Tiểu đường là bệnh lý xảy ra khi mức đường huyết tăng cao, do cơ thể không sản xuất hoặc không sử dụng insulin hiệu quả. Bệnh có thể xảy ra trên mọi đối tượng. Vậy các cấp độ tiểu đường phân chia thế nào và triệu chứng ra sao? Tìm hiểu ngay cùng Diag.

Các cấp độ tiểu đường

Tiểu đường, hay đái tháo đường, là một tình trạng khi mức đường huyết (glucose) trong cơ thể cao hơn bình thường. Glucose là nguồn năng lượng chính cho cơ thể. Insulin là hormone do tuyến tụy tiết ra, giúp chuyển glucose từ máu vào các tế bào.

Khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không thể sử dụng insulin hiệu quả, glucose không được chuyển vào tế bào, dẫn đến mức đường huyết tăng cao. Bệnh tiểu đường được chia thành hai loại chính: Tiểu đường type 1tiểu đường type 2.

Tiểu đường type 1 xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin. Trong khi tiểu đường type 2 là khi cơ thể kháng insulin, không sử dụng insulin hiệu quả. Việc phân biệt các loại tiểu đường giúp xác định phương pháp điều trị và giảm nguy cơ biến chứng.

Xem thêm: Chỉ số tiểu đường

Tiểu đường type 1 là gì?

Tiểu đường type 1 là bệnh tự miễn. Bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào beta trong tuyến tụy, khiến cơ thể không sản xuất đủ insulin. Do đó, người bệnh cần tiêm insulin để duy trì mức đường huyết ổn định. Mặc dù nguyên nhân gây bệnh chưa rõ ràng, nhưng virus và yếu tố di truyền là hai yếu tố nguy cơ quan trọng.

Đặc điểm của tiểu đường type 1 bao gồm mức đường huyết bất kỳ > 11.1 mmol/l. Đi kèm triệu chứng như khát nước, tiểu nhiều, sụt cân dù ăn nhiều, mệt mỏi và mờ mắt. Mức đường huyết lúc đói > 7mmol/l và chỉ số HbA1C > 6.5% cũng là dấu hiệu chẩn đoán tiểu đường type 1.

Xem thêm: Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường

Triệu chứng của tiểu đường type 1

Các triệu chứng của tiểu đường tuýp 1 có thể xuất hiện rõ rệt và nhanh chóng, gồm:

  • Khát nước và đi tiểu nhiều. Nguyên nhân do lượng đường trong máu tăng cao, buộc thận phải lọc và bài tiết qua nước tiểu.
  • Ăn nhiều nhưng vẫn giảm cân do cơ thể không thể sử dụng glucose hiệu quả.
  • Mệt mỏi do cơ thể không có năng lượng.
  • Khó chịu, mờ mắt do tình trạng đường huyết cao kéo dài ảnh hưởng đến mạch máu mắt.

Biến chứng của tiểu đường type 1

Nếu không kiểm soát, tiểu đường type 1 có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Biến chứng cấp tính: Hôn mê do nhiễm toan ceton. Biến chứng này ảy ra khi cơ thể thiếu hụt insulin, dẫn đến axit tích tụ trong máu.

Biến chứng tiểu đường mạn tính:

  • Biến chứng mắt như bệnh võng mạc, hỏng mạch máu trong mắt. Có thể gây mờ mắt, thậm chí mù lòa.
  • Bệnh tim mạch như động mạch vành, đột quỵ.
  • Bệnh thận do mức đường huyết tăng cao kéo dài gây tổn thương thận, dẫn đến suy giảm chức năng.
  • Các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh. Bao gồm tổm thương dây thần kinh, gây tê bì, đau, mất cảm giác, đặc biệt ở tay, chân.

Xem thêm: Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm?

Xét nghiệm tiểu đường chỉ 159k

  • Kiểm tra các chỉ số đường huyết và chuẩn đoán tiểu đường.
  • Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.

GỌI LẠI CHO TÔI

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Tiểu đường type 2 là gì?

Tiểu đường tuýp 2 xảy ra khi cơ thể không sử dụng insulin hiệu quả, gây kháng insulin. Bệnh phổ biến ở người béo phì, thừa cân và ít vận động. Nguyên nhân chính bao gồm kháng insulin, yếu tố di truyền, thừa cân, hội chứng chuyển hóa và vấn đề về gan. Đặc điểm của tiểu đường tuýp 2 là chỉ số HbA1C ≥ 6.5% và mức đường huyết lúc đói ≥ 7.0 mmol/L.

