Người bệnh tiểu đường nên chú ý đến khẩu phần ăn hàng ngày của mình. Bởi việc tiêu thụ những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng năng kiểm soát bệnh của mình. Vậy đâu là những loại rau người tiểu đường không nên ăn? Trong bài viết này, hãy cùng Diag tìm hiểu bệnh tiểu đường không nên ăn rau gì.
Người bị tiểu đường kiêng rau gì?
Chỉ số đường huyết (Glycemic Index – GI) là một thang đo dùng để đánh giá mức độ tác động của một loại thực phẩm lên mức đường huyết sau khi ăn. Nó đo lường tốc độ mà carbohydrate trong thực phẩm được chuyển hóa thành glucose sau khi ăn.
Các thực phẩm có chỉ số GI cao sẽ làm tăng mức đường huyết nhanh chóng. Trong khi những thực phẩm có chỉ số GI thấp sẽ làm tăng đường huyết từ từ và duy trì ở mức ổn định hơn. Do đó cần xây dựng khẩu phần ăn hàng ngày một cách khoa học.
1. Khoai tây
Khoai tây có chỉ số GI cao (khoảng 85), đặc biệt là khi được chế biến theo cách chiên hoặc nấu với nhiệt độ cao. Nếu ăn theo cách này thì sẽ làm tăng tốc độ hấp thụ glucose vào máu, dẫn đến sự tăng đột ngột mức đường huyết.
Khoai tây hấp hoặc luộc vẫn có chỉ số đường huyết cao. Tuy nhiên, nếu ăn với lượng nhỏ và kết hợp với các thực phẩm giàu chất xơ thì có thể làm chậm quá trình hấp thụ đường. Điều này sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến lượng đường trong máu.
Mặc dù vậy, người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn khoai tây. Thay vào đó, nên ưu tiên các nguồn carbohydrate khác có chỉ số GI thấp như rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt.
Xem thêm: Tiểu đường ăn hoa quả gì?
2. Khoai lang
Khoai lang có chỉ số đường huyết khá cao (khoảng 44 – 94). Nó có thể khiến lượng đường trong máu tăng nhanh hơn, đặc biệt là khi được chế biến ở nhiệt độ cao hoặc ăn với lượng lớn. Do đó, chế độ ăn của người bệnh tiểu đường nên hạn chế loại thực phẩm này.
Tuy nhiên, chỉ số GI của khoai lang có thể thay đổi tùy theo phương pháp chế biến. Người bệnh tiểu đường nên chọn cách ăn luộc hoặc hấp thay vì chiên, nướng để tránh làm tăng đường huyết.
Ngoài ra, nên ăn khoai lang với một lượng vừa phải và kết hợp với các thực phẩm giàu chất xơ, protein cùng chất béo lành mạnh. Điều này rất hữu ích trong việc làm chậm quá trình hấp thụ glucose và kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Xem thêm: Tiểu đường ăn mít được không?
3. Bí đỏ
Bí đỏ có chỉ số GI khá cao (khoảng 75). Mặc dù chứa nhiều chất xơ, vitamin A và khoáng chất, nhưng nếu ăn bí đỏ quá nhiều cũng có thể làm tăng đường huyết nhanh chóng. Điều này đặc biệt không tốt với người bị tiểu đường, đặc biệt là khi được chế biến bằng cách nấu lâu hoặc xay nhuyễn thành súp.
Các chuyên gia khuyến cáo nên ăn bí đỏ ở dạng luộc hoặc hấp. Cách này không chỉ giữ lại những chất dinh dưỡng của bí đỏ mà còn giữ mức đường huyết trong mức ổn định. Tuy nhiên, bí đỏ vẫn là một thực phẩm cần hạn chế nếu bị tiểu đường. Do đó chỉ nên ăn một lượng vừa phải trong ngày.
4. Bắp ngô
Ngô chứa nhiều tinh bột và không phải là thực phẩm lý tưởng cho người bệnh tiểu đường, do có chỉ số GI khoảng 60 – 70. Đặc biệt là khi được chế biến dưới dạng bắp nấu chín hoặc các sản phẩm chế biến sẵn từ ngô như bắp chiên xào, bột bắp. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể ăn ngô nếu biết cách chế biến và kiểm soát khẩu phần.
Người bệnh tiểu đường nên ăn ngô ở dạng nguyên hạt, chưa qua chế biến hoặc chế biến bằng cách hấp, luộc. Chuyên gia cũng khuyến cáo nên ăn ngô với nhiều rau củ quả giàu chất xơ để giảm thiểu các tác động của nó đến mức đường huyết.
Xem thêm: Tiểu đường ăn chuối được không?
5. Khoai mì (khoai sắn)
Người bị tiểu đường cần kiêng ăn khoai mì vì loại thực phẩm này có chỉ số đường huyết rất cao, khoảng 70 – 80. Việc ăn khoai mì có thể dẫn đến sự gia tăng đột ngột của đường huyết do có chứa nhiều tinh bột dễ tiêu hóa. Đặc biệt là cần hạn chế ăn các món khoai mì chiên, xào hoặc chế biến ở nhiệt độ cao.
Một cách tốt để ăn khoai mì là chỉ ăn một lượng nhỏ và kết hợp với các thực phẩm có chỉ số GI thấp như rau xanh. Việc này sẽ làm chậm quá trình hấp thụ glucose và hạn chế những ảnh hưởng xấu đến lượng đường huyết.
Ngoài ra, người bệnh nên ăn khoai mì luộc hoặc hấp và ăn cùng các thực phẩm giàu chất xơ để kiểm soát đường huyết tốt hơn. Mặc dù vậy, loại thực phẩm này vẫn nên hạn chế tiêu thụ trong chế độ ăn của người tiểu đường.
