Tiểu đường được phân thành 3 loại chính và mỗi loại có những nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Trên thực tế, tiểu đường còn có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố nguy cơ. Vậy nguyên nhân tiểu đường là gì? Trong bài viết này, hãy cùng Diag tìm hiểu tại sao bị tiểu đường và cách phòng ngừa hiệu quả.
Tổng quan về bệnh tiểu đường
Tiểu đường, còn gọi là đái tháo đường, là một bệnh chuyển hóa mãn tính đặc trưng bởi lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường. Khi đường huyết cao kéo dài sẽ gây tổn thương nhiều cơ quan và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể.
Báo cáo 2021 từ Bộ Y tế cho biết, tỷ lệ mắc tiểu đường tại Việt Nam tăng khoảng 5 triệu người (7,3% dân số). Trong đó, hơn 55% bệnh nhân đái tháo đường đã có biến chứng về tim mạch, mắt, thận, và hệ thần kinh. Các biến chứng này không chỉ làm suy giảm sức khỏe mà còn có thể đe dọa đến tính mạng.
Xem thêm: Dấu hiệu bệnh tiểu đường
Nguyên nhân bị tiểu đường và các yếu tố nguy cơ quan trọng
Có ba loại đái tháo đường chính: Tiểu đường type 1, tiểu đường type 2, và tiểu đường thai kỳ. Mỗi loại có nguyên nhân gây bệnh khác nhau và có những đối tượng bị ảnh hưởng riêng biệt.
Xem thêm: Tiền đái tháo đường
1. Nguyên nhân gây tiểu đường type 1
Tiểu đường type 1 là một bệnh tự miễn, thường gặp ở trẻ em, thanh thiếu niên, và người trẻ tuổi. Nguyên nhân do hệ miễn dịch nhầm lẫn tế bào sản xuất insulin (tế bào beta) của tuyến tụy là tác nhân gây hại cho cơ thể. Lúc này, hệ miễn dịch sản xuất ra kháng thể và tấn công chính những tế bào beta. Từ đó gây tổn thương và làm giảm khả năng sản xuất insulin.
Khi insulin không đủ để duy trì mức đường huyết ổn định dẫn đến sự gia tăng đường huyết. Nếu đường huyết tăng cao mà không được kiểm soát đúng cách sẽ gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Trên thực tế, nguyên nhân chính xác của đái tháo đường type 1 vẫn chưa được hiểu rõ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra các yếu tố di truyền là những tác nhân dẫn đến tình trạng này.
- Tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường tuýp 1.
- Có gen liên quan đến rối loạn tự miễn dịch.
Xem thêm: Đái tháo đường phụ thuộc insulin
2. Nguyên nhân bệnh tiểu đường type 2
Tiểu đường type 2 là loại phổ biến nhất hiện nay. Bệnh là kết quả của sự kết hợp giữa tình trạng kháng insulin và việc tuyến tụy không sản xuất đủ insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu. Có thể hiểu cơ chế này như sau:
- Kháng insulin: Khi cơ thể tiêu thụ quá nhiều đường và chất béo sẽ làm tăng tình trạng đề kháng insulin. Lúc này, cơ thể không phản ứng tốt với insulin, khiến glucose không được hấp thụ đúng cách. Điều này khiến glucose khó đi vào các tế bào và dần tích tụ trong máu.
- Suy giảm chức năng tế bào beta: Tuyến tụy sẽ tăng cường sản xuất insulin để bù đắp cho sự đề kháng insulin. Sau thời gian dài hoạt động quá tải, các tế bào beta trong tuyến tụy bắt đầu suy yếu và không thể sản xuất đủ insulin để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Điều này dẫn đến lượng đường trong máu tiếp tục tăng. Khi đường huyết tăng đến một mức nhất định sẽ dẫn đến tiểu đường.
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh tiểu đường tuýp 2 là sự rối loạn chuyển hóa glucose. Thực tế chỉ ra, điều này có thể do nhiều yếu tố nguy cơ tác động đến:
- Tuổi tác: Bệnh thường xảy ra ở người trên 45 tuổi và đang có xu hướng trẻ hóa.
- Yếu tố di truyền: Nếu có người thân trong gia đình mắc tiểu đường type 2 hoặc bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Hội chứng chuyển hóa: Bao gồm những tình trạng thừa cân, tăng huyết áp, và rối loạn lipid máu.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa đường, carbohydrate tinh chế, chất béo bão hòa, và ít chất xơ.
