Gạo lứt có tốt cho người tiểu đường không?
Nhiều người bệnh thắc mắc “Gạo lứt có tốt cho người bệnh tiểu đường hay không?” hay “Người tiểu đường có nên ăn gạo lứt không?”. Câu trả lời là CÓ. Lợi ích của loại gạo này đối với người bệnh tiểu đường có thể kể đến như:
- Chỉ số đường huyết thấp (Glycemic Index – GI) thấp: Gạo lứt có chỉ số đường huyết thấp hơn so với gạo trắng, giúp kiểm soát tốt hơn lượng đường trong máu sau bữa ăn. Điều này giúp người bệnh duy trì đường huyết ở mức ổn định và giảm nguy cơ biến chứng.
- Giàu chất xơ: Hàm lượng chất xơ trong loại lứt giúp duy trì mức đường huyết ổn định, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và cải thiện sức khỏe tim mạch.
- Cung cấp các dưỡng chất khác: Gạo lứt là nguồn cung cấp nhiều vitamin nhóm B, magie và các khoáng chất khác, giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và hỗ trợ quá trình chuyển hóa năng lượng. Đặc biệt, lượng magie trong gạo lứt còn có tác dụng cải thiện độ nhạy insulin giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Xem thêm: Bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm?
Người tiểu đường ăn bao nhiêu gạo lứt một ngày thì tốt?
Nhiều người đặt vấn đề người tiểu đường ăn bao nhiêu gạo lứt một ngày? Lượng gạo lứt nên ăn trong một ngày phụ thuộc vào nhu cầu, cân nặng và mức độ kiểm soát đường huyết của từng người.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người tiểu đường nên giới hạn lượng carbohydrate hàng ngày từ 45 – 60g trong mỗi bữa ăn. Gạo lứt có chứa khoảng 45g carbohydrate trong mỗi 100g (tương đương với khoảng nửa chén gạo lứt nấu chín). Như vậy, người tiểu đường có thể tiêu thụ khoảng 1/2 đến 1 chén gạo lứt nấu chín (tương đương 100 – 150g) mỗi bữa. Để đảm bảo cơ thể nhận đầy đủ dinh dưỡng và kiểm soát lượng carbohydrate, người bệnh nên cân đối gạo lứt với các thực phẩm khác trong bữa ăn như rau xanh, các loại hạt và ngũ cốc.
Loại gạo lứt nào tốt cho người tiểu đường?
Nhiều người cũng thắc mắc tiểu đường nên ăn gạo lứt nào hay loại gạo nào tốt cho người tiểu đường. Dưới đây là những gợi ý dành cho bạn:
- Gạo lứt đen: Gạo lứt đen (gạo lứt tím than) là loại gạo có màu tím than đậm. Loại gạo này có chỉ số đường huyết thấp và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như chất xơ, oxy hóa, vitamin B1, B2, B3, B6… tốt cho người tiểu đường.
- Gạo lứt đỏ: Gạo lứt đỏ là loại gạo có màu đỏ nâu, có chỉ số đường huyết trung bình, tránh nguy cơ đường huyết tăng đột ngột sau khi ăn.
- Gạo mầm: Gạo mầm là loại gạo còn nguyên phôi, hỗ trợ duy trì sự ổn định của đường huyết do có chứa gaba, một chất ức chế dẫn truyền thần kinh.

Lưu ý về cách chế biến gạo lứt cho người tiểu đường
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi nấu cơm gạo lứt hoặc chế biến các món ăn liên quan cho người bệnh tiểu đường:
- Chia khẩu phần ăn hợp lý: Tùy thuộc vào nhu cầu năng lượng và tình trạng kiểm soát đường huyết của từng người. Thông thường, người bệnh tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 hoặc tiểu đường thai kỳ chỉ nên ăn khoảng 1/2 đến 1 chén gạo lứt nấu chín.
- Kết hợp với thực phẩm giàu protein và chất xơ: Người bệnh tiểu đường nên ăn gạo lứt cùng các loại thực phẩm giàu chất xơ và protein như thịt nạc, cá, trứng và rau củ để giúp duy trì mức đường huyết ổn định sau bữa ăn.
