Chỉ số tiểu đường sau sinh là yếu tố cần quan tâm theo dõi để đảm bảo sức khỏe của mẹ. Nhiều phụ nữ sau sinh có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Chính vì vậy việc theo dõi và hiểu rõ các xét nghiệm cũng như chỉ số sẽ giúp chủ động bảo vệ sức khỏe, chủ động ngăn ngừa từ sớm ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.

Tiểu đường thai kỳ sau sinh cần thực hiện xét nghiệm tiểu đường nào?

Các thai phụ từng mặc tiểu đường thai kỳ cần đặc biệt chú ý sức khỏe sau khi sinh, đặc biệt là việc theo dõi chỉ số đường huyết. Việc thực hiện các xét nghiệm tiểu đường là vô cùng quan trọng để đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ sau sinh.

Xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ kiểm tra và xác định liệu đường huyết của mẹ đã trở lại mức bình thường hay chưa. Bên cạnh đó nó còn hỗ trợ tầm soát, phát hiện sớm những nguy cơ tiềm ẩn về tiểu đường tuýp 2. Nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Các xét nghiệm đánh giá đường huyết sau sinh và cách đọc chỉ số

Để đánh giá mức độ đường huyết của phụ nữ sau sinh, có hai loại xét nghiệm chính mà bác sĩ thường chỉ định:

  • Xét nghiệm đường huyết khi đói là xét nghiệm đơn giản và phổ biến nhất để kiểm tra nồng độ glucose trong máu. Để thực hiện xét nghiệm này, bệnh nhân cần nhịn ăn ít nhất 8 đến 12 giờ trước khi lấy mẫu máu.
  • Nghiệm pháp dung nạp Glucose thường được thực hiện khi kết quả xét nghiệm đường huyết khi đói không rõ ràng hoặc khi có triệu chứng nghi ngờ tiểu đường. Trước khi thực hiện xét nghiệm 2g, bệnh nhân sẽ được yêu cầu uống một ly nước pha với 75gr glucose.

Cách đọc chỉ số xét nghiệm:

Chỉ số đường huyết thấp Chỉ số đường huyết bình thường Chỉ số đường huyết cao 
Chỉ số thấp có thể cảnh báo cho:

  • Tình trạng sử dụng thuốc hạ đường huyết hay insulin quá liều.
  • Gây ra các triệu chứng: nhức đầu, run rẩy, chóng mặt, đổ mồ hôi hay mất ý thức.
  • Dấu hiệu cảnh báo chế độ ăn thiếu dinh dưỡng và lối sống ít vận động.
Nếu chỉ số ở mức bình thường có nghĩa là người mẹ đang khỏe mạnh, không có dấu hiệu tăng đường huyết.Nếu chỉ số tăng cao có thể cảnh báo các dấu hiệu:

  • Người bệnh đang tiền tiểu đường hoặc đang mắc bệnh tiểu đường.
  • Nếu chỉ số đường huyết tăng cao kéo dài sẽ gây các biến chứng nguy hiểm cho tim mạch, tổn thường thần kinh, thận.
  • Dấu hiệu cảnh báo các rối loạn và hội chứng chuyển hóa. Dấu hiệu này thường đi kèm với các nguy cơ bị đột quỵ hay mắc bệnh tim mạch

Ngay khi thấy kết quả xét nghiệm bất thường, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.

Xem thêm: Chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là cao?

Quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ sau sinh

Quy trình xét nghiệm tiểu đường sau sinh thường bao gồm các bước cơ bản như sau:

  • Tư vấn và đánh giá: Trước khi thực hiện xét nghiệm, bác sĩ sẽ tiến hành hỏi thăm về lịch sử bệnh án của bệnh nhân, bao gồm việc có từng bị tiểu đường thai kỳ hay không. Dựa trên thông tin thu thập được, bác sĩ sẽ xác định các loại xét nghiệm cần thiết.
  • Lấy mẫu máu: Bệnh nhân sẽ được lấy mẫu máu theo quy định. Tùy vào loại xét nghiệm mà người bệnh có thể được yêu cầu nhịn ăn, dừng sử dụng loại thuốc có thể gây ảnh hưởng kết quả xét nghiệm.
  • Phân tích kết quả: Mẫu máu sẽ được tiến hành phân tích trong phòng thí nghiệm. Sau khi có kết quả bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp, cũng như hướng dẫn cách theo dõi sức khỏe cho bệnh nhân.

