Tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý nguy hiểm, thường xảy ra từ tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và con. Vậy dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng giữa là gì? Cùng Diag tìm hiểu cách nhận biết tiểu đường thai kỳ trong tam cá nguyệt thứ hai.

1. Khát nước nhiều hơn bình thường

Cảm giác khát nước kéo dài là triệu chứng tiểu đường thai kỳ thường gặp, đặc biệt trong 3 tháng giữa. Cơ thể đào thải glucose dư thừa qua nước tiểu khi đường huyết tăng cao. Điều này khiến thận phải làm việc nhiều hơn và dẫn đến mất nước. Tình trạng này kích thích cảm giác khát, buộc thai phụ phải uống nhiều nước hơn để bù lại lượng nước đã mất.

Đồng thời, dấu hiệu khát nước cũng bắt nguồn từ nhu cầu năng lượng của mẹ và thai nhi tăng cao. Điều này cũng xảy ra cùng với sự gia tăng hormone thai kỳ như lactogen và cortisol. Cả hai nguyên nhân đều dẫn đến tăng kháng insulin, khiến lượng đường huyết tăng cao hơn. Nếu thai phụ không duy trì chế độ ăn uống và vận động hợp lý, tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng.

Khi đường huyết tiếp tục tăng thì cơ chế đào thải glucose càng diễn ra mạnh mẽ. Việc này sẽ gây mất nước nhiều hơn, tạo ra cảm giác khát rõ rệt và thường xuyên hơn. Đây là cách cơ thể cảnh báo tình trạng mất cân bằng và cần được điều chỉnh. Cảm giác khát kéo dài là dấu hiệu quan trọng cho thấy cơ thể không kiểm soát tốt đường huyết và cần được theo dõi.

Xem thêm: Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Thường xuyên khát nước là một biểu hiện của mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.
Thường xuyên khát nước là một biểu hiện của mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.

2. Đi tiểu thường xuyên và lượng nước tiểu nhiều

Khi đường huyết tăng cao do tiểu đường thai kỳ, cơ thể phải tìm cách loại bỏ lượng glucose dư thừa để duy trì sự cân bằng. Thận sẽ phải làm việc quá tải để lọc glucose ra khỏi máu và đào thải qua nước tiểu. Quá trình này dẫn đến việc sản xuất nhiều nước tiểu hơn bình thường. Kết quả là mẹ bầu sẽ đi tiểu nhiều lần trong ngày và cả vào ban đêm. Từ đó gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống và giấc ngủ thường ngày.

Xuyên suốt 3 tháng giữa, tử cung cần phát triển lớn hơn để phù hợp với sự phát triển của thai nhi. Điều này sẽ gây áp lực và góp phần làm giảm dung tích chứa nước tiểu của bàng quang. Do đó, mẹ thường cảm thấy cần đi tiểu thường xuyên, ngay cả khi lượng nước tiểu trong bàng quang rất ít.

Đi tiểu nhiều và thường xuyên không xuất hiện đơn lẻ mà thường đi kèm với triệu chứng khát nước quá mức. Sự mất nước sẽ kích thích cảm giác khát và khiến thai phụ uống nước nhiều hơn. Điều này tạo nên một vòng luẩn quẩn: uống nhiều nước gây tiểu nhiều, và tiểu nhiều lại làm tăng cảm giác khát.

3. Mệt mỏi và kiệt sức

Tình trạng mệt mỏi thường do insulin trong cơ thể mẹ hoạt động kém hiệu quả. Do đó tế bào không thể hấp thụ đủ lượng glucose cần thiết để tạo ra năng lượng dù đường huyết vẫn cao. Hệ quả là mẹ thường cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức và thiếu năng lượng để thực hiện các hoạt động hàng ngày.

Thêm vào đó, việc gia tăng hormone thai kỳ như progesterone và cortisol càng khiến tình trạng kháng insulin nghiêm trọng hơn. Điều này dẫn đến sự rối loạn trong nồng độ đường huyết, góp phần làm tăng sự uể oải và yếu sức.

