Tiền tiểu đường là giai đoạn tiền đề của bệnh tiểu đường, khi lượng đường trong máu cao hơn bình thường nhưng chưa đủ để chẩn đoán là bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tiền tiểu đường có thể tiến triển thành bệnh tiểu đường, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy làm thế nào để nhận biết sớm các dấu hiệu của tiền tiểu đường? Cùng Diag tìm hiểu trong bài viết này.
Tiền tiểu đường là gì?
Tiền tiểu đường là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường nhưng chưa đủ để chẩn đoán là bệnh tiểu đường. Điều này xảy ra khi cơ thể không sử dụng insulin hiệu quả hoặc không sản xuất đủ insulin. Insulin là hormone giúp đưa đường glucose từ máu vào tế bào để cung cấp năng lượng. Khi insulin hoạt động kém hiệu quả, đường sẽ tích tụ trong máu gây ra nhiều vấn đề sức khỏe.
Tiền tiểu đường là một dấu hiệu báo động cho thấy cơ thể bạn đang gặp vấn đề với việc điều hòa đường huyết. Nếu không được kiểm soát, tiền tiểu đường có thể tiến triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Các biến chứng của tiền đái tháo đường
Tiền đái tháo đường là tiền đề của đái tháo đường type 2. Các giai đoạn tiền tiểu đường thành tiểu đường gồm:
- Giai đoạn kháng insulin: Tuyến tụy giải phóng insulin để loại bỏ đường (glucose) khỏi máu và đưa đường vào tế bào để sản sinh năng lượng. Nếu có thể kháng insulin hoặc không phản ứng với insulin, lượng đường trong máu tăng.
- Giai đoạn tiền tiểu đường: Tiền tiểu đường là tình trạng lượng đường trong máu tăng hơn mức bình thường nhưng vẫn chưa đạt ngưỡng tiểu đường. Người bệnh có thể ngăn chặn tình trạng đái tháo đường phát triển thành đái tháo đường thông qua việc thay đổi chế độ ăn uống và luyện tập. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, bệnh có thể biến chuyển thành tiểu đường type 2.
- Giai đoạn tiểu đường type 2: Ở giai đoạn này, lượng đường trong máu đã đạt mức nguy hiểm và có thể chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường type 2. Tùy vào phương pháp xét nghiệm, ngưỡng tiểu đường có thể khác nhau tại từng cơ sở. Để biết chi tiết, bạn nên trao đổi với cơ sở sẽ thực hiện xét nghiệm tiểu đường.
- Giai đoạn tiểu đường type 2 có biến chứng mạch máu: Đến giai đoạn này, bệnh tiểu đường có thể gây ra các tổn thương mạch máu và dẫn đến các bệnh nguy hiểm như xơ vữa động mạch, bệnh thận tiểu đường, võng mạc tiểu đường…
Có thể thấy, dù không gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nếu người bệnh không thay đổi lối sống, xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, tiền tiểu đường có thể tiến triển thành tiểu đường type 2, Khi đó, bệnh có thể gây tổn thương các mạch máu, dẫn đến nhiều biến chứng ở nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể như:
- Nhiễm trùng: Làm chậm quá trình lành vết thương, viêm loét…
- Bệnh tim mạch: Huyết áp cao; bệnh mạch vành do mạch máu nuôi tim bị hẹp hoặc tắc nghẽn, gây đau thắt ngực, suy tim; xơ vữa động mạch do lượng đường cao làm tăng quá trình xơ vữa động mạch, gây hẹp lòng mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
- Bệnh thận mãn tính: Lượng đường cao làm tổn thương các cầu thận, gây suy giảm chức năng thận.
- Bệnh thần kinh ngoại biên: Gây tê bì chân tay, đau rát, giảm cảm giác…
- Bệnh về mắt: Bệnh võng mạc đái tháo đường gây mờ mắt, thậm chí mù lòa; Cataract (đục thủy tinh thể) làm giảm thị lực.
Nguyên nhân gây tiền tiểu đường
Hiện nay, nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiền tiểu đường vẫn chưa được xác định chính xác. Nhiều chuyên gia cho rằng, yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng. Ngoài ra, bệnh còn có thể bắt nguồn từ những rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Dưới đây là các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị tiền tiểu đường:
- Tiền sử gia đình: Người có người thân như cha, mẹ, anh, chị, em ruột mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Người ăn nhiều đường, đồ ngọt, tinh bột tinh chế, uống nhiều nước ngọt, nước có ga, ăn ít rau xanh và các thực phẩm giàu chất xơ…
- Thói quen vận động: Người lười không tham gia hoặc ít tham gia hoạt động thể chất khiến cơ thể khó sử dụng đường và tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Thừa cân, béo phì: Người thừa cân, béo phì, nhất là mợ bụng cao có thể làm giảm khả năng sử dụng insulin của cơ thể dẫn đến tiền tiểu đường.
- Tuổi tác: Người tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh càng tăng, nhất là những người sau 45 tuổi.
- Các yếu tố khác: Huyết áp cao, cholesterol cao, hội chứng buồng trứng đa nang…
Dấu hiệu tiền tiểu đường
Dấu hiệu bệnh tiền tiểu đường thường không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, một số người có thể cảm thấy:
- Luôn có cảm giác khát và muốn uống nước thường xuyên.
- Đi tiểu nhiều lần, đặc biệt là vào ban đêm.
- Cảm thấy mệt mỏi kéo dài, khó tập trung.
- Thường xuyên bị mờ mắt, đặc biệt là khi đọc sách hoặc làm việc gần.
- Cân nặng tăng do cơ thể không sử dụng đường hiệu quả, năng lượng dư thừa sẽ được chuyển hóa thành mỡ.
