Chỉ số tiểu đường bình thường là chỉ số quan trọng cần nắm rõ trong việc kiểm soát tiểu đường. Kiểu soát chỉ số ở mức ổn định nhằm bảo vệ sức khỏe và phòng tránh các biến chứng. Thông qua bài viết, Diag sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về đường huyết là gì, chỉ số đường huyết, cũng như cách giúp giữ đường huyết ở mức ổn định.

Đường huyết là gì?

Đường huyết (glucose máu) là lượng đường có trong máu của mỗi người. Glucose là nguồn năng lượng chính cho các tế bào trong cơ thể, đặc biệt là não và hệ thần kinh. Khi chúng ta ăn uống, thực phẩm được phân giải thành các chất dinh dưỡng và chuyển hóa thành glucose để cung cấp năng lượng.

Nồng độ đường huyết được điều chỉnh chặt chẽ bởi hormone insulin do tuyến tụy tiết ra. Khi lượng đường trong máu tăng sau bữa ăn, insulin sẽ giúp tế bào hấp thụ glucose, giữ cho mức glucose máu trong khoảng an toàn. Đối với những người mắc bệnh đái tháo đường, cơ chế điều chỉnh này không được diễn ra như bình thường, dẫn đến tăng đường huyết hoặc hạ đường huyết một cách bất thường.

Đường huyết (glucose máu) là lượng đường có trong máu của mỗi người
Đường huyết (glucose máu) là lượng đường có trong máu của mỗi người

Chỉ số đường huyết là gì?

Chỉ số đường huyết (hay glucose máu) là một thước đo lượng glucose có trong máu, đóng vai trò thiết yếu trong việc cung cấp năng lượng cho các tế bào trong cơ thể. Glucose được cung cấp chủ yếu từ thực phẩm, đặc biệt là carbohydrate. Sau khi tiêu hóa, carbohydrate được chuyển hóa thành glucose và đi vào máu, từ đó được vận chuyển đến các tế bào để sử dụng.

Lượng đường trong máu được điều chỉnh bởi các hormone, chủ yếu là insulin, do tuyến tụy sản xuất. Insulin giúp cơ thể hấp thụ glucose từ máu và giữ cho lượng đường trong máu ở mức bình thường. Các chỉ số đường huyết bình thường khác nhau tùy thuộc vào thời điểm trong ngày (lúc đói, sau khi ăn hay trước khi đi ngủ) và được đo bằng đơn vị mmol/L hoặc mg/dL. Một mức đường huyết cao kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, do đó việc hiểu rõ về chỉ số này giúp bạn có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.

Xem thêm: Chỉ số tiểu đường

Chỉ số tiểu đường bình thường là bao nhiêu?

Các chỉ số đường huyết có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, độ tuổi, bệnh lý, sự biến động theo từng thời điểm trong ngày, và các biến chứng khác. Ví dụ, kết quả kiểm tra đường huyết có thể được đánh giá như sau:

  • Dưới 70 mg/dl được coi là hạ đường huyết.
  • Từ 70 mg/dl đến dưới 130 mg/dl được coi là bình thường khi đói.
  • Từ 130 mg/dl đến 180 mg/dl được coi là mức chấp nhận được sau khi ăn no.
  • Trên 180 mg/dl được coi là đường huyết cao, có thể do tuyến tụy không tiết insulin đúng cách, dẫn đến quá tải và có thể gây xơ cứng mạch máu.

Chỉ số đường huyết an toàn đối với người bình thường là:

  • Đường huyết bất kỳ : < 140 mg/dL (7,8 mmol/l).
  • Đường huyết lúc đói: < 100 mg/dL (< 5,6 mmol/l).
  • Sau bữa ăn: < 140mg/dl (7,8 mmol/l).
  • HbA1C: < 5,7 %.

Đường huyết lúc đi ngủ

Chỉ số bình thường sẽ dao động từ 110-150mg/dl (tương đương 6,0-8,3mmol/l).

Chỉ số đường huyết lúc ngủ bình thường sẽ dao động từ 110-150mg/dl
Chỉ số đường huyết lúc ngủ bình thường sẽ dao động từ 110-150mg/dl

Đường huyết lúc đói

  • Chỉ số được đo lần đầu vào buổi sáng nhịn ăn ít nhất 8h trở nên lúc đó bạn chưa ăn hay uống bất kỳ loại thực phẩm nào.
  • Chỉ số đường huyết lúc đói bình thường ở khoảng giữa 70 mg/dL (3.9 mmol/L) và 92 mg/dL (5.0 mmol/L).

Xem thêm: Bảng chỉ số tiểu đường

Đường huyết sau khi ăn

  • Chỉ số của người bình thường khỏe mạnh là dưới 140mg/dL (7,8 mmol/L).
  • Chỉ số đường huyết được đo trong vòng 1 – 2 giờ sau khi ăn.

Xem thêm: Tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không?

