Tiểu đường thai kỳ là vấn đề thường gặp ở nhiều thai phụ. Theo đó, xét nghiệm thai kỳ được xem là một phần quan trọng trong chương trình chăm sóc sức khỏe trước khi sinh. Vậy chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là cao? Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết của Diag.
Chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là nguy hiểm?
Tiểu đường thai kỳ (tiếng Anh: Gestational Diabetes) là tình trạng rối loạn dung nạp glucose khiến lượng đường trong máu tăng quá cao. Tình trạng này xảy ra khi các hormone từ nhau thai ngăn chặn khả năng sử dụng hoặc sản sinh insulin. Tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng cho mẹ và bé. Đặc biệt, nếu mắc đái tháo đường thai kỳ, người mẹ có nguy cơ bị tiểu đường type 2 sau khi sinh.
Xét nghiệm là phương pháp hiệu quả giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời, hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Thông thường, tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện từ tuần 24 đến 28 của thai kỳ. Do đó, đây được xem là thời điểm vàng để xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ. Tuy nhiên, ở người có nguy cơ mắc tiểu đường cao như thai phụ cao tuổi, người có tiền sử mắc tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai trước, người có người thân như cha, mẹ, anh, chị, em ruột mắc bệnh… có thể được chỉ định xét nghiệm sớm hơn.
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ gồm xét nghiệm thử glucose và xét nghiệm dung nạp glucose. Chỉ số bao nhiêu thì bị tiểu đường thai kỳ phụ thuộc vào quy chuẩn của từng xét nghiệm. Trong đó:
- Xét nghiệm thử glucose: Đây là xét nghiệm sàng lọc, giúp phát hiện khả năng mắc bệnh đái tháo đường tăng cao. Thông thường, lượng đường trong máu dưới 140 mg/dL (7,8 mmol/L) thường được cho bình thường. Nếu kết quả xét nghiệm lượng đường trong máu là 190 mg/dL (10,6 mmol/L) hoặc cao hơn cho thấy nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý mỗi đơn vị xét nghiệm sẽ có những quy định khác nhau về mức độ bình thường hoặc cao của xét nghiệm, bạn cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa sau khi xét nghiệm để được giải thích chi tiết.
- Xét nghiệm dung nạp glucose: Chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là cao ở xét nghiệm dung nạp glucose cũng tùy thuộc vào đơn vị cung cấp dịch vụ. Bạn nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa sau khi nhận kết quả để được giải đáp và tư vấn chính xác nhất. Thông thường, tiêu chuẩn lượng đường bình thường trong máu ở xét nghiệm này sẽ được phân định theo từng thời điểm xét nghiệm, cụ thể:
- Lượng đường huyết lúc đói: 95 mg/dL (5,3 mmol/L) hoặc thấp hơn.
- Sau 1 giờ uống dung dịch glucose: 180 mg/dL (10 mmol/L) hoặc thấp hơn.
- Sau 2 giờ uống dung dịch glucose: 155 mg/dL (8,6 mmol/L) hoặc thấp hơn.
- Sau 3 giờ uống dung dịch glucose: 140 mg/dL (7,8 mmol/L) hoặc thấp hơn.
Nếu chỉ số xét nghiệm có từ hai lần bất thường trở lên, thai phụ có thể đã mắc tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, để đưa ra kết luận chuẩn xác, bác sĩ cần thực hiện các thăm khám hoặc xét nghiệm bổ sung.
Hiện nay, bạn có thể thực hiện xét nghiệm tại các bệnh viện chuyên khoa hoặc cơ sở y tế uy tín. Trong đó, trung tâm y khoa Diag là một trong những đơn vị đi đầu trong dịch vụ xét nghiệm đái tháo đường nói riêng và các xét nghiệm thai kỳ nói chung. Bạn có thể liên hệ với hotline 1900 1717 để được tư vấn hoặc đến các điểm lấy mẫu của Diag để được tư vấn cho tiết về xét nghiệm thai kỳ phù hợp và thời gian nhận kết quả. Đặc biệt, thai phụ có thể chọn thời gian để được bác sĩ gọi điện và giải thích chi tiết về kết quả cũng như những hướng dẫn phù hợp nhằm bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé.
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến mẹ và bé như thế nào?
Tiểu đường thai kỳ có thể gây nên những ảnh hưởng nghiệm trọng cho sức khỏe của mẹ và bé, đặc biệt là trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm:
- Đối với mẹ:
- Tiền sản giật.
- Thai to, thai nặng cân gây rối loạn tuần hoàn và hô hấp cho mẹ.
- Nhiễm trùng, băng huyết sau sinh.
- Tăng nguy cơ phải mổ lấy thai và đối diện với nhiều biến chứng khi phẫu thuật.
- Nguy cơ mắc tiểu đường type 2 sau sinh.
-
Đối với thai nhi:
- Tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu.
- Tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.
- Trẻ sau khi sinh dễ bị suy hô hấp, nguy có mắc tiểu đường di truyền…
Vậy thai phụ cần làm gì khi lượng đường trong máu cao? Hãy cùng giải đáp vấn đề này trong nội dung tiếp theo của bài viết.
Cần làm gì khi chỉ số đái tháo đường thai kỳ cao?
Khi chỉ số tiểu đường thai kỳ cao, mẹ và bé có nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn có thể chủ động khắc phục tình trạng này thông qua những điều chỉnh về lối sống nhằm kiểm soát lượng đường trong máu. Khi chỉ số đái tháo đường thai kỳ cao, thai phụ cần:
- Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ: Khi lượng đường trong máu tăng cao, việc đầu tiên là cần trao đổi với bác sĩ về tình trạng của bản thân và tuân thủ những chỉ dẫn của bác sĩ, đặc biệt là trường hợp phải dùng thuốc để hỗ trợ điều trị.
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Điều quan trọng giúp thai phụ điều chỉnh lượng đường trong máu là thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp. Thực đơn hàng ngày nên được bổ sung các thực phẩm ít đường, tinh bột, tăng cường trái cây, rau xanh, tránh đồ ăn ngọt như kem, bánh kẹo, nước uống có ga…
- Xây dựng thói quen tập luyện khoa học: Bên cạnh việc điều chỉnh dinh dưỡng, thai phụ cũng nên kết hợp với chế độ luyện tập phụ hợp. Bạn có thể chọn một số bài tập phù hợp để hỗ trợ tiêu hao glucose, tăng cường trao đổi chất, nâng cao sức khỏe…
- Thường xuyên kiểm tra đường huyết và thăm khám định kỳ: Khi kết quả xét nghiệm đường huyết cao, bạn cần tự kiểm tra đường huyết vào những thời điểm quan trọng như trước và sau khi ăn, trước và sau khi tập luyện, trước khi ngủ… Việc theo dõi lượng đường huyết thường xuyên giúp bạn phát hiện và xử lý kịp thời nếu có những thay đổi bất thường.
Lời kết
Chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là cao phụ thuộc vào từng loại xét nghiệm và nơi cung cấp dịch vụ. Để biết chính xác về tình trạng của mình, thai phụ cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết. Nếu lượng đường trong máu cao hoặc mắc tiểu đường thai kỳ, thai phụ cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, tập luyện phù hợp để góp phần cải thiện tình trạng bệnh.