- Xuất hiện các vùng da sẫm màu ở cổ, nách, bẹn…
Khi thấy bản thân các biểu hiện trên, bạn nên đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để xét nghiệm và thực hiện các thăm khám cần thiết để phát hiện và điều trị kịp thời nếu mắc bệnh.
Chẩn đoán tiền tiểu đường như thế nào?
Tiền tiểu đường là giai đoạn tiền đề của bệnh tiểu đường, khi lượng đường trong máu cao hơn bình thường nhưng chưa đủ để chẩn đoán là bệnh. Để xác định chính xác bạn có đang mắc tiền tiểu đường hay không, bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm cần thiết. Một số xét nghiệm chẩn đoán tiền tiểu đường phổ biến gồm:
- Xét nghiệm HbA1c: Đây là xét nghiệm được chỉ định nhằm đo lượng đường trung bình trong máu trong vòng 2 – 3 tháng qua. Tùy vào cơ sở xét nghiệm sẽ có quy định về ngưỡng tiền tiểu đường khác nhau. Thông thường, nếu HbA1c vào khoảng 6 – 6,4% bạn có khả năng bị tiền tiểu đường. Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu thực hiện thêm các xét nghiệm bổ sung trước khi đưa ra chẩn đoán sau cùng.
- Xét nghiệm đường huyết lúc đói (Fasting blood sugar – FPG): Để thực hiện xét nghiệm này, bạn cần nhịn đói ít nhất 8 giờ trước khi xét nghiệm. Do đó, xét nghiệm thường được thực hiện vào buổi sáng, sau khi đã nhịn đói sau một đêm. Lượng đường trong máu trong khoảng 100 – 125 mg/dL (hoặc 5,6 – 6.9 mmol/L) có nguy cơ mắc tiền tiểu đường.
- Xét nghiệm đường huyết sau khi ăn (Oral glucose tolerance test – OGTT): Để thực hiện xét nghiệm này, bạn sẽ uống một lượng đường nhất định sau đó đo lại lượng đường trong máu sau 2 giờ. Nếu kết quả xét nghiệm vào khoảng 140 – 199 mg/dL (hoặc 7,8 – 11,0 mmol/L), bạn có thể bị tiền tiểu đường.
Dựa trên các kết quả xét nghiệm cùng các thăm khám, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán về tình trạng sức khỏe của bạn và có những hướng dẫn phù hợp. Điều quan trọng là bạn không nên tự kết luận và quyết định giải pháp điều trị để tránh bệnh chuyển biến xấu và gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Bạn có thể thực hiện các xét nghiệm này tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín. Trong đó, trung tâm y khoa Diag là một trong những đơn vị hàng đầu về dịch vụ xét nghiệm tiểu đường tuef cơ bản đến nâng cao. Trung tâm được trang bị trang thiết bị hiện đại, cho kết quả xét nghiệm nhanh chóng, chuẩn xác. Ngoài ra, Diag hiện có hơn 35 chi nhánh tại các thành phố lớn, bạn có thể liên hệ với trung tâm hoặc đến trực tiếp các điểm lấy mẫu để được tư vấn chi tiết.
Cách điều trị tiền tiểu đường hiệu quả
Tiền tiểu đường là giai đoạn tiền đề của bệnh tiểu đường, khi lượng đường trong máu cao hơn bình thường. Tình trạng này có thể được điều trị và ngăn chặn bệnh biến chuyển nặng thông qua việc duy trì một lối sống lành mạnh. Dưới đây là những giải pháp hữu ích dành cho bạn:
- Chế độ ăn lành mạnh: Bạn nên ưu tiên các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt giúp ổn định đường huyết và tăng cường cảm giác no. Thực đơn cần hạn chế đường và tinh bột có trong đồ ngọt, bánh kẹo, nước ngọt có ga, gạo trắng và mì tinh bột. Hãy chọn các loại dầu thực vật tốt cho sức khỏe như dầu oliu, dầu đậu nành và tăng cường ăn cá để cung cấp omega-3, bảo vệ tim mạch.
- Tập thể dục đều đặn: Bạn nên chọn cho mình một môn thể thao yêu thích như chạy bộ, bơi lội, đạp xe, yoga… và duy trì đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Giảm cân: Nếu bản thân đang bị thừa cân, bạn hãy cố gắng giảm cân với các phương pháp khoa học để cải thiện tình trạng sức khỏe, cải thiện khả năng sử dụng insulin của cơ thể.
- Ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng: Căng thẳng kéo dài có thể làm tăng hormone cortisol, gây ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát đường huyết. Việc ngủ đủ giấc giúp cơ thể phục hồi và điều hòa hormone.
- Hạn chế hút thuốc và uống bia rượu: Uống nhiều bia rượu có thể làm tăng đường huyết, làm suy giảm miễn dịch và tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Kiểm soát huyết áp và cholesterol: Huyết áp và cholesterol cao là những nguyên nhân có thể dẫn đến tiền tiểu đường. Bạn có thể kiểm soát huyết áp và cholesterol bằng cách điều chỉnh lối sống và trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng thuốc nếu cần thiết.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ: Việc thăm khám và xét nghiệm tiểu đường định kỳ có thể giúp phát hiện và điều trị kịp thời nếu mắc bệnh, hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
Lời kết
Dấu hiệu tiền tiểu đường không được thể hiện rõ ràng và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu không được phát hiện và ứng phó tốt. Tuy nhiên, với những thay đổi tích cực trong lối sống, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được tình trạng này và ngăn ngừa biến chứng. Hãy chủ động chăm sóc sức khỏe của mình bằng cách duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn và đi khám sức khỏe định kỳ để hạn chế nguy cơ mắc tiền tiểu đường.