Làm thế nào để nhận biết dấu hiệu bệnh tiểu đường là vấn đề mà nhiều người đang thắc mắc. Tiểu đường là một căn bệnh nguy hiểm. Nếu không phát hiện sớm, bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và gây nhiều biến chứng nghiêm trọng. Cùng Diag tìm hiểu 10 dấu hiệu của bệnh tiểu đường và cách phát hiện tiểu đường sớm.
Triệu chứng đái tháo đường
Tiểu đường, hay đái tháo đường, là một rối loạn chuyển hóa mãn tính phổ biến hiện nay. Nguyên nhân tiểu đường là do cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng insulin hiệu quả. Điều này khiến glucose (đường) tích tụ nhiều trong máu và dẫn đến tăng đường huyết.
Bệnh được chia thành ba loại chính: Tiểu đường type 1, tiểu đường type 2, và tiểu đường thai kỳ. Các triệu chứng rất đa dạng và thường khó nhận biết trong giai đoạn đầu. Trong nhiều trường hợp thì khi bệnh tiến triển nặng thì mới xuất hiện triệu chứng.
Vậy nên, nhận biết và phát hiện các triệu chứng ngay từ thời điểm khởi phát bệnh là rất quan trọng. Các chuyên gia y tế chỉ ra 10 dấu hiệu của bệnh tiểu đường như sau.
Xem thêm: Tăng đường huyết có phải tiểu đường không?
1. Tiểu nhiều
Đi tiểu thường xuyên và nhiều là một dấu hiệu phổ biến của bệnh tiểu đường. Một người bình thường sẽ đi tiểu khoảng 4 -7 lần trong 1 ngày. Tuy nhiên, với người bệnh đái tháo đường sẽ đi nhiều hơn.
Nguyên nhân của tình trạng này là do thận phải phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ lượng đường dư thừa ra khỏi cơ thể. Quá trình đào thải đường sẽ khiến cơ thể cần nhiều nước hơn bình thường. Điều này khiến người bệnh phải bổ sung nước thường xuyên và đi tiểu nhiều hơn.
Xem thêm: Đái tháo đường phụ thuộc insulin
2. Khát nước thường xuyên
Dấu hiệu này đi kèm với tiểu nhiều. Quá trình lọc bỏ lượng glucose dư thừa sẽ khiến thận hoạt động mạnh hơn bình thường. Việc này sẽ gây nên tình trạng mất nước và làm tăng cảm giác khát, khô miệng. Người bệnh khát nhiều thì phải uống nước liên tục và đi tiểu nhiều hơn. Từ đó tạo thành một vòng lặp luẩn quẩn ở người mắc bệnh tiểu đường.
Xem thêm: Tiền đái tháo đường
3. Thèm ăn nhiều hơn
Đây là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường do cơ thể không thể sử dụng glucose hiệu quả để tạo ra năng lượng. Thức ăn được hệ tiêu hóa phân hủy thành glucose và cần insulin để chuyển hóa thành năng lượng. Cơ thể không tạo ra đủ insulin hoặc gặp tình trạng đề kháng insulin sẽ không thể chuyển hóa hết lượng glucose từ thức ăn. Lúc này, cơ thể gửi tín hiệu đến não bộ, kích thích cảm giác đói để nạp thêm thức ăn nhằm cung cấp năng lượng.
Tuy nhiên, do thiếu insulin hoặc kháng insulin nên glucose từ thực phẩm vẫn không được sử dụng hiệu quả. Người bệnh tiếp tục cảm thấy đói, thèm ăn, và lại tiếp tục ăn thêm. Từ đó tạo nên một vòng lặp liên tục. Nếu kéo dài sẽ tăng lượng đường huyết trong máu và gây nên tiểu đường.
Xét nghiệm tiểu đường chỉ 159k
- Kiểm tra các chỉ số đường huyết và chuẩn đoán tiểu đường.
