Thèm ngọt có phải bị tiểu đường? Đây là một trong những triệu chứng phổ biến mà người mắc tiểu đường thường gặp phải. Khi cơ thể thiếu insulin hoặc không thể sử dụng glucose hiệu quả, nhu cầu ăn ngọt có thể tăng cao. Tìm hiểu nguyên nhân, cách nhận biết và phòng ngừa bệnh tiểu đường qua những dấu hiệu này.

Tiểu đường là gì?

Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là một bệnh lý chuyển hóa mãn tính. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không thể sử dụng insulin hiệu quả. Insulin là một hormone quan trọng giúp chuyển hóa glucose (đường) từ máu vào các tế bào để cung cấp năng lượng. Khi thiếu insulin hoặc insulin không hoạt động đúng, đường không thể vào tế bào, dẫn đến tình trạng đường trong máu tăng cao. Điều này gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, khát nước, đi tiểu nhiều và các vấn đề về thị lực.

Tiểu đường chủ yếu có hai loại chính:

  • Tiểu đường tuýp 1: Bệnh tự miễn.
  • Tiểu đường tuýp 2: Tình trạng kháng insulin.

Xem thêm: Dấu hiệu bệnh tiểu đường

Triệu chứng bệnh tiểu đường

  • Khi đường trong máu tăng, cơ thể sẽ cố gắng thải bớt đường qua nước tiểu, gây mất nước và khiến người bệnh cảm thấy khát liên tục. Đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh tiểu đường.
  • Khi không có đủ insulin để chuyển hóa glucose thành năng lượng, cơ thể sẽ không thể sử dụng nguồn năng lượng chính, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, kiệt sức, và thiếu sức sống.
  • Mức đường tăng cao kéo dài có thể gây hại cho mạch máu nhỏ trong mắt, dẫn đến các vấn đề về thị lực như thị lực mờ hoặc nhìn không rõ. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến bệnh võng mạc tiểu đường.
  • Khi cơ thể không thể sử dụng đường hiệu quả, người bệnh có thể cảm thấy thèm ăn đồ ngọt hoặc thực phẩm chứa carbohydrate để bổ sung năng lượng nhanh chóng. Tuy nhiên, thèm đồ ngọt thường xuyên có thể là dấu hiệu cảnh báo về sự mất cân bằng lượng đường trong máu.
  • Đường trong máu tăng cao làm suy yếu khả năng hoạt động của hệ miễn dịch và làm chậm quá trình lành vết thương. Người mắc tiểu đường thường gặp phải tình trạng vết thương lâu lành, dễ bị nhiễm trùng.

Các dấu hiệu của bệnh tiểu đường có thể thay đổi tùy theo từng giai đoạn bệnh. Bạn cần đi khám bác sĩ ngay khi thấy dấu hiệu nghi ngờ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Việc phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ giúp kiểm soát bệnh đái tháo đườn và giảm thiểu các biến chứng.

Xem thêm: Tiểu đường vết thương không lành

Thèm ngọt có phải bị tiểu đường?

Thèm ăn đồ ngọt có phải bị tiểu đường? Thèm ngọt là một triệu chứng khá phổ biến, nhưng không phải lúc nào cũng liên quan đến bệnh tiểu đường.

Đối với những người mắc tiểu đường, cảm giác thèm vị ngọt có thể liên quan đến việc cơ thể không thể chuyển hóa đường vào tế bào hiệu quả. Khi insulin không hoạt động đúng, đường trong máu không thể sử dụng làm năng lượng, khiến cơ thể cảm thấy thiếu hụt năng lượng và muốn ăn đồ ngọt để bổ sung nhanh chóng.

Đối với bệnh tiểu đường, thèm đồ ngọt có thể là dấu hiệu của việc mức đường huyết tăng cao, hoặc do cơ thể đang cố gắng tự điều chỉnh lại lượng đường trong máu.

Xem thêm: Tăng đường huyết có phải tiểu đường không?

Thèm đồ ngọt là dấu hiệu gì?

