Nếu bị tiểu đường thai kỳ thì phải làm sao? Tiểu đường thai kỳ là vấn đề sức khỏe thường gặp ở mẹ bầu, và có nguy cơ gây ra những ảnh hưởng sức khỏe cho cả mẹ và bé. Hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, và áp dụng phương pháp điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ phù hợp sẽ giúp kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả, đảm bảo một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh. Cùng Diag tìm hiểu nhé!

Nguyên nhân gây ra tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ xảy ra khi cơ thể không thể sản xuất đủ lượng insulin để đáp ứng nhu cầu gia tăng trong thai kỳ. Insulin là hormone giúp vận chuyển đường từ máu vào tế bào, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Khi thiếu insulin, lượng đường trong máu sẽ tăng cao. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này gồm:

  • Biến đổi nội tiết tố: Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu sản xuất nhiều hormone như estrogen, progesterone, và hormone nhau thai (hPL) gây ảnh hưởng đến khả năng sử dụng insulin của cơ thể. Điều này khiến cơ thể khó điều chỉnh đường huyết, dẫn đến tiểu đường thai kỳ.
  • Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người thân bị tiểu đường hoặc mẹ bầu từng bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.
  • Thói quen sinh hoạt không hợp lý: Việc duy trì thói quen ăn uống nhiều đường, tinh bột, cùng với lối sống ít vận động, và béo phì trước hoặc trong thai kỳ làm tăng khả năng phát triển tiểu đường thai kỳ.
  • Tuổi mang thai: Phụ nữ mang thai sau 35 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do cơ thể khó thích nghi với những biến đổi nội tiết tố trong thai kỳ.

Xem thêm: Tại sao bị tiểu đường thai kỳ?

Nguyên nhân gây ra tiểu đường thai kỳ là do biến đổi nội tiết tố, di truyền, tuổi mang thai...
Nguyên nhân gây ra tiểu đường thai kỳ là biến đổi nội tiết tố, di truyền, tuổi mang thai…

Dấu hiệu nhận biết tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ thường diễn tiến âm thầm, khó nhận biết nếu không thực hiện xét nghiệm đường huyết định kỳ. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn có thể gặp phải một số triệu chứng như sau:

  • Lượng đường trong máu tăng dẫn đến việc cơ thể mất nước nhiều hơn khi lượng đường trong máu tăng, và khiến cho mẹ bầu cảm giác khát liên tục.
  • Thận hoạt động nhiều để có thể lọc bỏ lượng đường dư thừa trong máu, dẫn đến việc mẹ bầu sẽ đi tiểu thường xuyên hơn.
  • Dù đã nghỉ ngơi đủ, mẹ bầu vẫn thường xuyên cảm thấy kiệt sức, uể oải do tế bào không nhận được đủ năng lượng.
  • Lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao có thể gây ảnh hưởng đến các mạch máu trong mắt, khiến thị lực bị mờ hoặc thay đổi.
  • Hệ miễn dịch cơ thể trở nên suy yếu do đường huyết cao, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng ở da, đường tiết niệu, hoặc các vùng khác của cơ thể.

Do triệu chứng dễ nhầm lẫn với các biểu hiện thông thường của thai kỳ, việc tầm soát đường huyết là rất quan trọng để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Xem thêm: Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối

Một số dấu hiệu tiểu đường thai kỳ là uể oải, khát liên tục, thị lực thay đổi...
Một số dấu hiệu tiểu đường thai kỳ là uể oải, khát liên tục, thị lực thay đổi, nhiễm trùng…

Điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ

Việc điều trị tiểu đường thai kỳ không chỉ nhằm duy trì mức đường huyết ổn định mà còn đảm bảo sức khỏe mẹ và thai nhi. Nhằm điều trị tiểu đường thai kỳ, đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh cần đòi hỏi việc tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, cũng như sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiều phương pháp với nhau.

