Đối với người mắc bệnh tiểu đường, việc kiểm soát mức đường huyết là một yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe tổng thể và phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Vậy khi nào phải uống thuốc tiểu đường? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết của Diag.

Khi nào người bệnh phải uống thuốc tiểu đường?

Khi nào cần sử dụng thuốc điều trị tiểu đường phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan đến mức đường huyết và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Đặc biệt, đối với bệnh tiểu đường loại 2, thời điểm bắt đầu dùng thuốc sẽ khác nhau tùy vào chỉ số lượng đường trong máu và khả năng kiểm soát bệnh.

Xem thêm: Thuốc tiểu đường

Khi thay đổi lối sống không đủ hiệu quả

Hầu hết bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 2 thường được khuyến cáo thay đổi chế độ ăn uống và tăng cường vận động. Điều này giúp giảm cân, cải thiện độ nhạy insulin và kiểm soát lượng đường trong máu mà không cần thuốc. Nếu sau một thời gian thử nghiệm (thường từ 3 đến 6 tháng) chỉ số đường huyết vẫn cao hơn mục tiêu, bác sĩ sẽ bắt đầu cân nhắc việc sử dụng thuốc.

Chỉ số đường huyết cao

Chỉ số đường huyết là yếu tố quan trọng trong việc xác định thời điểm bắt đầu dùng thuốc. Khi chỉ số lượng đường trong máu lúc đói vượt quá 7 mmol/L (126 mg/dL) hoặc đường huyết sau ăn trên 11,1 mmol/L (200 mg/dL), bác sĩ có thể yêu cầu sử dụng thuốc để kiểm soát bệnh. Đặc biệt, nếu HbA1c (chỉ số đo lường trung bình đường huyết trong 2 – 3 tháng qua) vượt quá 6,5%, người bệnh cũng có thể được chỉ định thuốc để ngăn ngừa các biến chứng.

Bạn có thể xét nghiệm HbA1c tại các bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín. Diag là đơn vị đi đầu trong dịch vụ xét nghiệm HbA1c nói riêng và đái tháo đường nói chung. Trung tâm được trang bị trang bị trang thiết bị hiện đại giúp quá trình xét nghiệm nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm tối đa thời gian chờ.

Khi xuất hiện biến chứng hoặc không kiểm soát được đường huyết

Nếu bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt và xuất hiện các biến chứng tiểu đường như bệnh thận, bệnh tim, thần kinh, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc. Để ngăn ngừa tình trạng bệnh chuyển nặng và giảm thiểu tác động của các biến chứng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc đặc trị hoặc phối hợp nhiều loại thuốc khác nhau.

Vì sao cần uống thuốc tiểu đường?

Uống thuốc tiểu đường đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến bệnh này. Việc sử dụng thuốc tiểu đường phải tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, dựa trên sức khỏe của mỗi người. Dưới đây là những lý do chính tại sao việc uống thuốc tiểu đường là cần thiết:

  • Kiểm soát đường huyết: Thuốc giúp giữ mức lượng đường trong máu trong khoảng mục tiêu, ngăn chặn tình trạng đường huyết và huyết áp cao.
  • Ngăn ngừa biến chứng: Khi đường huyết không được kiểm soát tốt, nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tổn thương thần kinh, bệnh võng mạc tiểu đường, bệnh thận và các vấn đề về tim mạch. Việc sử dụng thuốc giúp làm chậm hoặc ngăn ngừa sự tiến triển của các biến chứng này.
  • Giảm gánh nặng cho các cơ quan: Đường huyết cao kéo dài sẽ làm hỏng mạch máu và các cơ quan quan trọng như thận, tim và mắt. Thuốc điều trị tiểu đường giúp bảo vệ các cơ quan này bằng cách giữ lượng đường trong máu ổn định, từ đó duy trì sức khỏe tổng thể của người bệnh.
  • Tăng cường chất lượng cuộc sống: Thuốc điều trị bệnh tiểu đường giúp người bệnh tránh được những triệu chứng khó chịu của việc tăng đường huyết như mệt mỏi, khát nước, tiểu nhiều và suy giảm chức năng cơ thể. Người bệnh có thể duy trì một lối sống lành mạnh và chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Xem thêm: Tiền tiểu đường có cần uống thuốc không?

