Giá trị dinh dưỡng của tôm
Tôm là một trong những nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo các chuyên gia, tôm chứa rất ít calo, nhưng lại giàu protein, chất khoáng và vitamin. Trung bình trong 100g tôm đã nấu chín có thể cung cấp được khoảng 23g chất đạm, 107 kcal, 1.8g chất béo, 0.43g sắt, 95g canxi,… Các thành phần dinh dưỡng trong tôm mang lại những giá trị như:
- Protein: Giúp cơ thể duy trì và phát triển cơ bắp.
- Axit béo omega-3: là loại chất béo lành mạnh có tác dụng giảm viêm và bảo vệ sức khỏe tim mạch.
- Khoáng chất: Tôm rất giàu kẽm, selen và phốt pho, các khoáng chất này hỗ trợ chức năng miễn dịch, bảo vệ tế bào và hỗ trợ hệ xương.
- Vitamin B12: là vitamin thiết yếu giúp duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh và tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng.
Do tôm gần như không sở hữu chất đường bột (carbohydrates) trong thành phần dinh dưỡng, nên chỉ số đường huyết (GI) và tải lượng đường (GL) của tôm.
Xem thêm: Tiểu đường nên ăn gì?
Tôm có tốt cho người bị tiểu đường không?
Tôm không chỉ tốt mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho người mắc bệnh tiểu đường nếu ăn ở mức độ hợp lý. Trong thành phần dinh dưỡng của tôm gần như không sở hữu chất đường bột (carbohydrates) nên chỉ số đường huyết (GI) và tải lượng đường (GL) bằng không. Điều đó có nghĩa là việc ăn tôm không gây ra sự gia tăng đột biến đường huyết
Tuy nhiên, do tôm cũng chứa một lượng cholesterol đáng kể, nên cần chú ý đến khẩu phần ăn và không nên ăn quá nhiều, vì cholesterol cao có thể dẫn đến nguy cơ tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Xem thêm: Bệnh tiểu đường có ăn được trứng vịt lộn không?
Người tiểu đường có ăn được tôm không?
Câu trả lời ngắn gọn là “có”. Tuy rằng tôm mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho người mắc bệnh tiểu đường, nhưng người bệnh không thể ăn tôm một cách vô tội vạ.
Để có thể bảo vệ sức khỏe và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực lên cơ thể, người bệnh cần chú ý về khẩu phần tôm trong mỗi bữa ăn, cách chế biến chũng như nên kết hợp cùng nhiều loại thực phẩm khác để đảm bảo về dinh dưỡng.
Xem thêm: Người tiểu đường có ăn được thịt bò không?
Tiểu đường có thể ăn được bao nhiêu tôm?
Để có thể đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng dinh dưỡng mà không gây tác động xấu đến sức khỏe, nhường mắc bệnh tiểu đường chỉ nên ăn tầm 85-115 g (tương đương 8-12 con tôm nhỏ) mỗi lần ăn và nên ăn cách bữa, không ăn liên tục.
Lưu ý rằng trong tôm có chứa cholesterol, nên dù không gây tăng đột biến đường huyết thì nó vẫn có khả năng ảnh hưởng đến tim mạch nếu ăn quá nhiều. Chính vì vậy, người bệnh cần thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để nhận được tư vấn và xác định khẩu phần ăn phù hợp.
Tiểu đường ăn tôm thế nào cho đúng cách?
Nhằm tận dụng tối đa lợi ích của tôm mà không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc các biến chứng khác, cần lưu ý các điều sau:
- Lựa chọn các cách chế biến lành mạnh như hấp, luộc, nướng, và tránh chiên rán nhiều dầu mỡ. Tôm chiên có thể tăng thêm lượng calo và chất béo không tốt cho người bệnh.
- Kết hợp với các thực phẩm khác như rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và các loại chất xơ khác khi ăn kèm với tôm giúp cân bằng lượng dinh dưỡng và ổn định đường huyết sau bữa ăn.
- Tôm chứa cholesterol, vì vậy cần kiểm soát khẩu phần ăn nhằm tránh gây tăng cholesterol máu.
Xét nghiệm tiểu đường chỉ 159k
- Kiểm tra các chỉ số đường huyết và chuẩn đoán tiểu đường.
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Tiểu đường có ăn được hải sản không?
Nhìn chung hải sản là nguồn dinh dưỡng phong phú và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt là các loại hải sản giàu protein, omega-3, ít chất béo bão hòa như cá hồi, cá thu, cá mòi và tôm đều là những lựa chọn tốt cho sức khỏe tim mạch và kiểm soát đường huyết.
Tuy nhiên, dù hải sản có tốt thì người bệnh cũng cần phải lưu ý kỹ về khẩu phần ăn cũng như cách chế biến một cách lành mạnh. Bên cạnh đó hãy tham vấn bác sĩ để có thể đảm bảo được việc lựa chọn hải sản phù hợp với tình trạng sức khỏe của chính mình.
Tiểu đường thai kỳ có được ăn hải sản không?
Tiểu đường thai kỳ vẫn có thể ăn hải sản. Tuy nhiên, người tiểu đường thai kỳ nên hạn chế ăn các loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá mập và cá ngừ vây xanh.
Các loại cá như cá hồi, cá thu, tôm và hàu là những lựa chọn tốt, giàu omega-3, giúp hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và đảm bảo sức khỏe cho người mẹ.
Tiểu đường có ăn được cua không?
Cua giàu protein và ít carbohydrate, nên phù hợp cho người tiểu đường. Tuy nhiên, tương tự với tôm thì người bệnh nên chọn cách chế biến lành mạnh. Người bệnh cần tránh các món như cua rang muối hoặc xào nhiều dầu mỡ để không làm tăng nguy cơ cholesterol cao và gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch.
Xem thêm: Bệnh tiểu đường có ăn được trứng gà không?
Tiểu đường có ăn được mực không?
Tiểu đường có thể ăn mực nhưng cần hạn chế về khẩu phần ăn do mực tuy rằng là một loại hải sản phổ biến, chứa nhiều dưỡng chất, nhưng bên trong mực lại có hàm lượng cholesterol cao.
Xem thêm: Tiểu đường ăn bắp được không?
Kết luận
Qua các thông tin trên chúng ta có thể thấy tôm là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe của người mắc bệnh tiểu đường. Nhưng không chỉ đối với tôm mà cả với các loại hải sản khác hãy ăn với khẩu phần vừa phải, và lựa chọn cách chế biến lành mạnh. Người bệnh nên tham khảo với bác sĩ để được tư vấn chính xác về loại thực phẩm ăn được và không ăn được.
Xem thêm: Bệnh tiểu đường kiêng ăn gì?