  • Sắp xếp một chế độ dinh dưỡng cân đối.
  • Lựa chọn bộ môn thể thao phù hợp với sức khỏe mẹ bầu và thực hiện đều đặn.
  • Thực hiện xét nghiệm thường xuyên để kiểm tra và theo dõi chỉ số đường huyết.
  • Sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
  • Chăm sóc tâm lý của mẹ bầu, tránh gây căng thẳng mệt mỏi.

Cách giảm tiểu đường thai kỳ

  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh:
    • Giảm tiêu thụ thực phẩm chứa đường và tinh bột tinh chế. Chủ động chọn lựa các loại thực phẩm có chỉ số đường thấp thay vì tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt…
    • Tăng cường chất xơ trong bữa ăn giúp kiểm soát đường huyết.
    • Không bỏ bữa, ăn với lượng vừa phải trong mỗi bữa để tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột. Nến cân bằng đầy đủ.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao (đi bộ, bơi lội, tập yoga…) không chỉ giúp cải thiện quá trình trao đổi chất mà còn giảm căng thẳng, cải thiện sức khỏe tinh thần. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc hoạt động thể chất phù hợp để đảm bảo an toàn.

Xem thêm: Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Cách giảm tiểu đường thai kỳ là có chế độ dinh dưỡng lành mạnh - tăng cường rau xanh và chất xơ trong bữa ăn
Cách giảm tiểu đường thai kỳ là có chế độ ăn uống lành mạnh – tăng cường chất xơ trong bữa ăn.

Kiểm soát tiểu đường thai kỳ

  • Chủ động theo dõi biến động của chỉ số tiểu đường. Ghi chép kết quả và trình bày cho bác sĩ trong các buổi khám định kỳ sự bất thường để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và thuốc điều trị nếu cần.
  • Trong một số trường hợp chế độ ăn uống và tập luyện không đủ để kiểm soát đường huyết, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc hoặc tiêm insulin. Mẹ bầu cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian dùng thuốc để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Thông qua các buổi khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ theo dõi và đánh giá tình trạng đường huyết để đưa ra những khuyến cáo phù hợp.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ (OGTT) chỉ 119k

  • Kiểm tra 3 chỉ số đường huyết và tầm soát / theo dõi tiểu đường thai kỳ.
  • Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.

GỌI LẠI CHO TÔI
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Những câu hỏi thường gặp về bệnh tiểu đường thai kỳ

1. Làm sao để hết tiểu đường thai kỳ?

Tiểu đường thai kỳ thường giảm và biến mất sau khi sinh xong. Tuy nhiên, việc duy trì chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh trong và sau thai kỳ là cần thiết để bảo vệ sức khỏe, cũng như ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong tương lai.

Sau khi sinh, mẹ nên thực hiện xét nghiệm đường huyết để kiểm tra xem tình trạng tiểu đường đã chấm dứt hoàn toàn hay chưa.

Xem thêm: Tiểu đường thai kỳ có hết không?

2. Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Tiểu đường thai kỳ có khả năng gây ra nguy hiểm nếu không được kiểm soát. Bệnh có thể gây ra biến chứng nặng nề cho cả mẹ và bé.

Đối với mẹ, nguy cơ mắc phải các vấn đề như tiền sản giật, sinh non, và nhiễm trùng sau sinh tăng lên.

Đối với thai nhi, tình trạng này có thể gây ra tình trạng thừa cân, hạ đường huyết sau sinh, và nguy cơ phát triển tiểu đường type 2 sau này.

Chính vì vậy, việc kiểm soát tốt đường huyết trong thai kỳ rất quan trọng. Đây chính là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé.

Xem thêm: Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm?

Tổng kết

Vậy nếu bị tiểu đường thai kỳ thì phải làm sao? Mong rằng với những thông tin trên có thể giúp các mẹ bầu có cái nhìn tổng quát về sự nguy hiểm của tiểu đường thai kỳ, nhằm chủ động phòng ngừa bảo vệ sức khỏe mẹ và bé.

Liên hệ ngay với trung tâm y khoa Diag qua 1900 1717 để nhận tư vấn và đặt lịch xét nghiệm kiểm tra đường huyết ngay khi có nhu cầu:

 

Xem thêm: Cách phòng tránh tiểu đường thai kỳ