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Xem thêm: Đái tháo đường không phụ thuộc insulin
4. Tê bì bàn chân, bàn tay
Người bệnh tiểu đường sẽ có cảm giác tê, đau, hoặc ngứa ở bàn chân, bàn tay. Hiện tượng này được gọi là bệnh thần kinh tiểu đường. Lượng đường trong máu tăng cao liên tục sẽ phát hủy các mạch máu nhỏ cung cấp oxy và dưỡng chất cho dây thần kinh. Việc này khiến các dây thần kinh bị tổn thương hoặc hoạt động kém hiệu quả. Từ đó làm giảm khả năng truyền tín hiệu giữa dây thần kinh và não, gây ra cảm giác tê, đau, hoặc ngứa ở bàn chân, bàn tay.
Ngoài ra, các dây thần kinh bị tổn thương có thể khiến người bệnh mất cảm giác ở tay chân. Điều này làm tăng nguy cơ bị chấn thương hoặc lở loét mà không nhận biết. Các vết loét ở tay, chân nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến nhiễm trùng nặng.
5. Chậm lành vết thương
Lượng glucose tích tụ nhiều và tồn tại lâu trong máu sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Các mạch máu sẽ bị tổn thương và làm giảm lưu lượng máu đến các vùng cơ thể. Việc này khiến cho oxy và dưỡng chất khó đến được vùng vết thương. Từ đó làm chậm quá trình phục hồi và tái tạo mô.
Đường huyết cao còn ảnh hưởng đến chức năng của hệ miễn dịch, làm giảm khả năng chống lại viêm nhiễm. Bên cạnh đó, lượng glucose dư thừa trong máu cũng tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Các vết thương dễ bị nhiễm trùng và khó lành hơn.
Xem thêm: Tiểu đường vết thương không lành
6. Giảm thị lực
Mờ mắt hoặc giảm thị lực là biểu hiện của bệnh đái tháo đường, gọi là bệnh võng mạc tiểu đường. Đường huyết tăng cao gây tổn thương các mạch máu li ti trong võng mạc. Sự tổn thương này có thể dẫn đến tích tụ dịch trong võng mạc. Lâu dần sẽ gây phù nề, làm biến dạng hình ảnh mà mắt nhìn thấy, dẫn đến giảm thị lực hoặc mờ mắt.
Ngoài ra, tổn thương mạch máu có thể gây chảy máu bên trong mắt, hình thành sẹo và gây bong võng mạc. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây mù lòa vĩnh viễn.
Bên cạnh bệnh võng mạc, tiểu đường có nguy cơ cao mắc các vấn đề về mắt khác. Người bệnh có thể bị đục thủy tinh thể hoặc tăng nhãn áp. Các bệnh lý này cũng khiến đến mọi thứ mắt nhìn mờ hơn.
7. Gai đen
Gai đen (Acanthosis nigricans) là một dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh tiểu đường. Đây là các mảng da sẫm màu, dày lên, và mềm mịn. Chúng xuất hiện chủ yếu ở các vùng nếp gấp da như cổ, nách, hoặc bẹn.
Sự xuất hiện của gai đen cho thấy tình trạng đề kháng insulin. Lúc này, cơ thể cần sản xuất nhiều insulin hơn để chuyển hóa glucose. Lượng insulin tăng cao trong máu kích thích các tế bào da, gây tăng sinh và tích tụ melanin. Điều này dẫn đến sự xuất hiện của các mảng gai đen.
8. Sụt cân bất thường
Hiện tượng này xảy ra khi có sự thiếu hụt insulin hoặc kháng insulin. Glucose từ thực phẩm không được chuyển hóa đúng cách, khiến cơ thể rơi vào tình trạng “đói năng lượng”. Để bù đắp, cơ thể bắt đầu phân hủy các nguồn dự trữ năng lượng khác như chất béo và protein từ cơ bắp.
Sự phân hủy chất béo dẫn đến giảm khối lượng mỡ trong cơ thể. Việc phân hủy protein gây mất khối lượng cơ bắp. Hệ quả là cơ thể bị sút cân nhanh chóng và bất thường, ngay cả khi người bệnh ăn uống đầy đủ.
Ngoài ra, do lượng đường trong máu cao, thận phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ lượng glucose dư thừa qua nước tiểu. Lâu dần sẽ gây mất nước và điện giải, góp phần làm nghiêm trọng thêm tình trạng sụt cân.
Xem thêm: Thèm ngọt có phải bị tiểu đường?