Các nhóm thuốc chữa bệnh tiểu đường

Các nhóm thuốc chữa bệnh tiểu đường được chia thành nhiều loại, nhằm mục tiêu kiểm soát lượng đường trong máu và giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường. Dưới đây là một số nhóm thuốc phổ biến:

  • Nhóm Biguanide: Trong nhóm thuốc này, metformin được xem là lựa chọn đầu tiên trong điều trị bệnh tiểu đường type 2. Metformin hoạt động bằng cách giảm sản xuất glucose từ gan. Ngoài ra, metformin cũng giúp tăng cường độ nhạy của cơ thể đối với insulin, giúp cơ thể sử dụng hiệu quả hơn. Ngoài ra, thuốc glinides (nateglinide và repaglinide) cũng có thể được chỉ định.
  • Nhóm Sulfonylureas: Các loại thuốc thuộc nhóm này như glimepiride, glipizide và glyburide… hoạt động bằng cách kích thích tuyến tụy tiết thêm insulin.
  • Nhóm Thiazolidinedione (TZDs): Các thuốc như pioglitazone và rosiglitazone thuộc nhóm này giúp cải thiện độ nhạy insulin trong tế bào, từ đó giúp kiểm soát đường tốt hơn. Tuy nhiên, pioglitazone và rosiglitazone có thể có tác dụng phụ như tăng cân, loãng xương.
  • Nhóm ức chế DPP-4 (Dipeptidyl Peptidase-4 inhibitors): Những thuốc như sitagliptins và linagliptins giúp tăng cường hoạt động của incretin (hormone giúp cơ thể giải phóng insulin sau bữa ăn và ngăn gan sản xuất quá nhiều glucose).
  • Nhóm ức chế SGLT-2 (Sodium-Glucose Co-Transporter 2 inhibitors): Các loại như canagliflozin, dapagliflozin và empagliflozin, giúp giảm lượng đường trong máu bằng cách ngăn chặn tái hấp thu glucose ở thận, đường được đào thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu.
  • Insulin: Insulin là phương pháp điều trị quan trọng cho bệnh tiểu đường type 1 và đôi khi cũng được sử dụng trong bệnh tiểu đường loại 2 khi các phương pháp khác không còn hiệu quả.
  • Thuốc hạ đường huyết nhóm GLP-1 Receptor Agonists: Các thuốc như liraglutide và exenatide là thuốc hạ đường huyết, giúp giảm đường huyết bằng cách tăng tiết insulin, giảm tiết glucagon và làm chậm quá trình tiêu hóa.

Mỗi loại thuốc có cơ chế hoạt động riêng và phù hợp với từng giai đoạn bệnh. Việc sử dụng thuốc tiểu đường cần được hướng dẫn và theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa nhằm tối ưu hiệu quả và hạn chế tác dụng phụ.

Xem thêm: Các nhóm thuốc tiểu đường

Cách duy trì đường huyết ổn định?

Duy trì đường huyết ổn định là một yếu tố quan trọng để quản lý và phòng ngừa các biến chứng. Dưới đây là một số cách giúp bạn kiểm soát lượng đường:

  • Chế độ ăn uống cân bằng: Thực hiện chế độ ăn kiêng, lựa chọn thực phẩm là yếu tố quan trọng để duy trì đường huyết ổn định, tránh tiền tiểu đường. Bạn nên ăn những thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu để làm chậm quá trình hấp thụ glucose. Hạn chế đường, tinh bột và thực phẩm chế biến sẵn.
  • Kiểm tra và xét nghiệm đường huyết thường xuyên: Việc kiểm tra đường huyết hàng ngày giúp bạn biết được mức đường huyết của mình đang ở đâu và có những biện pháp điều chỉnh kịp thời, hạn chế nguy cơ đau tim, nguy cơ đột quỵ, nhất là người tuổi tác cao.
  • Vận động thường xuyên: Hoạt động thể chất giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn, từ đó giúp kiểm soát đường trong máu. Bạn nên tập thể dục đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày với các hoạt động như đi bộ, chạy bộ, bơi lội hoặc đạp xe.
  • Sử dụng thuốc điều trị đúng cách: Việc tuân thủ đúng liều lượng và thời gian rất quan trọng. Bỏ qua liều thuốc hoặc dùng sai thời điểm có thể khiến đường huyết dao động bất thường.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Nếu gặp các vấn đề về sức khỏe, bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám.

Xem thêm: Thuốc chống biến chứng tiểu đường

Lời kết

Việc sử dụng thuốc tiểu đường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại tiểu đường, mức độ kiểm soát đường huyết và các biến chứng. Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Khi sử dụng thuốc đúng cách và kết hợp với chế độ ăn uống khoa học và luyện tập thể dục, bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh tiểu đường và ngăn ngừa các biến chứng.

 

Xem thêm: Thuốc tiểu đường tuýp 2