- Thiếu hoạt động thể chất: Không vận động thường xuyên làm giảm khả năng sử dụng glucose của cơ bắp. Điều này làm tăng nguy cơ kháng insulin.
- Tình trạng thừa cân, béo phì: Một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất của bệnh tiểu đường tuýp 2. Trong đó bao gồm việc tích tụ mỡ vùng bụng (mỡ nội tạng).
Xem thêm: Đái tháo đường không phụ thuộc insulin
3. Nguyên nhân của bệnh tiểu đường thai kỳ
Đây là một dạng đái tháo đường thường xảy ra trong quá trình mang thai ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ. Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể người mẹ khi mang thai. Những thay đổi này ảnh hưởng đến khả năng sử dụng insulin của cơ thể, dẫn đến tình trạng kháng insulin và tăng đường huyết.
- Tăng nội tiết tố từ nhau thai: Trong quá trình mang thai, nhau thai sản xuất ra nhiều loại hormone như estrogen, progesterone, và lactogen. Những hormone này hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi, nhưng cũng làm tăng khả năng kháng insulin của cơ thể mẹ.
- Kháng insulin: Ở phụ nữ mang thai, cơ thể cần sản xuất lượng lớn insulin để giữ đường huyết ổn định. Tuy nhiên, các hormone từ nhau thai làm giảm khả năng chuyển hóa của insulin và dẫn đến tình trạng kháng insulin.
- Tích tụ glucose trong máu: Khi kháng insulin tăng quá mức, tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu sẽ làm tăng đường huyết. Nếu không được kiểm soát tốt sẽ gây nhiều vấn đề nghiêm trọng cho hai mẹ con.
Các yếu tố nguy cơ khiến mẹ bầu dễ mắc tiểu đường thai kỳ có thể là:
- Tuổi thai phụ từ 25 trở lên.
- Chỉ số BMI từ 25.
- Tiền sử gia đình từng mắc đái tháo đường.
- Đã từng mắc tiểu đường thai kỳ ở những lần mang thai trước đó.
- Tiền sử sảy thai trên 3 lần.
- Từng sinh con nặng từ 4kg trở lên.
- Từng gặp các biến chứng trong quá trình mang thai: Thai lưu, sinh non, sinh con có dị tật…
Xem thêm: Tiểu đường thai kỳ là gì?
Cần làm gì để ngăn ngừa bệnh đái tháo đường?
Bệnh tiểu đường tuýp 1 không đặc trưng bởi sự kháng insulin nên sẽ cần phải điều trị với insulin và hầu như chưa có cách để phòng ngừa.
Mặc dù vậy, vẫn có cách đề ngừa đái tháo đường type 2 và đái tháo đường thai kỳ. Cả hai loại đều đòi hỏi sự thay đổi lối sống lành mạnh và duy trì các thói quen tích cực. Đây là giải pháp dễ dàng nhất để làm giảm các triệu chứng và ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn.
- Duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
- Thực hiện chế độ ăn khoa học với nhiều chất xơ trong rau củ quả, giảm đường, chất béo bão hòa từ các loại bánh kẹo, thực phẩm chiên xào, thức ăn nhanh…
- Tăng cường hoạt động thể chất bằng cách tập thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày và duy trì tối thiểu 5 ngày 1 tuần.
- Duy trì giấc ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày để duy trì cân nặng và đường huyết ổn định.
- Tránh rượu bia, thuốc lá, và chất kích thích để giảm thiểu các tác động đến sự kháng insulin.
Xem thêm: Cách phòng bệnh tiểu đường
Nhìn chung, đái tháo đường là một bệnh có thể quản lý được nhưng cần được phát hiện sớm. Các chuyên gia y tế khuyến cáo nên làm xét nghiệm đường huyết mỗi 6 tháng 1 lần để tầm soát bệnh. Điều này rất cần thiết để tránh những biến chứng nguy hiểm về tim mạch, thận, và hệ thần kinh.
Hiện tại, Diag là trung tâm y khoa cung cấp dịch vụ xét nghiệm tiểu đường rất đáng tin cậy. Mọi kết quả tại Diag đều đảm bảo chính xác tuyệt đối và có giá trị cao trong điều trị bệnh. Đặc biệt, khách hàng sẽ được hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn với mức phí tốt nhất thị trường.
Để đặt lịch tư vấn xét nghiệm đái tháo đường tại Diag có thể liên hệ qua các kênh sau:
- Trang chủ Diag: https://diag.vn/
- Hotline: 1900 1717
Xem thêm: Bệnh tiểu đường có lây không?