9. Mệt mỏi và đuối sức
Khi xảy ra tình trạng rối loạn chuyển hóa, glucose từ thức ăn không thể đi vào tế bào. Do đó, các tế bào luôn bị “đói năng lượng” mặc dù lượng đường trong máu cao. Kết quả là, cơ thể thiếu hụt năng lượng cần thiết để duy trì các hoạt động hàng ngày. Tứ đó dẫn đến tình trạng mệt mỏi, đuối sức, và ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Hơn nữa, cơ thể sẽ cố gắng sử dụng các nguồn năng lượng thay thế khác như chất béo và protein. Quá trình này khiến cơ thể càng thêm mệt mỏi do tiêu tốn nhiều năng lượng để chuyển hóa, mặc dù việc này vẫn không hiệu quả như khi sử dụng glucose.
Bên cạnh đó, cơ thể suy nhược cũng có thể là hệ quả khi cơ thể mất nước và đi tiểu quá nhiều. Tăng lượng nước tiểu dẫn đến mất các chất điện giải quan trọng như natri và kali. Rối loạn điện giải sẽ ảnh hưởng đến sự co cơ và chức năng thần kinh, làm tăng thêm tình trạng mệt mỏi.
Xem thêm: Tiểu đường có mấy giai đoạn?
10. Nhiễm trùng nấm
Lượng đường dư thừa trong máu và nước tiểu tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển. Người bệnh thường nhiễm nấm ở da, nướu răng, bàng quang, hoặc vùng sinh dục.
Đồng thời, hệ miễn dịch cũng hoạt động kém đi do ảnh hưởng từ sự gia tăng đường huyết. Cơ thể sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc chống lại nhiễm trùng. Ngay cả những nhiễm trùng nhẹ cũng có thể khiến cơ thể yếu đi rất nhiều.
Xem thêm: Triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối
Một số thắc mắc về cách nhận biết bệnh tiểu đường
1. Cách phát hiện tiểu đường sớm như thế nào?
Ngoài việc chú ý các triệu chứng bên trên, cần chủ động xét nghiệm để tầm soát tiểu đường. Kiểm tra sức khỏe mỗi 6 tháng 1 lần giúp phát hiện bệnh sớm, đặc biệt là với người trên 45 tuổi.
Người thừa cân, béo phì, và có lối sống ít vận động nên làm xét nghiệm đường huyết định kỳ. Người có tiền sử gia đình mắc tiểu đường hoặc phụ nữ mang thai cũng nên làm xét nghiệm.
Xem thêm: Cách phòng bệnh tiểu đường
2. Dấu hiệu bệnh tiểu đường ở phụ nữ là gì?
Triệu chứng đái tháo đường ở phụ nữ, bao gồm cả phụ nữ mang thai, thường là:
- Tiểu nhiều.
- Khát nước thường xuyên.
- Thèm ăn nhiều hơn.
- Tê đau bàn chân.
- Chậm lành vết thương.
- Mờ mắt.
- Gai đen (da sạm dày).
- Sụt cân bất thường.
- Mệt mỏi và đuối sức.
- Nhiễm trùng âm đạo hoặc nhiễm trùng da.
- Rối loạn kinh nguyệt.
Xem thêm: Dấu hiệu tiền tiểu đường
3. Biểu hiện bệnh tiểu đường ở người lớn là gì?
Bên cạnh các dấu hiệu như tiểu nhiều, khát nước, thèm ăn, và mệt mỏi, người lớn tuổi hoặc người già còn có thêm các biểu hiện khác:
- Nhiễm trùng tái phát: Tình trạng nhiễm trùng kéo dài hoặc tái phát thường xuyên do hệ miễn dịch suy yếu.
- Khó tập trung và hay quên: Nguyên nhân do tăng đường huyết kéo dài có thể ảnh hưởng đến chức năng não bộ. Một số trường hợp có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến nhận thức.
Xem thêm: Bệnh tiểu đường có lây không?
Lời kết
Như vậy, bài viết đã chia sẻ đầy đủ thông tin về các dấu hiệu bệnh tiểu đường. Việc tìm hiểu các triệu chứng đái tháo đường là rất quan trọng để phát hiện bệnh sớm. Điều này giúp có được phương hướng điều trị kịp thời trước khi bệnh tiến triển nặng hơn.
Xem thêm: