Chỉ số tiểu đường là những thông tin cho biết tình trạng đường trong máu của một người. Thông qua chỉ số này có thể xác định các nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vậy chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm? Đường huyết cao bao nhiêu thì bị tiểu đường? Cùng Diag tìm hiểu nhé.

Vì sao có sự thay đổi trong chỉ số đường huyết?

Chỉ số đường huyết thay đổi do các cơ chế tự nhiên của cơ thể nhằm duy trì năng lượng. Sau khi ăn, mức đường huyết tăng lên do thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ vào máu. Ngược lại, khi cơ thể không được cung cấp đủ thức ăn thì gan sẽ giải phóng glucose dự trữ để duy trì mức đường huyết ổn định. Trong đó, các hormone như insulin và glucagon đóng vai trò chính trong việc điều chỉnh mức đường huyết này. Chúng có nhiệm vụ đảm bảo cung cấp năng lượng cho các cơ quan như não và cơ bắp hoạt động.

Bên cạnh đó, hoạt động thể chất cũng tác động đến lượng đường trong máu. Khi tập luyện, cơ bắp sử dụng glucose làm năng lượng và dẫn đến mức đường huyết giảm. Do đó cần bổ sung dinh dưỡng qua thức ăn để cân bằng đường huyết sau buổi tập.

Một số bệnh lý cũng có thể làm rối loạn quá trình điều chỉnh đường huyết của cơ thể. Trong đó bao gồm bệnh tiểu đường, hội chứng chuyển hóa hoặc bệnh nội tiết như cường giáp. Đặc biệt, ở bệnh nhân tiểu đường thì chỉ số tiểu đường thường biến động. Nguyên nhân do cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả.

Xem thêm: Chỉ số tiểu đường

Rối loạn đường huyết có thể khiến chỉ số tiểu đường biến động.
Rối loạn đường huyết có thể khiến chỉ số tiểu đường biến động.

Đường huyết cao bao nhiêu thì bị tiểu đường?

Để chẩn đoán bệnh tiểu đường thì cần đo lường nhiều chỉ số, dựa theo tiêu chuẩn từ Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA). Trong đó bao gồm đường huyết lúc đói, đường huyết ngẫu nhiên, HbA1c, hoặc nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống. Đây là những xét nghiệm quan trọng, giúp đánh giá khả năng xử lý glucose của cơ thể.

Một người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường nếu các chỉ số xét nghiệm cao đạt ngưỡng như sau:

  • Đường huyết lúc đói:Từ 7.0 mmol/L (126 mg/dL) trở lên.
  • Đường huyết ngẫu nhiên: Từ 11.1 mmol/L (200 mg/dL) trở lên.
  • HbA1c: Từ 6.5% (48 mmol/mol) trở lên.
  • Nghiệm pháp dung nạp glucose lúc đói: Từ 7.0 mmol/L (126 mg/dL) trở lên.
  • Nghiệm pháp dung nạp glucose sau 2 giờ: Từ 11.1 mmol/L (200 mg/dL) trở lên.

Lưu ý: Để xác định một người mắc đái tháo đường cần xem xét thêm triệu chứng và các yếu tố nguy cơ khác. Kết quả xét nghiệm tầm soát cần được bác sĩ đánh giá chi tiết để xác định tình trạng.

Xem thêm: Bảng chỉ số tiểu đường

Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm?

Đường huyết tăng cao quá mức, đặc biệt trên 13.9 mmol/L (250 mg/dL) được xem là nguy hiểm. Tình trạng này có thể dẫn đến biến chứng cấp tính như nhiễm toan ceton do tiểu đường hoặc hội chứng tăng áp lực thẩm thấu máu.

Nhiễm toan ceton do tiểu đường (DKA) xảy ra khi cơ thể thiếu insulin, dẫn đến phân hủy chất béo để tạo năng lượng. Điều này làm tích tụ ceton trong máu, gây buồn nôn, đau bụng, thở nhanh và thậm chí hôn mê.

Hội chứng tăng áp lực thẩm thấu máu (HHS) thường gặp ở bệnh nhân có đường huyết vượt quá 33.3 mmol/L (600 mg/dL). Tình trạng này gây mất nước nghiêm trọng, rối loạn ý thức và đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, chỉ số tiểu đường cũng được xem là nguy hiểm nếu duy trì cao liên tục trên 10 mmol/L (180 mg/dL). Tình trạng này thường làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng mãn tính. Trong đó bao gồm bệnh võng mạc ở mắt, suy thận, tổn thương thần kinh và bệnh tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Đặc biệt, HbA1c trên 8.0% cho thấy cơ thể kiểm soát đường kém trong một thời gian dài. Điều này góp phần làm gia tăng tổn thương các cơ quan và dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện sớm.

Xem thêm: Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường

Chỉ số tiểu đường trên 13.9 mmol/L (250 mg/dL) được xem là nguy hiểm.
Chỉ số tiểu đường trên 13.9 mmol/L (250 mg/dL) được xem là nguy hiểm.

Chỉ số bệnh tiểu đường cao nhất là bao nhiêu?

Hiện tại không có mức giới hạn cụ thể được gọi là “cao nhất” cho bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, những trường hợp có chỉ số đường huyết tăng lên mức rất cao, vượt qua 33.3 mmol/L là rất nghiêm trọng. Người bệnh cần được cấp cứu y tế ngay lập tức.

Quan trọng nhất là không để đường huyết đạt đến mức cực cao. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của các biện pháp can thiệp y tế sớm nhằm duy trì lượng đường trong máu ở ngưỡng an toàn. Đối với người bệnh tiểu đường, cần duy trì mức đường huyết dưới 10 mmol/L (180 mg/dL) sau ăn.

Xét nghiệm tiểu đường chỉ 159k

  • Kiểm tra các chỉ số đường huyết và chuẩn đoán tiểu đường.
  • Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.

GỌI LẠI CHO TÔI

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Xem thêm: Tiểu đường 80 có nguy hiểm không?

Chỉ số tiểu đường 19 phẩy và 16 phẩy có nguy hiểm không?

Chỉ số đường huyết 19.0 mmol/L và 16.0 mmol/L đều là mức rất cao, cho thấy tình trạng tăng đường huyết nghiêm trọng. Mức này thường dẫn đến các biến chứng như nhiễm toan ceton hoặc hội chứng tăng áp lực thẩm thấu máu. Người bệnh có nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Lời kết

Như vậy, bài viết đã chia sẻ đầy đủ về vấn đề chỉ số tiểu đường. Việc tìm hiểu chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm giúp ích trong việc kiểm soát bệnh hiệu quả. Đối với người có lối sống ít vận động, thừa cân, và béo phì, cần tầm soát đường huyết định kỳ để kiểm tra sức khỏe.

 

Xem thêm: Cấp độ tiểu đường