Hiện nay nhiều người có nguy cơ mắc tiền đái tháo đường do lối sống kém lành mạnh và ít vận động. Đây là tình trạng sức khỏe nguy hiểm có thể dẫn đến tiểu đường trong tương lai. Vậy tiền tiểu đường là gì? Cùng Diag tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh.

Tiền đái tháo đường là gì?

Tiền tiểu đường là tình trạng mà mức đường huyết cao hơn bình thường nhưng chưa đủ cao để chẩn đoán là đái tháo đường. Đây là một dấu hiệu cảnh báo nguy cơ phát triển thành đái tháo đường trong tương lai nếu không thay đổi thói quen sống.

Thường xuyên ăn đồ ngọt sẽ dẫn đến tiền tiểu đường.
Thường xuyên ăn đồ ngọt sẽ dẫn đến tiền tiểu đường.

Nguyên nhân gây tiền đái tháo đường

Tiền tiểu đường phát triển khi cơ thể không thể sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng insulin một cách hiệu quả. Trong đó, insulin là một hormone do tuyến tụy sản xuất, giúp đưa glucose từ máu vào tế bào để cung cấp năng lượng. Khi cơ thể không sử dụng insulin hiệu quả sẽ dẫn đến hiện tượng kháng insulin. Kết quả là glucose không thể vào tế bào đúng cách và sẽ tích tụ trong máu, dẫn đến tăng đường huyết.

Ngoài ra, gan cũng có thể sản xuất quá nhiều glucose khi cơ thể gặp khó khăn trong việc sử dụng insulin. Điều này góp phần làm tăng thêm lượng đường huyết trong máu.

Các yếu tố nguy cơ của tiền tiểu đường

Bên cạnh tình trạng kháng insulin thì có một số yếu tố nguy cơ khác dẫn đến tiền tiểu đường như:

  • Tiền sử gia đình mắc tiểu đường type 2: Nếu có người trong gia đình (cha mẹ, anh chị em) mắc đái tháo đường thì khả năng tiến triển thành tiểu đường sẽ cao hơn.
  • Ăn uống không lành mạnh: Chế độ ăn nhiều đường, thực phẩm chế biến sẵn và ít chất xơ có thể làm giảm khả năng cơ thể sử dụng insulin.
  • Thiếu hoạt động thể chất: Lối sống ít vận động khiến cơ thể khó tiêu thụ glucose và kiểm soát mức đường huyết hiệu quả.
  • Thừa cân và béo phì: Mỡ bụng hoặc mỡ nội tạng có liên quan đến kháng insulin. Nếu cơ thể tích tụ nhiều mỡ thừa sẽ khó sử dụng insulin hiệu quả và dẫn đến tiền tiểu đường. Người có chỉ số BMI từ 25 trở lên cũng có nguy cơ cao.
  • Tuổi tác cao: Nguy cơ mắc bệnh tăng lên theo độ tuổi, đặc biệt là sau 45 tuổi. Điều này là do sự suy giảm trong khả năng sản xuất insulin và sự rối loạn chuyển hóa của cơ thể.
  • Mắc các bệnh lý liên quan: Người bị tăng huyết áp, mỡ máu cao thường có khả năng mắc tiền tiểu đường.
  • Căng thẳng và thiếu ngủ: Tình trạng này có thể làm tăng mức cortisol trong cơ thể, gây kháng insulin và rối loạn chuyển hóa glucose, dẫn đến tăng đường huyết.
Thường xuyên ăn đồ ngọt sẽ dẫn đến tiền tiểu đường.
Thường xuyên ăn đồ ngọt sẽ dẫn đến tiền tiểu đường.

Dấu hiệu nhận biết tiền tiểu đường

Tiền đái tháo đường thường không có triệu chứng rõ rệt. Do đó nhiều người không nhận ra bản thân đang gặp phải tình trạng này. Họ chỉ biết mình đã mắc bệnh khi kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc khi các xét nghiệm máu cho thấy mức đường huyết cao.

Mắc dù vậy vẫn có một số triệu chứng gợi ý tiền tiểu đường như sau:

  • Khát nước nhiều: Khi mức đường huyết trong cơ thể quá cao, cơ thể sẽ cố gắng loại bỏ lượng đường dư thừa qua nước tiểu, dẫn đến mất nước. Điều này khiến người bệnh cảm thấy khát và cần uống nhiều nước hơn bình thường.
  • Đi tiểu liên tục: Mức đường huyết cao có thể khiến thận làm việc vất vả hơn để lọc và loại bỏ lượng đường dư thừa trong máu, dẫn đến tiểu nhiều. Tình trạng này diễn ra thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Mệt mỏi không rõ nguyên nhân: Người bệnh thường có cảm giác mệt mỏi hoặc thiếu năng lượng. Nguyên nhân do cơ thể không thể sử dụng insulin hiệu quả để chuyển hóa glucose thành năng lượng.
  • Mờ mắt: Đường huyết cao có thể làm thay đổi khả năng điều tiết của mắt, gây ra tình trạng mờ mắt. Điều này có thể xuất hiện đột ngột hoặc kéo dài.
  • Tê bì chân tay: Tiền tiểu đường kéo dài có thể dẫn đến tổn thương thần kinh. Điều này có thể gây ra cảm giác tê, ngứa, đau nhức ở bàn tay, bàn chân hoặc các chi dưới.
  • Tăng cân bất thường hoặc khó giảm cân: Những thay đổi về chuyển hóa glucose có thể gây ra sự tích tụ mỡ, đặc biệt là ở vùng bụng. Một số người có thể cảm thấy khó khăn trong việc giảm cân hoặc không thể duy trì cân nặng lý tưởng.