Yếu tố nguy cơ gồm tuổi tác, sức khỏe (béo phì, tiền sử bệnh tim mạch, cao huyết áp). Lối sống ít vận động, và vấn đề về sức khỏe tâm thần. Người có tiền sử gia đình mắc bệnh, hoặc mắc tiền tiểu đường cũng dễ mắc bệnh.

Xem thêm: Tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không?

Triệu chứng của tiểu đường type 2

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2 có thể rất nhẹ hoặc không rõ ràng. Những dấu hiệu điển hình của bệnh:

  • Đi tiểu nhiều.
  • Luôn cảm thấy rất khát.
  • Ngứa râm ran, tê bì tay, chân.
  • Cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng không rõ nguyên nhân.
  • Thường xuyên cảm thấy đói.
  • Nhìn mờ.
  • Sụt cân nhanh chóng dù không giảm cân.
  • Thay đổi tâm trạng. Cảm thấy cáu kỉnh, khó chịu.
  • Dễ bị nhiễm trùng hơn bình thường.
  • Thường xuyên bị tái phát nhiễm trùng nấm men.
  • Vết thương lâu lành hơn.

Xem thêm: Chỉ số tiểu đường bình thường

Biến chứng của tiểu đường type 2

Các cấp độ của tiểu đường có thể gây ra biến chứng nếu không can thiệp y tế. Tiểu đường type 2 tiềm ẩn rủi ro biến chứng sang:

Các biến chứng cấp tính:

  • Hạ đường huyết, xảy ra khi mức đường huyết giảm thấp hơn 3.6 mmol/l. Người bệnh cảm thấy đói cồn cào, bủn rủn tay chân, mệt mỏi, choáng váng, vã mồ hôi, hồi hộp, đánh trống ngực. Có thể dẫn tới hôn mê, thậm chí tử vong nếu không can thiệp y tế.
  • Nhiễm toan ceton hay nhiễm độc do máu bị toan hóa do nồng độ axit máu cao. Có thể dẫn đến tử vong.
  • Tăng áp lực thẩm thấu. Đây là biến chứng nặng nhất, có nguy cơ tử vong cao.

Các biến chứng mạn tính:

  • Gặp vấn đề về thính giác không rõ nguyên nhân.
  • Tổn thương da lâu lành, dễ bị nhiễm trùng hơn bình thường.
  • Biến chứng thần kinh ảnh hưởng đến đây thần kinh. Có thể gây hoại tử chân và các rối loạn tình dục khác.
  • Biến chứng tim mạch có thể gây đột quỵ.
  • Dễ dẫn đến suy thận mạn, buộc phải lọc máu, ghép thận.
  • Hư mạch máu nhỏ ở phía sau mắt gây bệnh võng mạc, mất thị lực.
  • Ảnh hưởng đến giấc ngủ như ngủ gà, khó ngủ.
  • Trầm cảm.

Kiểm soát và phòng ngừa tiểu đường thế nào?

Các cách kiểm soát tiểu đường:

  • Ăn uống lành mạnh: Lựa chọn thực phẩm ít đường, nhiều rau và trái cây. Hạn chế ăn thực phẩm nhiều tinh bột và chất béo không lành mạnh.
  • Tập thể dục đều đặn: Cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Có thể đi bộ, bơi lội, đạp xe.
  • Giảm cân: Nếu bạn thừa cân, giảm 5-7% trọng lượng cơ thể có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Kiểm tra đường huyết thường xuyên: Theo dõi mức đường huyết để kịp thời phát hiện bất thường.
  • Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị.

Phòng ngừa tiểu đường bằng cách:

  • Duy trì cân nặng hợp lý.
  • Ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều rau quả, chọn thực phẩm ít đường và ít chất béo.
  • Tập thể dục đều đặn: Duy trì lối sống lành mạnh, vận động ít nhất 150 phút mỗi tuần.
  • Kiểm soát căng thẳng. Có thể lựa chọn các phương pháp thư giãn như yoga hoặc thiền.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Giúp phát hiện sớm và điều trị bệnh tiểu đường trước khi trở nên nghiêm trọng.

Lời kết

Tiểu đường có thể được phân chia thành các cấp độ tiểu đường khác nhau dựa trên mức độ kiểm soát đường huyết và triệu chứng. Việc xác định đúng các cấp độ tiểu đường hỗ trợ việc đưa ra các chiến lược điều trị phù hợp.

 

Xem thêm: Tiểu đường 80 có nguy hiểm không?