Đái tháo đường là một bệnh rối loạn mãn tính, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhiều trường hợp sẽ đe dọa đến tính mạng. Vậy đái tháo đường type 1 là gì? Cùng Diag tìm hiểu đặc điểm và nguyên nhân đái tháo đường type 1.

Tổng quan về đái tháo đường type 1

Tiểu đường tuýp 1 là một bệnh rối loạn chuyển hóa mãn tính. Bệnh xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc hoàn toàn không sản xuất insulin. Trong đó, insulin là một hormone đảm nhiệm việc chuyển hóa glucose để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Ở người bệnh tiểu đường loại 1, glucose không được hấp thu hiệu quả do thiếu insulin. Từ đó dẫn đến tích tụ đường trong máu và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Đặc điểm đái tháo đường type 1: 

  • Bệnh thường xuất hiện sớm ở trẻ em, thanh thiếu niên, và người trẻ tuổi.
  • Bệnh cũng có thể phát triển ở mọi lứa tuổi.
  • Tiểu đường type 1 đặc trưng bởi sự thiếu hụt insulin do tuyến tụy không thể sản xuất đủ. Điều này khác với đái tháo đường loại 2 là do sự đề kháng insulin.

Xem thêm: Tiểu đường có mấy giai đoạn?

Đái tháo đường type 1 là loại tiểu đường thường gặp ở trẻ em.
Đái tháo đường type 1 là loại tiểu đường thường gặp ở trẻ em, khi thiếu insulin do tuyến tụy không sản xuất đủ.

Nguyên nhân đái tháo đường type 1

Nguyên nhân chính của đái tháo đường loại 1 là do phản ứng tự miễn dịch của cơ thể. Hệ miễn dịch có nhiệm vụ sản xuất kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh như virus hoặc vi khuẩn. Tuy nhiên, trong trường hợp tiểu đường tuýp 1, hệ miễn dịch nhận nhầm các tế bào beta của tuyến tụy là tác nhân gây bệnh và phá hủy chúng.

Khi tế bào beta bị phá hủy, tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin để chuyển hóa glucose. Từ đó làm tăng mức đường huyết. Trên thực tế, quá trình phá hủy này diễn ra dần dần. Bệnh thường không biểu hiện triệu chứng cho đến khi phần lớn các tế bào beta đã bị mất.

Một số trường hợp mắc tiểu đường tuýp 1 nhưng không xác định được nguyên nhân gây bệnh. Nhiều nghiên cứu cho rằng, đái tháo đường type 1 vô căn có liên quan đến yếu tố di truyền. Một người có nguy cơ cao mắc bệnh nếu họ có bố hoặc mẹ có tiền sử bị tiểu đường loại 1.

Triệu chứng của đái tháo đường type 1

Các triệu chứng của bệnh thường khởi phát mạnh và biểu hiện rõ rệt. Chúng có thể kéo dài trong vài tuần, vài tháng, hoặc nhiều năm.

