Kiểm tra tiểu đường thường xuyên đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện và quản lý bệnh tiểu đường, một căn bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được kiểm soát. Hiểu rõ hơn về việc kiểm tra tiểu đường, và các phương pháp kiểm tra hiện có nhằm chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe.
Ai nên kiểm tra tiểu đường?
Tiểu đường, hay còn gọi là đái tháo đường, là căn bệnh xảy ra khi cơ thể không thể sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng insulin hiệu quả. Điều này dẫn đến mức glucose trong máu cao, và nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng sức khỏe nghiêm trọng.
Bất kỳ ai cũng nên kiểm tra chỉ số tiểu đường thường xuyên, đặc biệt là các đối tượng sau:
- Người có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường.
- Người thừa cân hoặc béo phì.
- Người ít vận động hoặc có lối sống không lành mạnh.
- Phụ nữ từng bị tiểu đường thai kỳ.
- Người lớn tuổi, đặc biệt là trên 45 tuổi.
Các cách kiểm tra tiểu đường hiện nay
Hiện nay, có nhiều phương pháp kiểm tra tiểu đường giúp phát hiện bệnh sớm và quản lý tình trạng sức khỏe hiệu quả. Dưới đây là một số phương pháp chính:
Thử đường huyết tại nhà
Thử đường huyết tại nhà là một phương pháp đơn giản và tiện lợi, giúp bạn theo dõi mức đường huyết của mình một cách thường xuyên. Việc kiểm tra đường huyết tại nhà có thể thực hiện bằng thiết bị đo đường huyết. Chỉ cần lấy một giọt máu từ đầu ngón tay và đưa vào máy đo.
Kiểm tra đường huyết tại nhà thường xuyên sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về tình trạng đường huyết của mình, nhằm điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt cho phù hợp. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.
Xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường
Xét nghiệm là phương pháp hỗ trợ chẩn đoán chính xác tiểu đường. Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm để đưa ra chẩn đoán và kế hoạch điều trị phù hợp. Các xét nghiệm này thường được thực hiện tại bệnh viện hoặc phòng khám uy tín và cần có sự hỗ trợ của nhân viên y tế.
Xét nghiệm gì để biết tiểu đường?
Xét nghiệm glucose nước tiểu
Xét nghiệm này phân tích mẫu nước tiểu để kiểm tra mức glucose có trong đó. Nếu có glucose trong nước tiểu, đây có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn không xử lý glucose hiệu quả.
Xét nghiệm nước tiểu thường được sử dụng như một công cụ sàng lọc ban đầu, tuy nhiên, để có kết luận chính xác hơn, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu thực hiện thêm các xét nghiệm máu.
Xét nghiệm kiểm tra định lượng glucose lúc đói
Xét nghiệm được thực hiện sau khi không ăn uống trong khoảng 8 giờ. Mục đích là để đo mức glucose trong máu khi không có thức ăn làm tăng lượng đường huyết.
Mức glucose trên 126 mg/dL được coi là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Nếu kết quả nằm trong khoảng 100-125 mg/dL, bạn có thể được chẩn đoán là tiền tiểu đường.
Xét nghiệm kiểm tra định lượng glucose ngẫu nhiên
Được thực hiện bất kỳ lúc nào trong ngày, xét nghiệm này đo mức glucose trong máu mà không yêu cầu bạn phải nhịn ăn. Xét nghiệm thường được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp khi người bệnh có triệu chứng của bệnh tiểu đường.
Nếu kết quả cho thấy mức glucose cao hơn 200 mg/dL, đây là dấu hiệu cho thấy bạn có thể mắc bệnh tiểu đường.
Xét nghiệm sau khi dung nạp glucose thông qua đường uống
Đây là phương pháp kiểm tra khả năng cơ thể xử lý glucose. Sau khi uống dung dịch glucose, bác sĩ sẽ đo mức glucose trong máu của bạn ở các khoảng thời gian khác nhau (thường là 2 giờ sau khi uống).
Nếu mức glucose sau 2 giờ cao hơn 200 mg/dL, bạn có thể bị tiểu đường. Xét nghiệm này rất hữu ích trong việc phát hiện tiểu đường tiềm ẩn.
Tổng kết
Chủ động kiểm tra tiểu đường không chỉ giúp phát hiện bệnh sớm, mà còn giúp bạn có những biện pháp phòng ngừa và quản lý bảo vệ sức khỏe hiệu quả hơn. Duy trì thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ và tham khảo ý kiến bác sĩ để có kiểm soát tốt bệnh tiểu đường, bảo vệ chất lượng cuộc sống.
Liên hệ ngay với Diag qua 1900 1717 để nhận tư vấn và đặt lịch xét nghiệm kiểm tra tiểu đường ngay khi có nhu cầu:
- Trụ sở: 414 –420 Cao Thắng, phường 12, quận 10, TP. Hồ Chí Minh.
- Chi nhánh: https://diag.vn/chi-nhanh/