Một yếu tố khác góp phần gây mệt mỏi là sự mất nước và mất cân bằng điện giải do đi tiểu nhiều. Khi thận đào thải glucose qua nước tiểu thì cơ thể cũng mất đi lượng lớn nước và các khoáng chất cần thiết như kali, natri. Sự mất cân bằng này làm giảm chức năng của cơ bắp và hệ thần kinh, khiến mẹ bầu cảm thấy uể oải kéo dài.

Trong 3 tháng giữa, thai nhi phát triển nhanh chóng và đòi hỏi cơ thể người mẹ phải đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng lớn. Nếu đường huyết không được kiểm soát, thai nhi sẽ hấp thụ quá nhiều glucose từ cơ thể mẹ. Từ đó dẫn đến tình trạng mẹ thiếu hụt năng lượng và mệt mỏi nghiêm trọng hơn.

Đồng thời, cơ thể phải làm việc quá sức để loại bỏ glucose dư thừa khi mắc tiểu đường thai kỳ. Điều này làm tăng gánh nặng lên các cơ quan như thận, tim và hệ tiêu hóa, khiến tình trạng kiệt sức càng trở nên rõ rệt.

Xem thêm: Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm?

Mệt mỏi kéo dài là dấu hiệu bệnh tiểu đường ở phụ nữ mang thai rất phổ biến do tình trạng kháng insulin.
Mệt mỏi kéo dài là dấu hiệu bệnh tiểu đường ở phụ nữ mang thai rất phổ biến do tình trạng kháng insulin.

4. Tăng cân nhanh bất thường

Tăng cân thường là một dấu hiệu tiểu đường thai kỳ trong 3 tháng giữa. Tình trạng này xảy ra do lượng glucose dư thừa trong máu chuyển hóa thành mỡ thay vì cung cấp năng lượng. Từ đó dẫn đến tích tụ mỡ và tăng cân nhanh chóng, ngay cả khi mẹ bầu không tăng khẩu phần ăn một cách đáng kể.

Bên cạnh đó, mẹ cũng nhận thấy bản thân tăng cân khó kiểm soát. Nguyên nhân là do sự tăng nhanh đột ngột trong nồng độ các hormone thai kỳ, góp phần gây kháng insulin. Trong tiểu đường thai kỳ, tình trạng này không chỉ làm tăng glucose máu mà còn thúc đẩy lưu trữ chất béo.

Ngoài ra, tiểu đường thai kỳ còn gây phù nề và giữ nước, làm tăng trọng lượng cơ thể. Mức đường huyết cao khiến áp lực thẩm thấu máu tăng. Từ đó làm nước tích tụ trong các mô, gây sưng phù ở tay, chân hoặc mặt. Đây là dấu hiệu tiểu đường thai kỳ thường gặp, đi kèm với việc tăng cân bất thường.

Tăng cân không kiểm soát là một dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ 3 tháng giữa.
Tăng cân không kiểm soát là một dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ 3 tháng giữa.

5. Mắt nhìn mờ hoặc suy giảm thị lực

Triệu chứng này liên quan đến sự thay đổi sinh lý và tổn thương các cấu trúc quan trọng trong mắt. Đây là hệ quả của sự gia tăng đường huyết, ảnh hưởng đến khả năng nhìn rõ và sức khỏe võng mạc.

Mức glucose trong dịch mắt thường tăng đồng thời với nồng độ đường trong máu. Điều này làm thay đổi cấu trúc và khả năng dẫn sáng của thủy tinh thể. Thủy tinh thể có thể bị sưng phồng, làm giảm khả năng tập trung ánh sáng lên võng mạc. Từ đó gây nên hiện tượng mờ mắt hoặc nhìn không rõ.

