăng nguy cơ kháng insulin và làm giảm hiệu quả của insulin. Hóa chất trong khói thuốc sẽ gây tổn thương các mạch máu và làm tăng mức độ viêm trong cơ thể. Điều này có thể khiến các tế bào không đáp ứng tốt với insulin, dẫn đến mức đường huyết cao hơn.
Ngoài ra, thuốc lá còn làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến tiểu đường như bệnh tim mạch, cao huyết áp. Người bị tiền tiểu đường có thể mắc đái tháo đường tuýp 2 chỉ sau một thời gian rất ngắn.
Lời kết
Tóm lại, bài viết đã chia sẻ tổng quan về vấn đề ‘tiền tiểu đường có cần uống thuốc không’. Mặc dù tiền đái tháo đường chỉ là giai đoạn cảnh báo nhưng vẫn cần phải thận trọng. Người bệnh cần thay đổi lối sống phù hợp trước khi bệnh tiến triển thành tiểu đường.