- Hạn chế các món chiên, xào: Khi chế biến gạo lứt cho người bệnh tiểu đường, bạn cần hạn chế các món chiên, xào. Các món này chứa nhiều calo và chất béo bão hòa có thể khiến người bệnh tăng cân, tăng cholesterol và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Ngoài ra, người bệnh nên theo dõi mức đường huyết trước và sau khi ăn để đảm bảo chế độ ăn kiêng với gạo lứt không gây tăng đường huyết ngoài mong muốn. Bên cạnh việc theo dõi đường huyết tại nhà, bạn nên thực hiện xét nghiệm tiểu đường để kiểm tra tổng quát tình trạng bệnh lý tại các cơ sở y tế uy tín.
Hiện nay, trung tâm y khoa Diag là một trong những đơn vị hàng đầu chuyên cung cấp dịch vị xét nghiệm tiểu đường chất lượng với kết quả nhanh chóng, chính xác. Trung tâm hiện có hơn 35 chi nhánh trải khắp Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành khác thuận tiện cho việc di chuyển và lấy mẫu xét nghiệm cho khách hàng. Ngoài ra, bạn có thể đăng ký thời gian bác sĩ gọi điện giải thích kết quả và tư vấn hướng điều trị phù hợp.
Xét nghiệm tiểu đường chỉ 159k
- Kiểm tra các chỉ số đường huyết và chuẩn đoán tiểu đường.
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Những câu hỏi thường gặp về gạo lứt và bệnh tiểu đường
1. Gạo lứt tím than có tốt cho người tiểu đường không?
Nhiều người thắc mắc: “Gạo lứt đen có tốt cho người tiểu đường không?”, “Gạo lứt tím than có tốt cho người tiểu đường không?”
Câu trả lời là CÓ THỂ. Gạo lứt đen có chỉ số đường ở mức trung bình, chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất xơ, vitamin, hỗ trợ phòng bệnh tim mạch… giảm nguy cơ tăng đường huyết đột ngột ở người bệnh tiểu đường.

2. Tiểu đường ăn gạo lứt sấy được không?
CÓ THỂ. Người bệnh tiểu đường có thể ăn gạo lứt sấy như một món ăn vặt nhưng cần chú ý đến lượng dùng để tránh lượng đường trong máu tăng đột ngột. Ngoài ra, mỗi bệnh nhân có thể trang khác nhau, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về những lưu ý khi ăn.
3. Có nên ăn bún gạo lứt cho người tiểu đường không?
Bên cạnh gạo lứt, nhiều người bệnh cũng thắc mắc có nên chọn bún gạo lứt cho người tiểu đường hay không? CÓ THỂ. Bún làm từ gạo lứt có lượng chất xơ nhiều hơn các loại bún thông thường, giảm nguy cơ lượng đường trong máu tăng đột ngột sau khi ăn. Bạn có thể thêm bún gạo lứt để đa dạng thực đơn cho người bị bệnh tiểu đường.
4. Có nên dùng cháo gạo lứt cho người tiểu đường không?
Người bệnh tiểu đường có thể sử dụng cháo gạo lứt cho người tiểu đường thay cho cơm trắng. Bạn có thể tự nấu cháo từ gạo lứt hoặc chọn mua các sản phẩm được sản xuất dành riêng cho người bệnh. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc lựa chọn loại cháo nào tốt cũng như khẩu phần phù hợp để đảm bảo dinh dưỡng.
5. Bột gạo lứt chữa bệnh tiểu đường được không?
Đến nay, chưa có bằng chứng y khoa nào khẳng định về việc bột gạo lứt có thể chữa bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, gạo lứt có chỉ số đường huyết thấp, chứa nhiều chất xơ và các khoáng chất khác có thể góp phần hạn chế đường huyết tăng đột ngột sau khi ăn, làm chậm quá trình hấp thụ carbohydrate và nguy cơ biến chứng tiểu đường.
Xem thêm: Bệnh tiểu đường có ăn được mì tôm không?
Lời kết
Người tiểu đường ăn bao nhiêu gạo lứt một ngày phụ thuộc vào thể chất, loại gạo và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Để đảm bảo sức khỏe của bản thân, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về việc có tốt hay không khi đưa gạo lứt vào thực đơn hàng ngày và khẩu phần như thế nào là hiệu quả nhất.