Suy giảm thị lực cũng là hệ quả do bệnh võng mạc tiểu đường. Các mạch máu nhỏ bị vỡ hoặc tắc nghẽn, làm giảm lưu lượng máu và oxy đến võng mạc, dẫn đến suy giảm thị lực. Tình trạng này không chỉ gây suy giảm thị lực mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn. Trong đó bao gồm các vấn đề như xuất huyết võng mạc hoặc mất thị lực.

Huyết áp cũng bị ảnh hưởng khi lượng đường trong máu thay đổi do tiểu đường thai kỳ. Tăng huyết áp gây căng thẳng cho các mao mạch ở mắt. Điều này thường gây cản trở khả năng lưu thông máu và gây mờ mắt. Tình trạng mắt kém sẽ trầm trọng hơn nếu mẹ đã có sẵn các nguy cơ như tiền sản giật hoặc rối loạn chức năng mạch máu.

Phụ nữ mang thai thường gặp tình trạng mờ mắt do tiểu đường thai kỳ, có thể do cao huyết áp.
Phụ nữ mang thai thường gặp tình trạng mờ mắt do tiểu đường thai kỳ, có thể do cao huyết áp.

6. Buồn nôn và khó chịu

Đây là triệu chứng phổ biến trong thai kỳ, đặc biệt trong tam cá nguyệt đầu tiên. Tuy nhiên, chúng cũng có thể là dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ nếu tiếp tục diễn ra trong 3 tháng giữa.

Một nguyên nhân chủ chốt của tình trạng buồn nôn là sự mất cân năng lượng do kháng insulin. Cơ thể mẹ rất dễ thiếu năng lượng do lượng glucose không được chuyển hóa hiệu quả. Hệ quả là mẹ thường cảm thấy kiệt sức và buồn nôn.

Tiểu đường thai kỳ thường ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh tự chủ chịu trách nhiệm điều chỉnh chức năng tiêu hóa. Khi hệ thần kinh tự chủ bị ảnh hưởng, hoạt động của dạ dày và ruột có thể chậm lại. Từ đó dẫn đến hiện tượng chậm tiêu hóa hoặc đầy bụng, gây cảm giác buồn nôn và khó chịu. Đây được gọi là bệnh liệt dạ dày (gastroparesis) – một bệnh lý dạ dày-ruột do tiểu đường.

Bên cạnh đó, sự kích tụ xeton trong cơ thể cũng khiến mẹ bầu buồn nôn. Cơ thể phân hủy mỡ để tạo năng lượng do tình trạng kháng insulin, từ đó sinh ra xeton. Đây là một chất thải có tính axit, khi đi vào máu và nước tiểu sẽ gây nên hiện tượng nhiễm toan xeton. Mức độ xeton càng cao thì cảm giác buồn nôn càng tăng. Nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng có thể dẫn đến nôn mửa.

Sự kết hợp của các yếu tố nguyên nhân trên tạo ra một chuỗi tác động tiêu cực lên cơ thể mẹ bầu. Buồn nôn và khó chịu là những triệu chứng bề mặt, nhưng chúng cũng phản ánh các vấn đề sâu xa khác. Trong đó liên quan đến rối loạn chuyển hóa và tăng áp lực lên hệ tiêu hóa, hệ thần kinh và tuần hoàn.

7. Khô miệng và da khô

Triệu chứng này rất đặc trưng ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ nếu xuất hiện rõ rệt và dai dẳng trong 3 tháng giữa.

Khô miệng thường do tình trạng mất nước, đi kèm với khát nước và tiểu nhiều. Tiểu đường thai kỳ khiến cơ thể mẹ mất nước nhanh chóng và không giữ đủ nước để duy trì độ ẩm cần thiết. Khi mất nước kéo dài thì da cũng trở nên khô ráp. Hậu quả là mẹ bầu có thể cảm nhận da mình mất đi độ mềm mại, dễ nứt nẻ và ngứa ngáy.