Xem thêm: Kinh nghiệm đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Chỉ số tiểu đường sau sinh an toàn là bao nhiêu?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ số tiểu đường dưới 140 mg/dL sau khi thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose là dấu hiệu cho thấy không có tiểu đường. Đây được xem là chỉ số tiểu đường sau sinh an toàn. Việc giữ cho chỉ số đường huyết ở mức an toàn là vô cùng quan trọng. Điều này không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của trẻ sơ sinh.

Xem thêm: Cách đọc kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Sau sinh bao lâu thì hết tiểu đường?

Thời gian cần thiết để tiểu đường thai kỳ trở lại bình thường sau sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm tình trạng sức khỏe của mẹ và lối sống của họ. Đối với nhiều phụ nữ, mức đường huyết có thể trở lại bình thường trong vài tuần đến vài tháng sau khi sinh. Tuy nhiên, một số người có thể cần thời gian dài hơn để điều chỉnh lại mức đường huyết.

Để biết chính xác tình trạng của bản thân, mẹ bầu nên thực hiện các xét nghiệm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Việc theo dõi thường xuyên để theo dõi tình trạng hồi phục, cũng như giúp phát hiện sớm dấu hiệu bất thường.

Xem thêm: Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ mất bao lâu?

Dấu hiệu bệnh tiểu đường sau sinh

Các dấu hiệu của bệnh tiểu đường sau sinh có thể không rõ ràng thời gian đầu. Tuy nhiên những dấu hiệu sau có thể cảnh báo nguy cơ tiểu đường cần chú ý:

  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày.
  • Thường xuyên cảm thấy khát và uống nước nhiều hơn bình thường.
  • Thường xuyên mệt mỏi, uể oải mà không rõ nguyên nhân.
  • Một số người mắc bệnh tiểu đường có thể gặp tình trạng sụt cân bất thường dù không thay đổi chế độ ăn hay tập luyện.

Nếu mẹ bầu nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào như trên, hãy đến gặp bác sĩ để được khám và kiểm tra kịp thời. Việc phát hiện sớm các dấu hiệu tiểu đường sẽ giúp điều trị hiệu quả hơn và giảm nguy cơ phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 trong tương lai.

Xét nghiệm tiểu đường chỉ 159k

  • Kiểm tra các chỉ số đường huyết và chuẩn đoán tiểu đường.
  • Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.

GỌI LẠI CHO TÔI

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Cách kiểm soát đường huyết sau sinh

Việc kiểm soát đường huyết sau sinh là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe. Dưới đây là một số biện pháp hữu ích giúp mẹ duy trì mức đường huyết ổn định:

  • Chế độ ăn uống cân bằng: Lựa chọn thực phẩm lành mạnh, giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc. Hạn chế thực phẩm chứa đường và tinh bột đơn giản, vì chúng có thể làm tăng mức đường huyết nhanh chóng.
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục không chỉ giúp duy trì cân nặng mà còn hỗ trợ kiểm soát đường huyết. Mẹ có thể thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, hoặc bơi lội. Mục tiêu là vận động ít nhất 150 phút mỗi tuần.
  • Theo dõi thường xuyên: Định kỳ kiểm tra chỉ số đường huyết để theo dõi tình trạng sức khỏe. Việc này giúp phát hiện sớm các vấn đề và điều chỉnh phương pháp điều trị kịp thời. Việc theo dõi chỉ số định kỳ cũng giúp chủ động hơn trong việc kiểm soát đường huyết.
  • Tư vấn bác sĩ để nhận được các khuyến nghị và phương pháp điều trị phù hợp, đặc biệt nếu có bất kỳ triệu chứng nào đáng lo ngại. Bác sĩ sẽ giúp điều chỉnh chế độ ăn uống và tập luyện sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.
  • Stress hay trầm cảm sau sinh có thể gây ảnh hưởng thói quen ăn uống và ảnh hưởng đến mức đường huyết. Thực hành các kỹ thuật thư giãn như thiền, hít thở sâu, hoặc tham gia các hoạt động giải trí sẽ giúp mẹ cảm thấy thoải mái hơn.

Xem thêm: Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ nhịn ăn bao lâu?

Tổng kết

Qua các thông tin trên chúng ta có thể thấy tầm quan trọng của việc theo dõi chỉ số đường huyết sau sinh. Hiểu rõ về chỉ số và áp dụng đúng, phù hợp những biện pháp phòng bệnh có thể giúp kiểm soát đường huyết, bảo vệ sức khỏe.

Liên hệ 1900 1717 để nhận tư vấn từ trung tâm y khoa Diag và hỗ trợ đặt lịch xét nghiệm tiểu đường ngay khi có nhu cầu.

Xem thêm: Cách thử tiểu đường thai kỳ tại nhà