  • Khát nước nhiều: Do lượng đường trong máu cao, thận phải hoạt động liên tục để loại bỏ đường dư thừa. Từ đó dẫn đến tình trạng mất nước. Người bệnh sẽ luôn cảm thấy khát nước. Dù uống nhiều nước nhưng vẫn không giảm cảm giác khát.
  • Khô miệng: Thường đi kèm với tình trạng mất nước. Khô miệng khiến người bệnh luôn cảm thấy khô rát ở miệng và cổ họng.
  • Đi tiểu nhiều, đặc biệt là vào ban đêm: Một hệ quả khi thận phải hoạt động quá mức. Đi tiểu nhiều lần là một dấu hiệu thường gặp ở người mắc tiểu đường loại 1.
  • Giảm cân bất thường: Xảy ra do cơ thể không thể sử dụng glucose làm nguồn năng lượng. Thay vào đó, cơ thể phân giải mỡ và cơ bắp để tạo năng lượng thay thế.
  • Cảm thấy đói liên tục: Cơ thể không thể sử dụng đường từ thức ăn. Do đó, cơ thể “báo hiệu” cần phải ăn nhiều hơn để bù đắp năng lượng thiếu hụt. Điều này dẫn đến tình trạng đói liên tục, ngay cả khi đã ăn no.
  • Mệt mỏi và suy nhược: Người bệnh cảm thấy mệt mỏi kéo dài và thiếu sức ngay cả khi nghỉ ngơi đầy đủ. Nguyên nhân do cơ thể không đủ năng lượng do glucose không được chuyển hóa.
  • Mờ mắt và giảm thị lực: Mức đường huyết cao có thể làm ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ trong mắt. Từ đó tăng nguy cơ mờ mắt và giảm thị lực.
  • Chậm lành vết thương: Quá trình lành vết thương chậm đi do hệ miễn dịch suy giảm. Các vết thương nhỏ, vết cắt, hoặc vết loét sẽ chậm lành hơn bình thường, dễ dẫn đến nhiễm trùng.
  • Hơi thở có mùi trái cây: Cơ thể không thể chuyển hóa đường sẽ bắt đầu phân giải mỡ để lấy năng lượng. Quá trình này sẽ sản sinh ra ceton. Khi có quá nhiều ceton trong máu sẽ khiến hơi thở có mùi trái cây. Đây là dấu hiệu cảnh báo sớm của nhiễm toan ceton – một biến chứng nguy hiểm cần được cấp cứu.
  • Buồn nôn và nôn: Sự tích tụ ceton trong máu có thể dẫn đến buồn nôn và nôn.
Mệt mỏi không rõ nguyên nhân là triệu chứng điển hình của tiểu đường tuýp 1.
Mệt mỏi, mờ mắt, buồn nôn, khô miệng, giảm cânlà một số triệu chứng của tiểu đường tuýp 1.

Biến chứng của tiểu đường type 1

Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được kiểm soát tốt. Các biến chứng này ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể . Chúng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí là đe dọa tính mạng.

  • Bệnh tim mạch: Đường huyết cao kéo dài làm tổn thương mạch máu, gây ra các bệnh tim mạch nguy hiểm như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim…
  • Bệnh thận do tiểu đường: Đường huyết cao làm tổn thương các mạch máu nhỏ trong thận, từ đó làm suy giảm chức năng lọc của thận. Biến chứng về thận thường là suy thận hoặc suy thận mãn tính. Trường hợp nặng sẽ cần lọc máu hoặc ghép thận để duy trì sự sống.
  • Bệnh võng mạc tiểu đường: Đường huyết cao làm hỏng các mạch máu nhỏ trong võng mạc. Người bệnh có thể mờ mắt và suy giảm thị lực. Thậm chí là mù lòa vĩnh viễn nếu không điều trị kịp thời.
  • Bệnh thần kinh tiểu đường: Chủ yếu ảnh hưởng đến hệ thần kinh ở tay, chân, và bàn chân. Triệu chứng thường là tê bì, ngứa ran, đau, và mất cảm giác. Điều này làm tăng nguy cơ bị vết thương mà không nhận ra. Người bệnh có thể bị nhiễm trùng nghiêm trọng, thậm chí phải cắt cụt chi.
  • Tổn thương da và nhiễm trùng: Xảy ra do hệ miễn dịch suy yếu và tuần hoàn máu kém. Những vết thương nhỏ có thể chậm lành, dễ bị nhiễm trùng và phát triển thành loét da.
  • Hạ đường huyết: Biến chứng cấp tính nguy hiểm nhất. Đường huyết giảm quá thấp (< 70 mg/dL) có thể gây hôn mê, tổn thương não vĩnh viễn, thậm chí tử vong.
  • Nhiễm toan ceton: Tình trạng cấp cứu y tế, cần được điều trị tại bệnh viện với insulin và bù nước.
  • Biến chứng thai kỳ: Mẹ có thể mắc tiền sản giật, sảy thai, hay sinh non. Thai nhi có thể mắc dị tật bẩm sinh hoặc thai chết lưu. Nếu sinh nở an toàn, cả hai mẹ con có nguy cơ cao mắc tiểu đường tuýp 2 sau sinh.