Tiểu đường còn ảnh hưởng đến chức năng của tuyến nước bọt. Lượng nước bọt sản xuất ra sẽ ít hơn bình thường và không đủ để giữ ẩm miệng, dẫn đến khô miệng. Nước bọt không chỉ có vai trò làm ẩm miệng mà còn giúp bảo vệ khoang miệng khỏi vi khuẩn. Khi lượng nước bọt giảm, mẹ bầu có nguy cơ mắc các vấn đề về răng miệng như viêm lợi hoặc sâu răng.

Một yếu tố khác gây khô miệng là do hiện tượng nhiễm toan xeton do tiểu đường thai kỳ. Xeton khi tích tụ nhiều trong máu khiến cơ thể sẽ rơi vào trạng thái toan hóa máu. Tình trạng này thường làm tăng mức độ mất nước trong cơ thể người mẹ, khiến miệng bị khô.

Khô miệng kích thích mẹ bầu thường xuyên uống nước.
Khô miệng kích thích mẹ bầu thường xuyên uống nước.

Các đối tượng dễ mắc tiểu đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ có thể xảy ra ở mọi phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế chỉ ra những đối tượng sau có nguy cơ cao mắc bệnh.

  • Phụ nữ mang thai có độ tuổi từ 35 trở lên.
  • Phụ nữ thừa cân hoặc béo phì có chỉ số BMI từ 25 trở lên.
  • Phụ nữ thừa cân, béo phì, có lối sống ít vận động.
  • Phụ nữ có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường.
  • Phụ nữ có tiền sử đường huyết cao hoặc tiền đái tháo đường.
  • Phụ nữ đã từng sinh con nặng trên 4kg.
  • Phụ nữ đã từng bị tiểu đường thai kỳ ở những lần mang thai trước đó.
  • Phụ nữ mang đa thai hoặc mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

Xem thêm: Nếu bị tiểu đường thai kỳ thì phải làm sao?

Phụ nữ có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ.
Phụ nữ có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ.

Những câu hỏi thường gặp về tiểu đường thai kỳ

1. Thai phụ có thể mắc tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu không?

Tiểu đường thai kỳ thường diễn ra trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt thì mẹ bầu có thể có những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu. Điều này liên quan đến các yếu tố nguy cơ như:

  • Mắc tiền tiểu đường hoặc tiểu đường type 2 trước khi mang thai mà không được điều trị.
  • Nằm trong nhóm nguy cơ cao như thừa cân, đã từng mắc tiểu đường thai kỳ, hoặc do yếu tố di truyền.

Xem thêm: Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối

2. Nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tháng thứ mấy?

Mọi phụ nữ mang thai cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ từ tháng thứ 6 của thai kỳ. Nghĩa là mẹ cần kiểm tra tiểu đường thai kỳ từ tuần thứ 24 đến 28. Đối với những người có yếu tố nguy cơ cao thì cần xét nghiệm vào 3 tháng đầu.

3. Tiểu đường thai kỳ có tự hết sau khi sinh không?

Tiểu đường thai kỳ thường tự hết sau khi sinh. Nguyên nhân do các hormone thai kỳ giảm đáng kể, giúp cơ thể phục hồi khả năng kiểm soát đường huyết bình thường. Tuy nhiên, một số phụ nữ vẫn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 sau sinh hoặc rối loạn đường huyết kéo dài. Điều này thường xảy ra ở những người thừa cân hoặc đã bị tiểu đường thai kỳ trước đó.

Lời kết

Như vậy bài viết đã chia sẻ đầy đủ thông tin về 7 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng giữa. Việc tìm hiểu các triệu chứng là rất cần thiết giúp mẹ đảm bảo sức khỏe thai kỳ ổn định. Mặc dù đặc trưng trong tam cá nguyệt thứ hai và ba, nhưng mẹ vẫn có thể gặp những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu. Ngay khi có những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ thì mẹ cần kiểm tra đường huyết ngay để chẩn đoán tiểu đường.