Khi nào mắc tiền đái tháo đường thai kỳ?

Tiền đái tháo đường thai kỳ xảy ra trong thai kỳ khi mức đường huyết của người phụ nữ cao hơn mức bình thường nhưng chưa đạt đến ngưỡng chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ. Điều này xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ hoặc không sử dụng insulin hiệu quả trong thời gian mang thai.

Khi mang thai, các hormone thai kỳ giúp thai nhi phát triển nhưng đồng thời cũng làm giảm khả năng cơ thể sử dụng insulin. Từ đó gây nên hiện tượng kháng insulin. Nếu cơ thể không thể đáp ứng nhu cầu này, mức đường huyết có thể tăng lên và dẫn đến tiền đái tháo đường thai kỳ.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai có một số yếu tố nguy cơ cao gây nên tiền tiểu đường thai kỳ như:

  • Độ tuổi từ 25 trở lên.
  • Thừa cân, béo phì, có chỉ số BMI từ 25 trở lên.
  • Tiền sử mắc tiểu đường thai kỳ ở những lần mang thai trước đó.
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường.
  • Tiền sử sinh non, thai lưu, sinh con mắc dị tật, sảy thai trên 3 lần.
  • Từng sinh con có cân nặng trên 4kg.
Phụ nữ mang thai từ 25 tuổi trở lên có khả năng cao mắc bệnh.
Phụ nữ mang thai từ 25 tuổi trở lên có khả năng cao mắc bệnh.

Chẩn đoán tiền đái tháo đường

Để xác định tiền tiểu đường thì cần kiểm tra các triệu chứng, yếu tố nguy cơ và làm các xét nghiệm chuyên sâu. Dựa trên kết quả kiểm tra, bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Trong những trường hợp nghi ngờ, bác sĩ có thể yêu cầu làm lại xét nghiệm sau một thời gian để đảm bảo độ chính xác. Đặc biệt là khi các kết quả xét nghiệm không khớp với triệu chứng và yếu tố nguy cơ.

Hiện tại có những xét nghiệm tầm soát và hỗ trợ chẩn đoán tiền tiểu đường, bao gồm:

  • Đường huyết lúc đói: Đây là phương pháp cơ bản và phổ biến để chẩn đoán bệnh.
  • XHbA1c: Đo lường mức đường huyết trung bình trong 2 – 3 tháng qua. Xét nghiệm giúp đánh giá mức độ kiểm soát đường huyết lâu dài của cơ thể.
  • Nghiệm pháp dung nạp glucose: Đây là xét nghiệm tiêu chuẩn để chẩn đoán tiểu đường thai kỳ. Xét nghiệm cũng có thể được sử dụng ở người không mang thai.

Thêm vào đó, căng thẳng hoặc nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến mức đường huyết và gây sai lệch kết quả xét nghiệm. Vì nên bác sĩ sẽ xem xét toàn bộ tình trạng sức khỏe trước khi đưa ra chẩn đoán cuối cùng.

Các mức chỉ số tiền đái tháo đường như sau:

  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói: 100 – 125 mg/dL (5.6 – 6.9 mmol/L).
  • Xét nghiệm HbA1c: 5.7% – 6.4%.
  • Nghiệm pháp dung nạp glucose: 140 – 199 mg/dL (7.8 đến 11.0 mmol/L).

Điều trị tiền tiểu đường

Điều trị tiền tiểu đường tập trung vào thay đổi lối sống nhằm kiểm soát mức đường huyết và ngăn ngừa tiến triển thành tiểu đường type 2. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt thì bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc.

Người bệnh cần duy trì chế độ ăn lành mạnh với ít carbohydrate tinh chế, tăng cường rau củ, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Đồng thời cần kết hợp với tập thể dục đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày để cải thiện độ nhạy insulin. Bên cạnh đó, việc việc theo dõi và kiểm tra mức đường huyết thường xuyên là rất cần thiết để linh động điều chỉnh thói quen sống.

Điều trị tiền tiểu đường tập trung vào việc thay đổi thói quen sống.
Điều trị tiền tiểu đường tập trung vào việc thay đổi thói quen sống.

Cách phòng ngừa tiền đái tháo đường

Các chuyên gia y tế hướng dẫn cách phòng tránh tiền tiểu đường như sau:

  • Giảm cân nếu đang gặp tình trạng thừa cân hoặc béo phì.
  • Ăn uống lành mạnh với nhiều dinh dưỡng, rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc.
  • Tránh tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn, mỡ động vật, đường tinh luyện, bánh mì trắng, gạo trắng.
  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày như đi bộ, chạy bộ, bơi lội.
  • Kiểm tra mức đường huyết định kỳ để phát hiện sớm tiền đái tháo đường.
  • Giảm căng thẳng và mệt mỏi.
  • Hạn chế uống rượu và bỏ thuốc lá.
  • Ngủ đủ giấc từ 7 – 9 tiếng mỗi đêm.

Lời kết

Như vậy bài viết đã chia sẻ đầy đủ thông tin về tiền đái tháo đường. Đây là một tình trạng nguy hiểm, có nguy cơ dẫn đến tiểu đường type 2 nếu không được kiểm soát tốt. Do đó, cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học và tập thể dục đều đặn để phòng tránh bệnh.