Cảm giác thèm ăn đồ ngọt có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu thường xuyên thèm vị ngọt kèm các triệu chứng khác, hãy tham khảo bác sĩ để được chẩn đoán chính xác

  • Căng thẳng và lo âu có thể kích thích cơ thể tìm kiếm sự thoải mái qua đồ ngọt, giúp giải tỏa căng thẳng tạm thời.
  • Thiếu ngủ làm thay đổi các hormone kiểm soát cảm giác đói, dẫn đến việc thèm đồ ngọt để bổ sung năng lượng nhanh chóng.
  • Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng như magie hoặc crom có thể gây cảm giác thèm vị ngọt.
  • Sự thay đổi nội tiết tố hormone trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai có thể làm tăng cơn thèm vị ngọt.
  • Hạ đường huyết có thể khiến cơ thể thèm đồ ngọt để phục hồi năng lượng nhanh chóng.

Ảnh hưởng của đường với sức khỏe

Tiêu thụ quá nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Khi ăn nhiều thực phẩm chứa đường hoặc carbohydrate tinh chế (như bánh kẹo, nước ngọt, cơm…), cơ thể phải sản xuất nhiều insulin để xử lý lượng đường dư thừa trong máu. Lâu dài, nếu cơ thể phải làm việc quá sức để xử lý đường, các tế bào sẽ dần trở nên kháng insulin — tức là không thể sử dụng insulin hiệu quả để chuyển hóa đường thành năng lượng. Điều này dẫn đến mức đường trong máu tăng cao, gây ra tình trạng tiểu đường tuýp 2.

Ngoài ra, khi tiêu thụ đường quá mức, cơ thể có xu hướng thừa cân, béo phì đặc biệt là mỡ bụng. Mỡ nội tạng (mỡ bao quanh các cơ quan trong cơ thể) góp phần làm tăng khả năng kháng insulin, làm cho tình trạng tiểu đường ngày càng nghiêm trọng. Lượng đường trong máu cao có thể khiến tuyến tụy phải hoạt động quá mức để sản xuất insulin, gây căng thẳng cho cơ thể và góp phần vào sự phát triển của bệnh tiểu đường.

Mức đường huyết cao kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến việc chuyển hóa đường trong cơ thể mà còn gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được kiểm soát.

  • Tổn thương mạch máu là một trong những hệ quả chính của đường trong máu tăng cao.
  • Khi mạch máu bị tổn thương, các bệnh lý tim mạch, đột quỵ, và suy thận có thể phát triển.
  • Đường trong máu cao cũng gây tổn thương các mạch máu nhỏ trong mắt, dẫn đến bệnh võng mạc tiểu đường, có thể dẫn đến mù lòa nếu không được điều trị kịp thời.
  • Mức đường tăng cao kéo dài có thể làm hỏng thần kinh, đặc biệt là các dây thần kinh ở tay và chân, gây cảm giác tê bì, đau nhức, và trong những trường hợp nặng, có thể dẫn đến loét chân và mất cảm giác.

Có thể thấy, việc tiêu thụ quá nhiều đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không kiểm soát đường.

Xét nghiệm tiểu đường chỉ 159k

  • Kiểm tra các chỉ số đường huyết và chuẩn đoán tiểu đường.
  • Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.

GỌI LẠI CHO TÔITìm chi nhánh

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Lượng đường hợp lý để tiêu thụ trong ngày

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lượng đường bổ sung không nên chiếm quá 10% tổng năng lượng tiêu thụ hàng ngày. Điều này tương đương với khoảng 50g đường mỗi ngày đối với một người trưởng thành. Tuy nhiên, đối với người mắc bệnh tiểu đường, việc hạn chế tiêu thụ đường là rất quan trọng để giúp duy trì mức độ đường trong máu ổn định và giảm nguy cơ phát triển các biến chứng.

Xem thêm: Tiền tiểu đường bao lâu thành tiểu đường?

Tổng kết

Vậy thèm ngọt có phải bị tiểu đường không? Thèm ngọt có thể là dấu hiệu của nhiều tình trạng của cơ thể, trong đó có đái tháo đường. Để xác định nguyên nhân chính xác và có phương án điều trị phù hợp, cần tham khảo ý kiến bác sĩ và kiểm tra mức đường trong cơ thể thường xuyên. Duy trì một chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa đường tinh luyện và carbohydrate tinh chế là điều cần thiết. Bên cạnh đó, cần kết hợp với lối sống lành mạnh như tập thể dục đều đặn, giảm cân (nếu cần thiết) để phòng ngừa bệnh tiểu đường và các biến chứng liên quan.

 

Xem thêm: Triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối