Thuốc tiểu đường có khả năng kiểm soát đường huyết đối với bệnh nhân. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có thể gặp phải các tác dụng phụ của thuốc tiểu đường. Vậy uống thuốc tiểu đường có tác dụng phụ gì? Tìm hiểu ngay cùng Diag qua bài viết bên dưới

Các nhóm thuốc điều trị tiểu đường

Tiểu đường là bệnh mạn tính, liên quan đến tình trạng lượng đường trong cơ thể tăng cao bất thường. Bệnh không có thuốc chữa dứt điểm, chủ yếu tập trung kiểm soát mức đường huyết. Đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm tại những cơ quan khác.

Dựa trên cơ chế và mục đích mà thuốc tiểu đường sẽ chia thành các nhóm:

  • Metformin: Là thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 thông dụng. Tác dụng của thuốc tiểu đường Metformin để cải thiện khả năng sử dụng insulin của cơ thể. Giảm lượng đường do gan sản xuất.
  • Insulin: Là thuốc điều trị tiểu đường tuýp 1 hoặc 2. Bác sĩ sẽ sử dụng insulin khi các loại thuốc uống không đạt hiệu quả.
  • Sulfonylureas: Thuốc có khả năng kích thích tuyến tụy sản xuất nhiều insulin hơn để kiểm soát đường huyết.
  • Thuốc ức chế DPP-4 (Dipeptidyl Peptidase-4): Tăng cường nồng độ insulin, giảm glucagon, hormone gây tăng lượng đường trong máu.
  • Thuốc ức chế SGLT2 (Sodium-Glucose Co-Transporter 2): Giảm lượng đường tái hấp thu ở thận và loại bỏ qua nước tiểu.

Uống thuốc tiểu đường có tác dụng phụ gì?

Các loại thuốc điều trị tiểu đường mang lại nhiều lợi ích trong việc kiểm soát bệnh, nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Các tác dụng phụ của thuốc tiểu đường thường gặp là:

Gây hạ đường huyết

Hạ đường huyết là tác dụng phụ phổ biến nhất ở người sử dụng thuốc tiểu đường, nhất là insulin và thuốc kích thích sản xuất insulin. Tình trạng này xảy ra khi mức đường trong máu giảm quá thấp so với bình thường. Người bệnh bị hạ đường huyết có thể gặp các triệu chứng như:

  • Run rẩy.
  • Đổ mồ hôi nhiều.
  • Cảm giác đói dữ dội.
  • Hoa mắt, chóng mặt.
  • Nhịp tim đập nhanh.

Nếu không được xử lý kịp thời, hạ đường huyết có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm như mất ý thức hoặc co giật. Người bệnh nên có kế hoạch kiểm soát lượng đường huyết thường xuyên. Mọi người nên mang theo các thực phẩm chứa đường để phòng khi bị hạ đường huyết.

Gây ảnh hưởng đến gan và thận

Một số nhóm thuốc điều trị tiểu đường có thể gây ra tác động xấu lên gan và thận nếu sử dụng trong thời gian dài hoặc ở liều cao. Ví dụ, metformin là loại thuốc thường gây ảnh hưởng đến chức năng gan và thận. Đặc biệt ở những người có tiền sử bệnh lý về hai cơ quan này.

Gan và thận là hai cơ quan quan trọng trong việc chuyển hóa và loại bỏ các chất từ cơ thể. Khi các cơ quan này hoạt động không tốt do ảnh hưởng từ thuốc, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như:

  • Mệt mỏi, suy nhược.
  • Đau bụng hoặc buồn nôn.
  • Nước tiểu có màu tối hoặc lượng nước tiểu ít hơn bình thường.

Để tránh tình trạng này, người bệnh cần kiểm tra chức năng gan và thận định kỳ trong quá trình điều trị tiểu đường. Cũng như nên tham vấn ngay với bác sĩ nếu cơ thể có bất kỳ dấu hiệu bất thường.

Dị ứng thuốc

Dị ứng thuốc là tác dụng phụ hiếm gặp. Tuy nhiên có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng thuốc điều trị tiểu đường. Một số người có thể phản ứng dị ứng với các thành phần trong thuốc, gây ra các triệu chứng như:

  • Phát ban, nổi mẩn đỏ trên da.
  • Ngứa ngáy.
  • Khó thở.
  • Sưng mặt, môi, hoặc lưỡi.

Nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng dị ứng nào, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc ngay lập tức. Đồng thời liên hệ với bác sĩ để được thay thế thuốc khác hoặc có biện pháp xử lý phù hợp.

Đầy hơi, chướng bụng

Đầy hơi và chướng bụng là tác dụng phụ phổ biến của thuốc điều trị tiểu đường, đặc biệt là Metformin. Thuốc Metformin có thể gây kích ứng ruột và dạ dày. Dẫn đến việc người bệnh cảm thấy khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng, có thể buồn nôn.

Để chủ động cải thiện tình trạng này, mọi người nên uống thuốc sau bữa ăn. Đồng thời chia nhỏ liều dùng thành nhiều lần trong ngày thay vì uống một liều lớn. Nếu tình trạng này vẫn kéo dài thì nên trao đổi với bác sĩ để thay đổi loại thuốc, điều chỉnh liều lượng.

Tiêu chảy

Tiêu chảy cũng là một tác dụng phụ thường gặp của một số loại thuốc điều trị tiểu đường. Đặc biệt là metformin và các nhóm thuốc khác như thuốc ức chế SGLT2 Tình trạng này có thể làm cơ thể mất nước và mất các khoáng chất quan trọng. Dẫn đến tình trạng mệt mỏi và suy nhược cơ thể.

Để giảm bớt triệu chứng tiêu chảy, người bệnh nên uống đủ nước và ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa. Nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài, cần báo cho bác sĩ để điều chỉnh loại thuốc hoặc liều lượng.

Lưu ý khi sử dụng thuốc tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường cần được bác sĩ theo dõi cẩn thận và điều chỉnh khi cần thiết trong quá trình sử dụng các loại thuốc tiểu đường. Bên cạnh đó, mọi người cần lưu ý những điều dưới đây khi uống thuốc tiểu đường:

  • Theo dõi đường huyết thường xuyên: Bạn cần kiểm tra lượng đường trong máu đều đặn để chắc chắn rằng thuốc đang phát huy tác dụng tốt. Nếu có bất thường, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng thuốc phù hợp.
  • Thông báo tình trạng sức khỏe: Nếu bạn có vấn đề về gan, thận hoặc dị ứng thuốc, hãy nói với bác sĩ trước khi bắt đầu điều trị. Điều này giúp bác sĩ lựa chọn loại thuốc an toàn và phù hợp.
  • Uống thuốc đúng chỉ định: Hãy tuân thủ liều lượng và cách dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không tự ý tăng, giảm hoặc ngừng thuốc đột ngột.
  • Theo dõi tác dụng phụ: Nếu gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào, dù nhẹ hay nghiêm trọng, hãy báo ngay cho bác sĩ để được điều chỉnh phương pháp điều trị kịp thời.
  • Kết hợp ăn uống và tập luyện: Thuốc sẽ hoạt động hiệu quả hơn khi kết hợp với chế độ ăn lành mạnh và tập thể dục đều đặn. Điều này giúp bạn kiểm soát đường huyết, duy trì tình trạng sức khỏe ổn định.

Lời kết

Thuốc điều trị tiểu đường đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát mức đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, như bất kỳ loại thuốc nào khác thì vẫn có thể xảy ra các tác dụng phụ của thuốc tiểu đường. Người bệnh cần nắm rõ các tác dụng phụ tiềm ẩn và theo dõi chặt chẽ trong quá trình điều trị.