Xét nghiệm tiểu đường chỉ 159k
- Kiểm tra các chỉ số đường huyết và chuẩn đoán tiểu đường.
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
6. Khoai mỡ
Đây cũng là một loại rau củ có chỉ số đường huyết tương đối, khoảng 54 – 65. Đối với người bị tiểu đường, việc ăn khoai mỡ có thể khiến đường huyết tăng đột ngột, gây nhiều khó khăn trong việc kiểm soát bệnh. Khi chế biến ở nhiệt độ cao càng làm tăng chỉ số GI của nó, vì vậy người bệnh nên hạn chế ăn khoai mỡ chiên hoặc nướng.
Cách ăn tốt cho người bệnh là ăn khoai mỡ với một lượng nhỏ và lựa chọn cách chế biến ít dầu mỡ như luộc hoặc hấp. Ngoài ra, có thể kết hợp với các thực phẩm giàu chất xơ, protein và chất béo lành mạnh như rau xanh, thịt nạc hoặc hạt. Phương pháp này giúp làm chậm quá trình hấp thụ glucose và hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn.
7. Khoai môn
Tương tự như khoai lang, khoai mì, khoai mỡ thì đây cũng là thực phẩm nên hạn chế trong khẩu phần ăn của người bị tiểu đường. Khoai môn chứa nhiều tinh bột dễ chuyển hóa thành glucose và làm mức đường huyết tăng cao. Do đó thực phẩm này không lý tưởng cho người bị tiểu đường, với chỉ số GI khoảng 54.
Nếu muốn ăn khoai môn, người bệnh chỉ nên ăn một lượng nhỏ với cách chế biến ít dầu mỡ. Đồng thời nên kết hợp với nhiều rau xanh để làm chậm quá trình hấp thụ đường.
8. Củ dền
Loại thực phẩm này có chỉ số đường huyết tương đối cao (khoảng 64), đặc biệt khi ăn món chế biến sẵn hoặc nấu chín. Mặc dù chứa nhiều vitamin và khoáng chất, nhưng củ dền vẫn chứa nhiều đường tự nhiên (fructose) và tinh bột. Do đó, việc tiêu thụ quá nhiều củ dền có thể khiến đường huyết tăng nhanh, gây khó khăn trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường.
Nếu muốn thêm củ dền vào khẩu phần ăn thì chỉ nên ăn ở dạng tươi, hấp, luộc, thay vì nấu lâu hoặc làm nước ép. Bởi những phương pháp này giúp giữ lại nhiều chất xơ và hạn chế sự tăng đột ngột đường huyết. Bên cạnh đó, cũng nên chú ý kết hợp thêm nhiều loại rau xanh khác để hạn chế ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Xem thêm: Người tiểu đường có ăn được rau muống không?
Tiểu đường có ăn được rau cải không?
Người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn rau cải. Đây là thực phẩm có chỉ số đường huyết rất thấp và chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất thiết yếu. Các chất này không chỉ hỗ trợ tiêu hóa mà còn giúp duy trì mức đường huyết ổn định. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người bệnh nên ăn nhiều cải xoăn, cải ngọt và cải thìa.
Các loại rau người tiểu đường nên ăn
Khẩu phần ăn của người bị tiểu tháo đường cần chọn những rau củ quả chứa ít tinh bột và có chỉ số đường huyết thấp. Do đó những loại rau củ quả sau rất phù hợp:
- Bông cải xanh: Chứa nhiều vitamin C, chất xơ và các hợp chất chống oxy hóa. Bông cải xanh giúp giảm viêm và cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu mà không làm tăng đường huyết.
- Cà chua: Chứa lycopene, một chất chống oxy hóa mạnh, cùng với vitamin C và kali. Trong đó, lycopene giúp bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương tế bào cũng như hỗ trợ giảm mức đường huyết.
- Cà rốt: Thành phần dinh dưỡng chứa nhiều vitamin A (beta-carotene) và chất xơ. Cà rốt rất hữu ích trong việc kiểm soát đường huyết và hỗ trợ duy trì sức khỏe mắt, hệ tiêu hóa.
- Dưa leo: Chứa nhiều nước, ít calo và không làm tăng đường huyết. Nó cung cấp vitamin K và các khoáng chất (như magiê và kali) hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
- Ớt chuông: Cung cấp vitamin C, vitamin A và chất xơ. Vitamin C giúp cải thiện hệ miễn dịch, trong khi chất xơ hỗ trợ kiểm soát đường huyết.
- Quả bơ: Chứa nhiều chất béo lành mạnh (omega-9) và chất xơ, giúp giảm viêm và duy trì mức đường huyết ổn định. Ngoài ra, bơ cũng chứa kali giúp kiểm soát huyết áp.
- Dâu tây: Chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa, giúp giảm viêm và bảo vệ tế bào khỏi tổn thương. Dâu tây có chỉ số đường huyết thấp, giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả.
- Măng tây: Giàu vitamin K, folate và chất xơ. Măng tây có thể giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và giảm nguy cơ tăng đường huyết sau bữa ăn.
Xem thêm: Tiểu đường ăn dưa hấu được không?
Lời kết
Như vậy, bài viết đã chia sẻ đầy đủ thông tin những loại rau người tiểu đường không nên ăn. Trong đó bao gồm một số loại thực phẩm phổ biến như khoai lang, khoai mì, ngô, và bí đỏ. Nếu muốn ăn các rau củ này thì người bệnh tiểu đường nên lựa chọn các cách chế biến an toàn như luộc hoặc hấp.
Xem thêm: Tiểu đường kiêng hoa quả gì?