Chỉ số kết quả xét nghiệm Hemoglobin A1c (HbA1c)

Xét nghiệm HbA1C thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường. Chỉ số HbA1c dưới 48 mmol/mol (6,5%) là bình thường.

Xem thêm: Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường

Xét nghiệm HbA1c
Chỉ số HbA1c dưới 48 mmol/mol (6,5%) là bình thường.

Đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm?

Nồng độ đường quá cao hoặc quá thấp đều có thể gây ra những nguy hiểm. Dưới đây là các mức cần chú ý:

  • Đường huyết cao: Nếu đường vượt quá 180 mg/dL (10.0 mmol/L) sau khi ăn hoặc trên 126 mg/dL (7.0 mmol/L) khi đói, điều này có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng. Glucose máu cao liên tục trong thời gian dài có thể gây tổn thương đến các cơ quan như tim, thận, mắt, đồng thời gia tăng nguy cơ mắc huyết áp cao, bệnh đái tháo đường.
  • Đường huyết thấp: Nếu đường dưới 70 mg/dL (3.9 mmol/L), bạn có thể gặp triệu chứng của hạ đường huyết như chóng mặt, đổ mồ hôi, tim đập nhanh, thậm chí ngất xỉu. Nếu không được xử lý kịp thời, người bệnh có thể bị hôn mê hoặc tử vong.

Vì sao đường huyết tăng?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao. Các nguyên nhân gồm có:

  • Việc tiêu thụ quá nhiều carbohydrate, đường tinh luyện và thực phẩm chế biến sẵn trong chế độ ăn hàng ngày có thể khiến lượng glucose trong máu tăng nhanh chóng. Những thực phẩm này thường dễ dàng hấp thụ và không mất nhiều thời gian để chuyển hóa thành glucose.
  • Lối sống ít vận động cũng có thể làm giảm khả năng cơ thể sử dụng glucose. Tập thể dục giúp tăng cường độ nhạy insulin, giúp cơ thể hấp thụ và sử dụng glucose hiệu quả hơn.
  • Stress có thể kích thích sản xuất hormone như cortisol và adrenaline, dẫn đến tăng đường huyết. Khi cơ thể cảm thấy căng thẳng, nó có xu hướng tiết ra nhiều glucose để cung cấp năng lượng cho các hoạt động “chiến đấu hoặc bỏ chạy”.
  • Một số hormone khác cũng có thể làm tăng đường huyết, bao gồm glucagon, epinephrine và cortisol. Những hormone này thường được tiết ra trong các tình huống căng thẳng hoặc khi cơ thể cần năng lượng nhanh chóng.
  • Một số bệnh lý như nhiễm trùng hoặc viêm có thể làm tăng mức độ đường huyết. Cơ thể thường phản ứng với bệnh tật bằng cách tiết ra nhiều glucose hơn để cung cấp năng lượng cho hệ miễn dịch.
  • Một số loại thuốc, chẳng hạn như corticosteroids, có thể làm tăng đường huyết. Nếu bạn đang dùng thuốc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để hiểu rõ tác động của chúng đến chỉ số đường huyết.

Xét nghiệm tiểu đường chỉ 159k

  • Kiểm tra các chỉ số đường huyết và chuẩn đoán tiểu đường.
  • Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.

GỌI LẠI CHO TÔI

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Xem thêm: Cấp độ tiểu đường

Cách duy trì đường huyết ổn định

Để có thể duy trì lượng đường trong máu ở mức ổn định. Chúng ta cần chú ý:

  • Lựa chọn các loại thực phẩm có chỉ số glycemic thấp, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, và protein nạc. Những thực phẩm này giúp giải phóng glucose vào máu từ từ, giảm nguy cơ tăng đột ngột mức đường huyết.
  • Tham gia các hoạt động thể chất ít nhất 150 phút mỗi tuần, chẳng hạn như đi bộ, chạy bộ, bơi lội hoặc đạp xe. Tập thể dục không chỉ giúp kiểm soát đường huyết mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể và tăng cường hệ miễn dịch.
  • Kiểm tra theo dõi sức khỏe, lượng đường huyết định kỳ không chỉ hỗ trợ phát hiện sớm dấu hiệu đái tháo đường mà còn hỗ trợ phát hiện các bệnh khác.

Xem thêm: Tiểu đường 80 có nguy hiểm không?

Tổng kết

Qua các thông tin trên, bạn có thể thấy việc nắm rõ khái niệm đường huyết là gì cũng như chỉ số tiểu đường bình thường vô cùng quan trọng. Việc nắm rõ chỉ số sẽ giúp chúng ta có thể chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe, theo dõi sự thay đổi để có thể phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe, đặc biệt là tiểu đường.

Liên hệ ngay với Diag qua 1900 1717 để nhận tư vấn và đặt lịch xét nghiệm kiểm tra tiểu đường ngay khi có nhu cầu.

 

Xem thêm: Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm?