Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì? Nguyên nhân tiểu đường type 2
Đái tháo đường type 2 là một bệnh lý nguy hiểm và cần được điều trị sớm. Bệnh thường xảy ra ở người trưởng thành, đặc biệt là người trên 45 tuổi với những triệu chứng khó nhận biết. Vậy bệnh tiểu đường type 2 là gì? Nguyên nhân bệnh tiểu đường tuýp 2 ra sao? Cùng Diag tìm hiểu trong bài viết bên dưới nhé.
Bệnh đái tháo đường type 2 là gì?
Đái tháo đường type 2, còn gọi là tiểu đường tuýp 2, là tình trạng rối loạn chuyển hóa mãn tính. Trong đó, cơ thể không sử dụng insulin hiệu quả (tình trạng đề kháng insulin) hoặc không sản xuất đủ insulin. Điều này dẫn đến tăng đường huyết, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa glucose thành năng lượng cho các hoạt động của cơ thể.
Xem thêm: Tiểu đường có mấy giai đoạn?

Nguyên nhân tiểu đường type 2
Nguyên nhân gây bệnh là do tình trạng đề kháng insulin và giảm khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy theo thời gian. Ban đầu, tuyến tụy sẽ tăng cường sản xuất insulin để bù đắp cho tình trạng đề kháng insulin. Tuy nhiên, theo thời gian thì tuyến tụy suy yếu và giảm khả năng sản xuất insulin do hoạt động quá mức. Khi cơ thể không sử dụng insulin hiệu quả thì glucose không được chuyển hóa thành năng lượng. Điều này lâu dần dẫn đến tích tụ đường trong máu và gây nên đái tháo đường.
Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ khác có thể gây bệnh đái tháo đường type 2.
- Tuổi tác: Nguy cơ tăng cao ở người trên 45 tuổi.
- Tiền sử bệnh lý của bản thân: Từng bị rối loạn mỡ máu, cao huyết áp, hoặc mắc bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch.
- Yếu tố di truyền: Có người thân mắc đái tháo đường, huyết áp cao, và béo phì.
- Lối sống không lành mạnh: Chế độ ăn uống không khoa học, ít vận động, và tình trạng thừa cân, béo phì.
- Phụ nữ có tiền sử mắc tiểu đường thai kỳ.
Xem thêm: Cơ chế đái tháo đường type 2
Triệu chứng của đái tháo đường type 2
Trên thực tế, bệnh thường tiến triển chậm và có thể không có triệu chứng rõ rệt trong giai đoạn đầu. Thậm chí nhiều người vẫn không biết mình mắc bệnh cho đến khi nhận được kết quả xét nghiệm đường huyết.
Các triệu chứng của tiểu đường tuýp 2 thường là:
- Khát nước nhiều.
- Đi tiểu thường xuyên.
- Mệt mỏi và kiệt sức.
- Mờ mắt hoặc suy giảm thị lực.
- Vết thương lâu lành.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân.
Xem thêm: Đái tháo đường type 1

Biến chứng của bệnh tiểu đường loại 2
Đái tháo đường type 2 có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng. Các biến chứng này có thể là cấp tính hoặc mãn tính, có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị sớm.
Biến chứng cấp tính
- Hạ đường huyết: Xảy ra khi mức đường trong máu giảm quá thấp, gây chóng mặt và run rẩy. Hạ đường huyết có thể dẫn đến hôn mê nếu không được xử lý kịp thời.
- Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu: Xảy ra khi đường huyết tăng rất cao, làm cho cơ thể mất nước và gây mất ý thức.
- Hôn mê nhiễm toan ceton: Do cơ thể không có insulin để chuyển hóa chất béo thành năng lượng. Từ đó tạo ra axit ceton tích tụ trong máu, gây nhiễm toan và hôn mê.
- Hôn mê nhiễm toan axit lactic: Liên quan đến sự tích tụ axit lactic. Tình trạng này thường do suy giảm chức năng thận hoặc các vấn đề tim mạch.
- Nhiễm trùng cấp: Đường huyết cao làm suy giảm hệ miễn dịch. Từ đó tăng nguy cơ nhiễm trùng ở da, phổi, đường tiết niệu, và nhiều cơ quan khác.
Xem thêm:
Biến chứng mãn tính
- Bệnh tim mạch: Tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, hội chứng mạch vành cấp, và đột quỵ.
- Bệnh thận: Có thể làm suy giảm chức năng thận, thậm chí dẫn đến suy thận giai đoạn cuối.
- Bệnh võng mạc: Gây giảm thị lực và có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.
- Bệnh thần kinh: Gây đau, tê, hoặc mất cảm giác, đặc biệt ở chân. Lâu dần sẽ dẫn đến loét và nhiễm trùng, có nguy cơ phải cắt cụt chi.
Tổng đài tư vấn bệnh đái tháo đường MIỄN PHÍ
- Hơn 40 chi nhánh tại TPHCM.
- Đối tác của hơn 6500+ bác sĩ và hơn 500+ bệnh viện.
- Quy trình xét nghiệm nhanh chóng, tiện lợi.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Lấy mẫu tại nhà miễn phí.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Xem thêm: Tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ?
Chẩn đoán tiểu đường type 2
Hiện tại, việc chẩn đoán tiểu đường type 2 dựa theo 4 tiêu chí của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA). Nếu bạn có 1 trong 4 chỉ số xét nghiệm đạt ngưỡng bên dưới thì được chẩn đoán là mắc bệnh.
- Đường huyết lúc đói: ≥ 126 mg/dL (7.0 mmol/L).
- Đường huyết ngẫu nhiên: ≥ 200 mg/dL (11.1 mmol/L).
- HbA1c: ≥ 6.5% (48 mmol/mol).
- Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống (OGTT): ≥ 200 mg/dL (11.1 mmol/L).
Hơn nữa, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thêm các xét nghiệm bổ sung để đánh giá toàn diện. Trong đó bao gồm xét nghiệm insulin và C-peptide để đánh giá chức năng tuyến tụy. Hoặc kiểm tra chỉ số HOMA-IR để đánh giá mức độ kháng insulin. Một số trường hợp có thể cần kiểm tra cholesterol toàn phần, LDL, HDL, triglyceride để chẩn đoán bệnh tiểu đường loại 2 liên quan đến rối loạn lipid máu.
Điều trị bệnh tiểu đường loại 2
Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết. Người bệnh cần hạn chế thực phẩm có nhiều đường và tinh bột hấp thu nhanh như bánh kẹo, nước ngọt, cơm trắng, mì, bún. Thay vào đó, nên sử dụng tinh bột hấp thu chậm như gạo lứt, yến mạch và khoai lang.
Đồng thời, chất xơ và protein lành mạnh rất cần thiết để ổn định đường huyết. Các chuyên gia y tế khuyến cáo nên bổ sung chất xơ bằng cách ăn nhiều rau xanh, trái cây ít đường (như bưởi, táo, lê) và tăng cường protein từ cá, thịt nạc, đậu hũ.
Tập thể dục cũng là một thói quen cần duy trì để cải thiện độ nhạy insulin và kiểm soát cân nặng. Người bệnh nên vận động thể thao mỗi ngày tối thiểu 30 phút với các bài tập nhẹ như đi bộ nhanh, đạp xe hoặc yoga. Tuy nhiên, cần chú ý đừng tập luyện quá sức để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị.
Một số trường hợp thay đổi lối sống và tập thể thao vẫn không đủ để kiểm soát đường huyết thì cần điều trị với thuốc. Bác sĩ sẽ kê những đơn thuốc với Metformin giúp giảm sản xuất glucose từ gan và tăng độ nhạy insulin.
Ngoài ra, bác sĩ có thể cân nhắc kê đơn với các nhóm thuốc kích thích tuyến tụy tiết insulin, thuốc giúp thải đường qua nước tiểu hoặc thuốc làm chậm quá trình tiêu hóa đường. Việc này nhằm đảm bảo cơ thể có thể kiểm soát lượng đường huyết và hạn chế nguy cơ tiến triển nặng.
Hướng dẫn phòng ngừa bệnh tiểu đường type 2
Thay đổi lối sống là giải pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa đái tháo đường loại 2. Các chuyên gia lưu ý nên thực hiện những điều sau:
- Ăn nhiều rau củ quả tươi.
- Ưu tiên chất béo tốt từ mỡ các loại cá, dầu mè, dầu oliu, và các loại hạt.
- Tránh tiêu thụ đường và các thực phẩm ngọt, nhiều chất béo bão hòa.
- Không uống rượu bia, hút thuốc lá, và sử dụng chất kích thích.
- Tập thể dục thường xuyên, tối thiểu 30 phút mỗi ngày và duy trì tối thiểu 5 ngày 1 tuần.
Bên cạnh đó, chuyên gia y tế khuyến cáo nên xét nghiệm đường huyết mỗi 6 tháng 1 lần để chủ động hơn trong việc thăm khám và điều trị bệnh. Đối với những người có nguy cơ cao thì cần xét nghiệm thường xuyên hơn để theo dõi lượng đường huyết.
Xem thêm: Tiểu đường type 2 là bao nhiêu?

Hiện tại, Diag là trung tâm y khoa chuyên môn cao trong xét nghiệm tầm soát tiểu đường. Mọi kết quả xét nghiệm tại Diag đều chính xác tuyệt đối và có giá trị cao trong điều trị bệnh. Với hệ thống máy hiện đại, khách hàng sẽ nhận kết quả online nhanh chóng trong 24h với chi phí xét nghiệm ưu đãi nhất thị trường.
Để đặt lịch tư vấn xét nghiệm đái tháo đường type 2 tại Diag có thể liên hệ qua các kênh sau:
- Trang chủ Diag: https://diag.vn/
- Hotline: 1900 1717
Xem thêm: Tiểu đường type 1 và 2