Xét nghiệm tiểu đường chỉ 159k

  • Kiểm tra các chỉ số đường huyết và chuẩn đoán tiểu đường.
  • Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.

GỌI LẠI CHO TÔI

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Cách chữa bệnh tiểu đường type 1

Đái tháo đường loại 1 hiện chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bệnh có thể được kiểm soát tốt bằng cách tiêm insulin để duy trì đường huyết ổn định. Đặc biệt, cần chú ý tiêm insulin đúng liều theo hướng dẫn của bác sĩ.

Theo dõi đường huyết thường xuyên là rất quan trọng. Việc này giúp chủ động hơn để điều chỉnh liều insulin và chế độ ăn hợp lý. Từ đó đảm đảm bảo mức đường huyết không quá cao hoặc quá thấp. Người bệnh có thể đo đường huyết tại các trạm y tế, bệnh viện, hoặc tự đo bằng máy ngay tại nhà.

Chuyên gia y tế cũng khuyến cáo nên thực hiện các điều sau để giữ đường huyết luôn ổn định:

  • Ăn uống cân bằng dinh dưỡng với nhiều chất xơ từ rau củ quả và chất béo lành mạnh.
  • Tránh thức ăn có đường, thực phẩm chiên xào, và bánh mì trắng.
  • Tập thể dục đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi đường huyết.
Bệnh tiểu đường type 1 có thể được kiểm soát tốt bằng cách tiêm insulin và có chế độ ăn hợp lý để duy trì đường huyết ổn định
Bệnh tiểu đường type 1 có thể được kiểm soát bằng cách tiêm insulin và có chế độ ăn hợp lý.

Một số thắc mắc liên quan đến tiểu đường type 1

1. Tiểu đường type 1 sống được bao lâu?

Theo một số nghiên cứu thì tuổi thọ người mắc bệnh tiểu đường type 1 có thể giảm từ 10 – 15 năm so với người không mắc bệnh. Tuy nhiên vẫn có thể sống lâu nếu kiểm soát đường huyết tốt. Bằng cách điều trị bằng insulin, theo dõi đường huyết, và chăm sóc sức khỏe tốt thì tuổi thọ sẽ được cải thiện đáng kể.

2. Chỉ số tiểu đường tuýp 1 là bao nhiêu?

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ (ADA), chỉ số xét nghiệm đường huyết chẩn đoán đái tháo đường tuýp 1 như sau:

  • Đường huyết lúc đói: ≥ 7.0 mmol/L.
  • Đường huyết lúc đói sau 2 giờ (nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống): ≥ 11.1 mmol/L.
  • Đường huyết ngẫu nhiên: ≥ 11.1 mmol/L.
  • HbA1c: ≥ 6.5%.

Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ dựa trên đánh giá lâm sàng kết hợp cùng các chỉ số xét nghiệm để có kết quả chính xác nhất.

3. Đái tháo đường type 1 khác type 2 thế nào?

Đái tháo đường tuýp 1 là một bệnh tự miễn. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do hệ miễn dịch tấn công nhầm tế bào beta trong tuyến tụy. Từ đó dẫn đến việc không thể sản xuất insulin, làm tăng đường huyết.

Đái tháo đường type 2 là tình trạng cơ thể kháng insulin hoặc sản xuất không đủ insulin. Lúc này, cơ thể người bệnh không thể duy trì mức đường huyết ổn định.

Xem thêm: Tiểu đường type 1 và 2

Đái tháo đường type 2 là khi cơ thể có tình trạng kháng insulin, dẫn đến tăng đường huyết.
Đái tháo đường type 2 là khi cơ thể kháng insulin hoặc sản xuất không đủ insulin.

Lời kết

Nhìn chung, bệnh đái tháo đường type 1 có thể được kiểm soát. Việc hiểu rõ đặc điểm và nguyên nhân đái tháo đường type 1 sẽ giúp quản lý bệnh tốt hơn. Người bệnh cần chú ý xây dựng chế độ ăn uống, lối sống, và thường xuyên xét nghiệm kiểm tra đường huyết.

 

Xem thêm: Tiểu đường tuýp 1 là nặng hay nhẹ?